27 tháng 4, 2013

Chúng ta nên học tập người H'mông

Đêm lướt mạng thấy có bài thơ, chẳng thấy đề tên tác giả, kể chuyện anh chàng người mèo (H'mông) bênh cô giáo mà cãi Trưởng phòng giáo dục, thấy lý lẽ của anh ta sắc sảo quá, nhân văn quá, đáng để người kinh chúng ta học tập trong ứng xử với nhau. Xin giới thiệu để các bạn cùng thưởng thức. (NCT)

CÁI LÝ NGƯỜI MÈO

Có cô giáo miền xuôi lên vùng cao dạy học
Tuổi thanh xuân chôn giữa chốn rừng già
Tuổi hăm vùn vụt trôi qua
Tuổi băm ào ào ập tới
Không có tiền thưa gửi làm sao được chuyển vùng.
Bỗng một hôm Trưởng phòng gọi cô giáo đến
Thấy bụng cô giáo lùm lùm
Ái chà chà gay thật!
Hội đồng họp liên tục
Phải kỷ luật, kỷ luật
Kẻ giáo ít, dục nhiều!
Cô giáo bước liêu xiêu
Nước mắt nhòe nước mắt.

Có chàng trai chân đất
Người con của núi rừng
Lưng cài con dao sắc
Đến trước mặt Trưởng phòng
Mày hãy nghe tao hỏi
Giết người có tội không?
Trưởng phòng cười ung dung
Giết người là trọng tội,
Nếu giết người là trọng tội
Vậy làm ra người thì sao?

Cái lý người Mèo tao
Hẳn là mày phải biết
Cô giáo thích đứa con
Lẽ nào tao lại tiếc,
Con gấu trong rừng không cho cô giáo được,
Không tham ô Nhà nước
Chẳng ăn cắp của ai
Tao rút từ trong người
Tao tặng cho cô giáo.

Trưởng phòng cười mếu máo
Cúi đầu chắp hai tay
Bụng thằng Mèo nói phải
Tao cố làm theo mày.

17 nhận xét:

  1. Nặc danh09:43 28/4/13

    Anh trai người mèo có tấm lòng nhân hậu quá. Các anh người kinh như thế. Chắc bỏ của chạy lấy người rồi. Đã chẳng giúp được chị em lại còn bàn chuyện kỷ luật. Thật vô nhân đạo.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh16:03 28/4/13

    Sao anh Mèo ấy không mang hẳn cô giáo ấy về nhà mình làm vợ nhỉ, mà chỉ "rút từ trong người ... tặng cho cô giáo"?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì anh người mèo đã có chị người mèo đẻ con cho rồi. Thương cô giáo người kinh muốn có con mà con gấu trong rừng không cho được, mấy cha người kinh thì sợ kỷ luật không chịu cho, nên anh ta rút trong người ra cho thôi. Cái lý người mèo là thế.

      Xóa
    2. Nặc danh16:17 28/4/13

      Em cũng đoán là anh Mèo có chị Mèo rồi, nhưng anh Mèo ấy nhân hậu lại có lí lẽ, làm gì chả tìm được lí đưa cô giáo về nhà mình. Chị Mèo chắc cũng dễ cảm thông thôi mà. Sợ gì mấy người "giáo ít, dục nhiều" ấy!

      Xóa
    3. Chắc là cô giáo người kinh không muốn về ở nhá sàn với anh người mèo thôi. Cô ấy còn hy vọng được về xuôi cho con mình đỡ khổ.

      Xóa
  3. Lưu ý: các bạn lên vùng HMÔNG mà nói họ là người Mèo là họ không thích đâu, có khi còn bị ném đá đấy !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc gọi tên dân tộc Mông đã có Công văn của Văn phòng Chính phủ. Tôi nhớ hồi làm báo, đã đọc cái công văn này, không được gọi là Mèo (miệt thị), Hmông, H'mông, mà phải gọi là Mông. Chính thức là Mông. Xin lưu ý các bạn như vậy (NXH)

      Xóa
  4. Nặc danh21:28 28/4/13

    Em không rõ cái Công văn của văn phòng Chính phủ qui định gọi tên dân tộc Mèo là Mông, nếu mình không theo thì có bị nhà nước phạt không. Nhưng em thấy gọi là Mèo còn hay hơn là Mông.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Nặc danh 21.28 thân mến. Việc xưng danh rất không đơn giản nhé. Nếu bạn lên vùng Mông, gọi họ là Mèo, tức là bạn miệt thị họ, họ sẽ đối xử với bạn thế nào tôi không đoán được. Chữ "Mèo" hình như được giải thích là, ngày xưa, người Pháp thấy trang phục người Mông có khoang khoang (tay áo) và hoa văn giống con mèo, nên gọi là Mèo. Tương tự như Trung Quốc và Pháp gọi nước ta là An Nam, có ai thích không? Tôi đã làm báo, và nhìn thấy cái công văn quy định gọi dân tộc Mông, vì người dân tộc đó tự nhận mình là Mông, gọi họ là Mông thì họ chấp nhận. Còn chuyện Hờ Mông, H'mông cũng không biết là xuất xứ từ đâu. (NXH)

      Xóa
    2. tao người Mông, thỉnh thoảng ra người có thằng gọi tao là người Mèo tao đấm vỡ mồm nó. nhưng có một thằng tao tức lắm nhưng tao không đánh nó vì nó đang là thầy giáo của tao ( trưởng khoa Xã hội chủ nghĩa) của một trường Đại học có tiếng ở HN hảng hoi, nhưng kiến thức phải nói là đẽo bằng tao một nửa, biết gì về người Mông mà mở mồm ra toàn nó xấu người Mông, tao đéo chấp thằng Ngu đấy, và chắc nó cũng đẽo biết trong lớp nó đang dậy đấy cũng 2 thằng người Mông đang ngồi học ở đấy. nhưng lưu ý các bạn lần sau gọi tử tế nhé, Hmong hoặc Mông nha.

      Xóa
  5. Nặc danh21:46 28/4/13

    Đây là bản tin của Tạp chí Dân tộc, thuộc Ủy Ban Dân tộc: "...Vậy đọc và viết thế nào cho đúng? Từ năm 1978 trở về trước gọi là dân tộc Mỡo; trong các văn bản, sách báo cũng viết là Mèo, đây là cách gọi lệch âm từ “Mẹo”; “Meo” hay Miêu của các nước láng giềng và các dân tộc anh em khác. Còn tên người Mông tự gọi từ xưa đến nay và ở bất cứ nơi đâu đều là Mông. Tại Hội nghị cốt cán, dân tộc Mông năm 1978 đã chính thức gọi tên dân tộc này là dân tộc Mông. Từ đó về sau các văn bản của Đảng và Nhà nước đều viết là “Mông”. Thông báo số 02/TB ngày 03/01/1992 của văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về kết luận của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) tại Hội nghị vùng cao và dân tộc Mông cũng viết là Mông; Chỉ thị 45-CT/TW ngày 23/9/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VII) cũng đã ghi là “Chỉ thị về một số công tác ở vùng dân tộc Mông”. Một số bài báo, bài diễn văn của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đều dùng từ “Mông”; Hội Đồng Dân tộc của Quốc Hội (khoá X) đã có công văn số: 09-CV/HĐDT ngày 04/12/2001 về việc đề nghị đọc đúng tên và khái niệm về dân tộc, công văn nêu rõ: “Tên gọi dân tộc Mông, nếu viết bằng chữ phổ thông là ngôn ngữ chính thức của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì viết là dân tộc Mông”.

    Như vậy, cách viết và đọc như nêu ở trên người đọc sẽ hiểu là có 3 dân tộc khác nhau (H’Mông, HMông, Mông). Thiết nghĩ đây là một vấn đề rất dễ nhạy cảm, là bản sắc văn hoá, là truyền thống, là lịch sử của dân tộc, là mối quan hệ của khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, nên cách viết và đọc cần có sự thống nhất và đúng.

    Read more: http://www.cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=7677#ixzz2Rllb1q8H"

    Trả lờiXóa
  6. Tôi đã có lần chứng kiến và phải thay mặt đơn vị xin lỗi đồng bào về chuyện này rồi. Cách đây hơn 10 năm, khi ấy tôi làm việc ở một đơn vị xây dựng giao thông, có tham gia thi công ở vùng đồng bào Mông. Một cậu cán bộ kỹ thuật trẻ, khi tiếp xúc với dân bản đã gọi họ là Mèo, họ nói lại "Mày gọi tao là con mèo thì tao gọi mày là con Kinh". Không rõ thế nào sau đó cãi nhau to suýt nữa thì đổ máu đấy .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh07:02 29/4/13

      Eo, sợ thế! Vâng, Vậy thì giờ em không dám gọi người Mèo là người Mèo nữa, mà gọi là người Mông cho quen, nhỡ có dịp gặp họ thì sao? Nhưng như thế thì bài thơ mà anh NCT sưu tầm, tác giả của nó hẳn không phải là người Mông rồi. Vì " chàng trai chân đất/ Người con của núi rừng" ấy nói "Cái lí người Mèo tao ...". Mà cái ông/ bà là Trưởng phòng Giáo dục ấy hình như cũng không sợ bị đánh hay sao mà dám nói "Bụng thằng Mèo nói phải"?
      (ND21:28)

      Xóa
  7. Tôi cũng rất quan tâm tìm hiểu về dân tộc H'mông, vì họ có nhiều tập quán đặc biệt và rất nhân văn như phong tục "chợ tình" là một ví dụ. Đúng là Chính phủ trong một số văn bản có định danh dân tộc "Mông" là một trong số 54 dân tộc ở Việt Nam. Nhưng chính người mèo khi tôi gặp và nói chuyện, họ viết chữ dân tộc "H'mông", một số công trình nghiên cứu như "Người H'mông ở Việt Nam" xuất bản tại Hà Nội năm 2005 hay cuốn sách "Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số của Lò Giàng Páo(NXB Văn Hóa - 1997)cũng đều viết là dân tộc H'mông, người H'mông. Có lẽ cần thống nhất cách viết cho phù hợp với ngôn ngữ của họ. Tôi cho rằng, mấy ông chuyên viên Chính phủ thấy chữ "H" không được phát âm khi người ta đọc chữ "H'mông" nên mạnh dạn trình Thủ tướng (hay Chủ tịch HĐBT trước đây) ký văn bản định danh họ là người "Mông" thôi (NCT).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh10:29 23/4/14

      Những chuyện kiểu này, giờ chả ai bàn luận. Mọi người giờ quan tâm tới những gì nhỉ?

      Xóa
    2. Phải chăng sự nghèo nàn về vật chất dẫn đến nghèo nàn văn hóa làm người ta chẳng hơi đâu mà đi bàn luận, ND 10:29. Vì thế hết ngày thơ lại đến ngày sách, rồi xây dựng văn hóa đọc là những cái ngày xa xưa rất thịnh hành mà bay giờ biến đâu hết cả?

      Xóa
  8. Nặc danh11:19 10/2/15

    Toi xin noi voi moi nguoi la moi con nguoi,hay moi dan toc deu co long tu trong,ko nen xuc pham ten dan toc nguoi ta.neu nguoi kinh ma goi theo tieng hmong thi chac cac ban thich lam.tu kinh trong tieng hmong duoc dich la khi day may ah chi ro chua a!

    Trả lờiXóa

Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.