Cách đây 30 năm khi còn trong quân ngũ, đóng quân ở vùng rừng núi Viêt Bắc, những buổi chiều tà thường mang đến cho tôi cảm xúc lạ, bởi vẻ đẹp kỳ ảo và hoang dại của núi rừng. Trong tâm trạng ấy tôi đã viết bài thơ gửi gắm tâm tư, tình cảm của một người lính xa nhà. Nay đã ở tuổi xế chiều, đọc lại bài thơ càng thấy tâm trạng. Xin các bạn đừng nghĩ rằng, tôi viết bài thơ này vì một cô CHIỀU nào đó nhé. (NCT)
TÂM SỰ VỚI CHIỀU
Ta yêu Chiều, yêu lắm Chiều ơi
Hoàng hôn dệt những mảnh trời huyền ảo
Nơi ta đứng bỗng trở thành ốc đảo
Nắng dồn về lưu luyến chia tay.
Có những chiều làm ta say ngất ngây
Thung lũng níu chân đàn trâu về bản
Tiếng mõ trâu chen tiếng chim gọi bạn
Ngân lên quanh ta bản nhạc không lời.
Có những chiều sao thấy bồi hồi
Em bé thẩn thơ chờ mẹ đầu ngõ nhỏ
Xôn xao, xôn xao lòng ta sóng vỗ
Xanh thẳm rừng già nhớ xóm làng xa.
Có những chiều ru khói bếp la đà
Hương nếp mới nao lòng người ra trận
Thương mẹ già suốt đời lận đận
Chút thảnh thơi chiều cứ dành để phần con.
Có những chiều cho ta ghé môi hôn
Phong thư mỏng từ nơi em gửi đến
Chiều như em, ánh mắt cười xao xuyến
Chiều hẹn hò thắp lửa trái tim ta…
Ta biết rồi Chiều cũng sẽ dời xa
Vạt nắng rớt chẳng thể nào giữ được
Chiều hãy gọi dùm sao sớm mọc
Để hồn ta khỏi lạc lúc chiều tan…
(NCT, 1983-2013)
Việc gì anh phải thanh minh rằng "Xin các bạn đừng nghĩ rằng, tôi viết bài thơ này vì một cô CHIỀU nào đó nhé" hả anh NCT? Em thì thấy anh đúng là viết tặng cô CHIỀU rồi! Đúng như anh nào đã đoán về cái tên NC của anh: Người Hưng Yên nhà anh nói ngọng, lẽ ra phải là LC, và đó là Lam Chiều. Anh đang tâm sự với cô Lam Chiều.
Trả lờiXóaTôi cũng nhất trí với bạn ND 07:42. NCT bảo: tưởng là Chiều mà không phải Chiều. Tôi đọc thơ lại thấy: tưởng không phải Chiều hóa ra lại là Chiều. Bài thơ hay mà đa nghĩa đấy. Cám ơn nhiều (LPT)
Trả lờiXóaNCT buồn vì "Chia tay hoàng hôn" à? Ngày nào chả có chiều? Hết chiều nay lại có chiều mai mà, anh tha hồ ngắm hoàng hôn. Chỉ có điều, ngồi ngắm CHIỀU, ở phố người nhiều, anh có còn thấy hồn mơ màng phiêu diêu ...?
Trả lờiXóaEm muốn đổi vị trí một từ trong bài thơ của anh quá, anh NCT ạ:
Trả lờiXóaNắng dồn về lưu luyến chia tay.
Có những chiều làm ta ngất ngây say
Nhất trí với đề xuất rất hay của bạn ND 8:49. Tôi sẽ sửa, cảm ơn bạn đã đồng cảm. (NCT)
XóaTheo mình cứ để nguyên vì 4 câu trên đã ngắt rồi. Xem ra "say ngất ngây" nó mới say lâu!
XóaEm để ý thấy bài thơ này đúng là NCT muốn nói về một tình yêu với cô gái nào đó (CHIỀU???).Mọi người hãy đọc và liên tưởng cách dùng từ ở câu đầu mỗi khổ thơ mà xem. Bắt đầu từ "Yêu Chiều" tới "say ngất ngây" rồi "bồi hồi" sang "la đà" tiếp đến "hôn" và cuối cùng là "dời xa". Một mối tình đẹp nhưng không đi tới đích phải không anh NCT?
Trả lờiXóaKhông, anh E 10:22 ạ, 4 câu trên dù ngắt ra thì vẫn phải hiệp vần với câu dưới, vậy từ "say" chuẩn vần hơn. Nhưng điều quan trọng nhất, là trạng thái "ngất ngây" cơ, nó làm rõ cho "say" mà. Theo qui tắc tạo nghĩa Tiếng Việt, thì thường là cái gì được đảo lên trước, nó sẽ có ý nhấn mạnh hơn.
Trả lờiXóaNGẤT NGÂY SAY HAY SAY NGẤT NGÂY?
Trả lờiXóaPhải nói thẳng thắn rằng, bài thơ TÂM SỰ VỚI CHIỀU của NCT có cảm xúc ở mức độ vừa phải nhưng kỹ năng biểu cảm thì đã đạt tới trình độ khá cao. NCT đang tiến dần tới một nhà thơ thực thụ, làm thơ bằng kỹ năng là chính chứ không phải viết ra những lời thơ từ đáy lòng, từ con tim để tôi có thể cảm nhận được tâm trạng của anh khi làm thơ thế nào!
Tôi không nghĩ bài thơ này là nguyên tác từ 30 năm trước. Chắc chắn rằng, NCT đã tu sửa bổ sung thêm cho phù hợp với tâm trạng tuổi xế chiều. Bài thơ có sự đan xen giữa hiện tại với quá khứ, giữa hư và thực, giữa cảnh và người đã làm cho các bạn phải tranh luận, phải tìm hiểu, phải nghi ngờ. Cách viết lời dẫn bài thơ “ xin các bạn đừng nghĩ...” lại buộc người ta phải nghĩ. Đó là một cách câu khách NCT vẫn hay dùng.
Trong bài thơ, chỉ có hai khổ đầu và cuối là thực tại. Các khổ thơ khác đều nói về quá khứ, tác giả hồi tưởng lại. Theo thiển nghĩ của tôi, đây đúng là lời tâm sự, ôn lại kỷ niệm về mối tình với một cô gái, có lẽ là ở quê hương, nơi “xóm làng xa”. Họ đã yêu nhau, đã có những kỷ niệm cùng nhau, hẹn hò rồi mà không thể đi tiếp, phải chia tay nên tác giả cảm thấy buồn. Không phải buồn vì thất tình như “Ảo ảnh” hay “Lời trăng trối trên xa mạc”. Nỗi buồn ở đây đã được chế ngự, bởi nhân vật trữ tình “ta” chủ động chia tay, vì anh biết chiều đã sắp tan, không thể giữ được “vạt nắng rớt” khi “nắng dồn về lưu luyến chia tay” mặc dù hoàng hôn thật đẹp, bầu trời thật huyền ảo, nhưng bóng đêm đã sắp phủ xuống rồi.
Tình yêu đã đem lại cho nhân vật “ta” những cảm giác thật kỳ diệu mà chỉ khi yêu người ta mới cảm nhận được. Ai đã từng là lính sẽ hiểu buổi chiều với người lính trực chiến trong thời bình nó thảnh thơi, nó lãng mạn thế nào?
Người lính khi đang yêu sẽ thấy yêu mọi thứ! Anh ta say cảnh chiều tà trên thung lũng khi đàn trâu bị lùa trở về bản cố nán lại gặm thêm chút cỏ. Anh ta cảm thấy “bồi hồi” khi nhìn những đứa bé tha thẩn chờ mẹ đi làm về ở đầu ngõ lúc xâm xẩm tối, rồi “bồi hồi” nhớ làng quê của mình. Anh ta “nao lòng” khi ngửi thấy hương nếp mới từ khói bếp nhà ai đó, rồi liên tưởng tới mẹ mình ở quê xa đang nhớ thương con, dành cho con “chút thảnh thơi chiều”. Đặc biệt nhất là những chiều nhận được thư em. Trước khi mở thư ra đọc phải ngửi, phải hôn một cái. Lính là thế! Tôi nghĩ nguyên tác bài thơ lúc đầu có lẽ chỉ dừng lại ở đây: “chiều hẹn hò thắp lửa trái tim ta...”. Bởi chẳng có ai đang yêu tha thiết thế lại nghĩ đến chuyện sẽ dời xa người yêu mình cả.
Vì vậy, có thể khẳng định khổ cuối bài thơ mới được viết vào năm 2013, khi mối tình kia đã như chiều vỡ vụn, tan vào màn đêm quên lãng. Bây giờ tác giả “giải mật” công bố với mọi người. Tại sao lại có thêm hai câu thơ: “Chiều hãy gọi dùm sao sớm mọc/Để hồn ta khỏi lạc lúc chiều tan...”?. Hình như sau nhiều năm, thi sĩ vẫn luyến tiếc, muốn níu kéo lại mối tình xưa!
Có thể nguyên tác bài thơ sẽ lạc quan hơn. Cũng có thể ở thời điểm 30 năm trước tác giả đã viết “ngất ngây say”. Nhưng ở thời điểm công bố bài thơ (2013), tâm trạng tác giả đã có nhiều thay đổi. Ngoài việc bổ sung khổ thơ cuối, chắc chắn cũng có những chỉnh sửa nhất định để tạo sự thống nhất về mặt biểu cảm trong toàn bài. Với giọng thơ tự sự, hơi buồn như vậy tác giả sử dụng “say ngất ngây” là phù hợp. Bởi cái “say” ngày trước đã nhạt đi nhiều khi được hồi tưởng lại sau một thời gian dài quên lãng.
Em cũng thắc mắc quá, khi mà bài thơ được anh NCT ghi 2 thời điểm cách nhau tới 30 năm (1983 - 2013). Điều gì đã khiến thi sĩ trở lại TÂM SỰ VỚI CHIỀU sau 30 năm? Tôi lại nghĩ khác thichdochtho, tôi cho rằng: Chiều ở nơi rừng núi Việt Bắc xưa đã đẹp và nên thơ, khiến tâm hồn lãng mạn của thi sĩ bay bổng như cánh diều. Nhưng CHIỀU khi đó vô hình với bóng "hoàng hôn", với "phong thư" từ nơi xa tít tắp. Còn bây giờ, hẳn là CHIỀU nơi thành phố đẹp hơn nhiều, sống động hơn nhiều, bởi CHIÈU biết "gọi ... sao mới mọc". Sau 30 năm, NCT yêu cuộc sống thành phố hơn, thích CHIỀU ở phố hơn.
XóaBài thơ này NCT phải viết 30 năm mới xong nên chắc ẩn chứa nhiều suy tư lắm!
XóaTôi nhất trí rằng: Bài thơ TÂM SỰ VỚI CHIỀU của NCT là một bài thơ tình, tâm sự với một cô CHIỀU nào đó. Nhưng tất cả đã là quá khứ rồi. Tôi không thích cái kiểu võ đoán của ông họ THÍCH, khi mà bài thơ tình nào của NCT, ông cũng bảo đó là thơ NCT viết cho người yêu cũ, hoặc là "luyến tiếc, muốn níu kéo mối tình xưa". Tôi nhớ là, ông rất nhiều lần gán cho NCT điều đó rồi!
Trả lờiXóaHoàng hôn tím giăng mờ - CHIỀU đẹp quá!
Trả lờiXóaSao đang yêu, anh lại nói chia tay?
Sao lại xa dời khi hồn ngất ngây say,
Để tuổi xế chiều, lại nhìn CHIỀU xao xuyến?
Em rất thích hai câu thơ:
Trả lờiXóaThương mẹ già suốt đời lận đận
Chút thảnh thơi chiều cứ dành để phần con.
Nó cho ta thấy sự hy sinh của mẹ lớn lao quá. Mẹ chẳng giữ riêng cho mẹ một chút gì, chỉ nhận về mình sự "lận đận", vất vả thôi.
hihi, đúng là điều gì bác NCT cũng có thể làm thơ được, rất đúng phong cách của một thi sĩ có thâm niên :))) cố gắng phát huy tiếp bác nhé :))
Trả lờiXóaCháu: Thủy Bùi
Tôi thì không nghĩ như mọi người, bác NCT không có cô CHIỀU nào cả, bác ta nằm trên cái chiếu trải dưới đất và nghĩ ra thơ thôi, dù sao thì bác NCT vẫn là người có đầu óc do thái, thông minh uyên bác.... tôi thật sự hâm mộ
Trả lờiXóaBây giờ ở tuổi xế chiều bạn nên làm thơ tặng bà lão nhà mình, đừng nhớ nhung mơ mộng cô NC và cô CHIỀU nào nữa nhé... thingr thoảng đưa bà lão đến nhà bác Hưng chơi, thế lào cũng có nho Mỹ và táo Úc mang về.... hi hi
Trả lờiXóaChiều về ta lại nhớ CHIỀU
Trả lờiXóaCồn cào vạt nắng xế chiều CHIỀU ơi!
Hoàng hôn tím sẫm chân trời
Nhờ chiều nhắn giúp mấy lời nhớ mong...
Bốn câu thơ này đã tạo thành một bài thơ tứ tuyệt rồi. Tác giả nên đặt riêng thành bài đi. Có thể đặt tên bài thơ là NHỚ. Cái nhớ trong bài thơ 4 câu này mới ghê gớm làm sao. Nhớ đến "cồn cáo vạt nắng xế chiều" thì bây giờ tôi mới gặp đấy. Bài thơ rất độc đáo cũng có chiều và CHIỀU như bài thơ của NCT mà cô đọng hơn, nhớ nhung hơn. (LPT)
Xóa