27 tháng 8, 2013

Bài thơ đầu tiên của Trần Đông Phong

Trần Đông Phong, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp là một trong số rất ít chuyên gia am hiểu chữ Hán ở Việt Nam. Anh vừa xuất bản tuyển tập thơ Đường luật CẢM DIÊM THẦN viết trực tiếp bằng chữ Hán (tác giả trực tiếp dịch nghĩa tiếng Việt và tiếng Anh) khiến các nhà thơ và các nhà Hán học phải kính nể. Sau khi được nghe giới thiệu và xem blogE, Anh có thư gửi Ban biên tập giới thiệu bài thơ đầu tiên anh viết theo thể thơ Đường luật cách đây 30 năm. BBT xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc BlogE bài thơ này và mong Thi sĩ Trần Đông Phong tiếp tục là một cộng tác viên tích cực của blogE thông qua việc giới thiệu các bài thơ Đường luật mới của anh cũng như các bài thơ Đường cổ anh dịch từ nguyên tác.(BBT)

Thân gửi anh Ngô Công Thành,
Hôm qua đang nói chuyện điện thoại với anh thì có việc phải đi. Bây giờ mới ngồi lại nói tiếp bằng bàn phím computer. Lúc trước đang nói về bài thơ đầu tiên tôi làm cách nay 30 năm, cũng vào thời gian hè. Lúc đó tôi mới ra trường, đi làm,  được Cơ quan phân công về Văn phòng đại diện tại Hải Phòng hai năm, kiêm luôn việc ở Quảng Ninh. Nên thường đi Quảng Ninh. Đi tầu thủy từ Bến Bính và phải mang theo xe đạp để tiện đi lại. Bến tầu đông, ai cũng cố chen để vào khoang có chỗ ngồi, nếu không thì phải lên boong chịu nắng gió. Từ Bến Bính tầu chạy quanh co hơn tiếng đồng theo con sông có hình dạng đúng như tên gọi của dân địa phương là Ruột Lợn. Đến cửa biển tầu chuyển hướng bắc chạy vào vùng biển của vịnh Hạ Long. Cảnh đẹp vô cùng, biển xanh biếc, đảo như núi nhấp nhô trông như tranh vẽ. Sau này xem phim Đông Dương (L’indochine) của đạo diễn điện ảnh Pháp Regis Wargnier có diễn viên Catherine Deneuve đóng vai chính, tôi cũng thấy lại cảnh vịnh Hạ Long như vậy. Thỉnh thoảng lại thấy cá heo nhẩy vọt lên không, cạnh mấy chiếc thuyền câu trông rất thú vị. Người ta nói đấy là cá heo đang tranh cá với ngư dân. Nay cảnh này chắc chẳng còn nữa. Đến Bến Hòn Gai, cầu tầu hẹp, tầu này lui ra, tầu khác mới vào được. Người ta bắc mấy tấm gỗ làm cầu nối thành tầu và bờ. Sóng xô thân tầu rập rình, phải hết sức chú ý để không bị trượt chân. Xuống tầu, đạp xe trên Thị xã Hòn Gai lúc bấy giờ, nay là Thành phố Hạ Long, không hiểu sao tôi vẫn thích tên Hòn Gai hơn. Chợt nhìn thấy quả núi ngay thị xã, hỏi ra mới biết đây là núi Bài Thơ, liền nhớ lại chuyện xưa. Núi này vốn tên là Truyền Đăng, nhiều thi nhân đã qua đây làm thơ đề vách đá, nên được gọi là núi Bài Thơ.
Dù đã khá mệt sau chặng đường mấy tiếng đồng hồ trên tầu thủy, nhưng ý muốn đọc thơ cổ nhân thôi thúc phải đi đến tận nơi xem. Hỏi đường vòng vèo một lát thì đến. Lúc đi hào hứng bao nhiêu, đến nơi thì thất vọng bấy nhiêu. Trên vách núi thơ của người xưa còn đấy, chữ còn, chữ mất, nước rỏ giọt chảy dài từng vệt trông rất thê lương. Năm ngoái nhân dịp đi Quảng Ninh về mấy dự án nhiệt điện, tranh thủ ghé qua, thấy cảnh cũng vẫn thế. Thật đáng tiếc, cảnh vật giá trị như thế mà để hoang phế.
Quay trở lại năm 1983, về nhà khách của tỉnh, nằm nghĩ ngợi. chợt có mấy ý thơ, nay vẫn còn nhớ, viết ra đây anh xem nhé.


TỨC CẢNH HẠ LONG


Bến Bính chen chân vội xuống tầu

Quanh co Ruột Lợn một hồi lâu
Cá heo tranh cá đầu ngọn sóng
Chài lưới giăng hàng mũi thuyền câu
Chiếc tới chiếc lui tầu cập bến
Lớp sau lớp trước sóng xô tầu
Bài thơ vách đá nay còn mất
Bên núi Truyền Đăng đọc cổ thi.
                          (TĐP - Hè 1983)
 
  


106 nhận xét:

  1. Nặc danh07:51 28/8/13

    Em thấy làm thơ Đường luật thật khó, giờ chẳng mấy người làm, báo Văn thơ cũng không tháy đăng. Anh Trần Đông Phong chuyên làm thơ thể loại này lại viết trực tiếp bằng chữ Hán thì quả là đáng bái phục. Bài thơ đầu tay anh viết có cảm xúc nhưng hình như vẫn chưa chỉnh về niêm luật. Mong được tác giả giải thích thêm về hai cặp câu thực và luận để em hiểu thêm ý bài thơ và niêm luật của nó được không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh12:40 28/8/13

      Bạn chỉ ra chỗ nào chưa chỉnh về niêm luật. Bài này âm vận, bằng trắc, đối luật đều chỉnh. Câu 3 và 4, câu 5 và 6 là hai đôi câu đối chỉnh cả từ lẫn nghĩa. Câu 3,4 thấy cá heo, sóng, chài lưới ấy là thực trong phiêu du trên biển. Câu 5,6 có tới, lui, sóng xô ấy là luận về cuộc sống bon chen, vất vả. Điệp từ chiếc...chiếc và lớp...lớp làm câu thơ thêm sinh động.

      Xóa
  2. Ngày hôm nay số lượt truy cập blogE sẽ vượt qua con số 90.000. Bạn nào trúng số 90.000 chắc là sẽ gặp nhiều may mắn trong tháng tới (ví dụ có lộc, được tăng lương hay thăng chức hoặc gia đình có điều vui đến). BBT

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh10:38 28/8/13

    Bài thơ ngày xưa xưa của anh Phong, chỉ có giá trị đồ cổ, sao không post những bài bây giờ, khi trình độ của anh ấy thâm hậu rồi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là bài thơ thể Đường luật duy nhất Trần Đông Phong viết bằng tiếng Việt. Bạn đọc có thể hiểu được và bình luận xem hay dở chỗ nào? Những bài thơ sau này đều viết trực tiếp bằng tiếng Hán, BBT sẽ trao đổi với anh Phong để mở những cuộc thi dịch thơ Đường luật của Trần Đông Phong trên blogE, trên cơ sở những bài thơ chữ Hán của anh đã được anh dịch nghĩa tiếng Việt nhưng chưa thành thơ. Bạn nào dịch hay Trần Đông Phong sẽ thưởng. Ngày xưa tôi công tác cùng với Trần Đông Phong, mỗi khi mình có câu nói hay làm anh thích anh đều mở ví thưởng liền. Mấy thằng chuyên viên chúng tôi suốt ngày ngồi nghĩ "lời hay ý đẹp" tặng anh nhưng phải thật tự nhiên, lộ liễu quá là mất thưởng. Biết đâu có bạn bình bài thơ này hợp ý tác giả lại được Trần Đông Phong chiêu đãi hay thưởng phong bì đấy (NCT)

      Xóa
    2. Nặc danh13:52 28/8/13

      Đọc lời dẫn thơ anh TĐP nói đến phim Đông Dương và Catherine Deneuve chợt nhớ, hai Chủ nhật vừa rồi trên VTV1 lúc 21 giờ chiếu phim Mayerling về Hoàng gia Áo năm 1889. Trong phim Catherine Deneuve đóng vai Hoàng hậu Áo, đẹp và hay.

      Xóa
    3. Bài thơ này của TĐP đã có 425 lượt truy cập vào xem với 82 nhận xét tính đến 17:00 ngày 01/10/2013. Anh Phong thông báo bạo nào truy cập vào đọc lần thứ 500 sẽ được anh tặng sách thơ Cảm Diêm thần. Xin đọc giả blogE lưu ý (BBT)

      Xóa
    4. Nặc danh17:10 1/10/13

      Nhất trí

      Xóa
    5. Tôi đã nhận được hai cuốn sách anh TĐP gửi tặng. Sách in đẹp. Cảm diêm thần có nhiều ảnh TĐP đi thăm các danh lam thắng cảnh ở Trung Quốc và Việt Nam, nơi đã tạo cảm hứng thơ cho tác giả. Đường Thi Ngẫu tập thể hiện tài năng dịch thuật thơ Đường của TĐP thật đáng kính nể. Cám ơn anh TĐP đã gửi đến cho tôi tình cảm nồng thắm từ Hà Nội.
      Các bạn cố gắng truy cập blog E xem, nếu trúng số 105.000 hoặc lần thứ 500 truy cập bài thơ đầu tiên của TĐP, được tác giả tặng sách lưu niệm sẽ thấy rất vui. (LPT)

      Xóa
    6. Nặc danh23:30 1/10/13

      Chúc mừng LPT đã nhận được sách tặng

      Xóa
    7. Số lượt truy cập xem blogE đã vượt qua ố 105.000 mà không có đọc giả được nhận quà lưu niệm của TĐP, vì không có ai ghi nhận xét vào thời điểm này hoặc lân cận với lượt truy cập này. LPT truy cập lúc 6:49 ngày 2/10 vào lượt truy cập thứ 104.960. Một bạn nặc danh truy cập và ghi nhận xét lúc 16:42, lượt truy cập thứ 105.141. Hiện nay số lượt truy cập bài thơ đầu tiên của TĐp đã đạt 453 lượt truy cập, chỉ còn 47 lượt nữa là tròn 500 lượt truy cập. Bạn đọc nào muốn được TĐP tặng sách thơ thì hãy truy cập xem bài và nhớ ghi nhận xét nhé (BBT)

      Xóa
    8. Thông báo Bài thơ đầu tiên của TĐP đã đạt 497 lượt truy cập. Bạn bấm nút truy cập lần thứ 500 sẽ được tác giả tặng sách thơ. BBT xin thông báo.

      Xóa
    9. Nặc danh16:56 10/10/13

      Em cứ bấm đại xem có trúng số 500 không nhé. Bây giờ mới vào blog nhưng từ lúc BBT thông báo chưa thấy ai comment, biết đâu mình lại trúng. Nếu trúng em đề nghị anh Phong tặng cuốn Đường Thi Ngẫu tập và hoa nhân ngày 20/10 cơ (Thu Hiền )

      Xóa
    10. BBT xác nhận bạn Thu Hiền truy cập lượt thứ 504 xem bài thơ đầu tiên của Trần Đông Phong. Việc đề nghị được tặng Đường Thi và Hoa của bạn phải chờ anh TĐP quyết định. Thu Hiền là chuyên viên Vụ QLQH, một độc giả thường xuyên của blogE (BBT)

      Xóa
    11. Chúc mừng Thu Hiền. Hứa gì tặng nấy.

      Xóa
    12. Nặc danh17:34 10/10/13

      Bật mí với Thu Hiền từ kinh nghệm của LPT và BT là nếu có bình luận ấn tượng thì cuốn ĐTNT là trong tầm tay.

      Xóa
  4. NCT đã trúng số 90.000 rồi nhé. nhận xét lúc 11:08 ngày 28/8/2013 (NCT)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh12:12 28/8/13

      Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  5. Đã có 2 người nhận trúng số 90.000 (!). Hãy nhớ lại chuyện ngày xưa nhận bắn rơi máy bay Mỹ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh12:15 28/8/13

      Ai nữa thế ?

      Xóa
    2. Mình không nhận bắn rơi máy bay đâu mà chỉ nhìn thấy may bay rơi lúc 11h 07 thôi!

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
  6. Xem lại nhận xét thứ 16 trong bài Kịch bản của hs lớp 7?

    Trả lờiXóa
  7. "Thỉnh thoảng lại thấy cá heo nhẩy vọt lên không, cạnh mấy chiếc thuyền câu trông rất thú vị. Người ta nói đấy là cá heo đang tranh cá với ngư dân."- Giờ cháu mới biết ngay trong vịnh Hạ Long có cá heo >_<"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh22:55 14/9/13

      Đấy là 30 năm trước, còn bây giờ Vịnh HL chỉ còn nước thôi.

      Xóa
  8. Nặc danh16:03 28/8/13

    Tại sao vần chủ của bài là vần ÂU sao câu cuối lại có vần I (bên núi Truyền Đăng đọc cổ thi), có nhầm lẫn gì không hả anh TĐP. Thơ đường luật sai vần thế này là không chấp nhận được đâu anh ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh22:33 28/8/13

      Không sao, vần i có thể đi với vần u, ây, ê được mà. Anh còn nhớ bài xuân oán của Kim Xương Tự không? Đả khởi hoàng oanh nhi
      Bất giao chi thượng đề
      Đề thời tan thiếp mộng
      Bất giác đáo Liêu Tây
      Tôi đã từng định đặt câu cuối của bài này là "Bên núi Truyền Đăng ngắm vịnh thu".
      Thực ra Đường Thi cho phép phá cách, miễn là không chối. Ví dụ bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu có nhiều chỗ thất luật:
      Câu 1: "Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ" theo luật chữ thứ 2 "nhân" là vần bằng, thì chữ thứ 4 phải là trắc, nhưng chữ "thừa" lại là bằng; tiếp theo chữ thứ 6 phải là vần bằng, nhưng lại dùng chữ Hạc là vần trắc. Thôi Hiệu không biết luật thi chăng?
      Câu 3, 4 không đối nhau: "Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
      Bạch vân thiên tải không du du"
      Thơ thất ngôn bát cú nếu có được 2 đôi câu đối hoàn chỉnh thì chuẩn. Nhưng Lý Bạch bài Anh Vũ Châu, câu 3, 4 không đối: Anh Vũ tây phi Lũng Sơn khứ
      Phương Châu chi thụ hà thanh thanh"
      Thiên hạ thì cho 2 câu này là tuyệt diệu. Tôi lấy chữ Thanh Thanh trong câu này để đặt tên cho con gái thứ 2.
      Tôi còn vài bài nữa thất luật một chút cho gai góc.

      Xóa
    2. Nặc danh22:49 28/8/13

      Em xin phép luận thêm với anh Trần (Em đoán ND 22:33 là anh TĐP không biết có phải không?). Bài thơ của Kim Xương Tự không phải thể thơ đòi hỏi niêm luật chặt chẽ như thể TNBC hay TNTT đâu ạ.
      Tuy nhiên, em đồng ý rằng thực tế làm thơ Đường luật cho phép phá cách, với điều kiện nó tạo nên tính nghệ thuật và giá trị biểu đạt cao.
      (HY)

      Xóa
    3. Nặc danh23:33 28/8/13

      Bài Xuân tứ của Lý Bạch, thơ ngũ ngôn gieo vần i rất chuẩn:
      Yên thảo như bích ti
      Tần tang đê lục chi
      Đương quân hoài quy nhật
      Thị thiếp đoạn trường thì
      Xuân phong bất tương thức
      Hà sự nhập la vi.

      Xóa
  9. Nặc danh17:22 28/8/13

    VỀ BÀI THƠ TỨC CẢNH HẠ LONG CỦA TRẦN ĐÔNG PHONG

    (Trần Hải Yến luận bàn)

    Hải Yến không biết mình viết lời bình bày có phải là việc làm “múa rìu qua mắt thợ”, tức là qua mặt những cây bút bình thơ của Blog E như N22, thichdoctho không? Nhưng bởi HY cũng thường có cảm hứng với cổ thi nên em cứ xin liều thêm một phen. Em nhớ mình đã từng dám bình rất dài bài XUÂN NHẬT TỨC SỰ của Đại sư Huyền Quang mà!
    Bình thơ Đường luật có cái dễ và cũng rất nhiều cái khó. Cái dễ là luật thơ dã được đặt ra từ đời Đường, muốn bình cứ đem chuẩn ra mà đối chiếu, khen chê gì thì cũng cơ bản là có chuẩn, bớt đi cái sự chủ quan ở nhiều chỗ. Còn khó là: Dù có luật nào thì bài thơ vẫn là một tác phẩm nghệ thuật. Mà tác phẩm nghệ thuật mang tính Đường thi, dù thơ dù họa, nó là những nét phác thảo, ít nét mà tinh, đậm tính chất của tranh thủy mặc. Người viết đã khó, người bình càng thấy khó hơn.
    Với khả năng có hạn của mình, HY xin bàn về bài thơ của anh TĐP trên bốn phương diện của thơ Đường luật.
    1/ Thứ nhất là Luật:
    Trong luật qui định có đối âm và đối ý. Đối ý thì có thể đối tương phản hay đối tương đồng đều được. Tôi nghĩ, về luật đối ý, bài thơ của anh TĐP và cơ bản là chuẩn. Còn đối âm là qui định về luật bằng (B) – trắc (T) của các tiếng (chữ)
    Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có hai thể (bằng và trắc), căn cứ vào chữ thứ nhì câu 1 mang thanh B hay T. Như thế, bài TỨC CẢNH HẠ LONG của TĐP là thất ngôn bát cú (TNBC) thể trắc. Và theo qui định B – T của thể TNBC, cho phép nhất tam nguc bất luận (tiếng 1,3,5 không cần theo luật) và nhị tứ lục phân minh (Tiếng 2,4,6) phải đúng luật, thì luật B, T của bài thơ TĐP viết, gần như chuẩn. Chỉ thất luật ở hai chữ. Cụ thể như sau:
    Theo luật, các chữ 2,4,6 của câu 3,4 phải là:
    BTB (thơ TĐP là BTT – thất luật ở chữ thứ 6 “ngọn”)
    TBT (Thơ TĐP là TBB – Thất luật ở thữ thứ 6 “thuyền”)
    Vì vậy, khi đọc hai câu này lên, ta có cảm giác âm thanh hơi bị “lạc giọng”.
    Tôi xin phép được chỉnh lại như sau:
    Cá heo tranh cá nơi đầu sóng
    Chài lưới giăng hàng chốn nước sâu
    Khi chỉnh như vậy, tôi cho rằng đối ý ở hai câu sẽ trở thành đối tương phản, chỗ này sẽ hay hơn đối tương đồng.
    2/ Thứ hai là niêm:
    Niêm là sự giống nhau về luật B – T trong các câu, đặc biệt là ở chữ thứ nhì, làm nên sự kết dính các câu thơ. Các cặp câu phải niêm là: 1-8, 2-3, 4-5, 6-7.
    Bài thơ của anh TĐP rất chuẩn về niêm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh17:23 28/8/13

      VỀ BÀI THƠ TỨC CẢNH HẠ LONG CỦA TRẦN ĐÔNG PHONG (tiếp)

      (Trần Hải Yến luận bàn)

      3/ Thứ ba là về vần.
      Theo qui định, vần có thể chấp nhận cả vần chính (giống nhau) và vần thông (gần giống nhau). Những tiếng cuối ở các câu 1,2,4,6,8 phải hiệp vần, nếu không sẽ là “thất vận”. Bài thơ của anh TĐP thất vận ở câu cuối. Chỗ này tôi không dám chỉnh vì sợ không đúng ý tác giả. Chỉ xin nêu ý kiến nhận xét như vậy thôi.
      4/ Thứ tư là bố cục.
      Bố cục 4 phần Đề - Thực – Luận – Kết, mỗi phần một cặp câu, nếu nói cụ thể thì rất phức tạp, chỉ xin bàn những nét chính.
      - Hai câu đề phải giới thiệu được thời gian, không gian, sự vật, sự việc … Tác giả cơ bản đã đạt được, tuy nhiên cái không gian được giới thiệu phải rõ nét HẠ LONG hơn nữa, vì bài thơ là TỨC CẢNH HẠ LONG mà.
      - Hai câu thực đã làm tốt nhiệm vụ trình bày, mô tả. Tác giả có thể tham khảo phần bàn bạc của tôi ở trên hoặc chỉnh lại luật hai câu này theo ý mình.
      - Hai câu luận cần nêu được suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về cảnh mình vừa tả thực. Nhưng tôi cho rằng ý luận bàn của Trần thi sĩ chưa thật rõ, mới gần như tả thực thôi. Nếu anh cho rằng đây là sự phá cách, phần tả thực cần kéo dài, thì tôi không dám luận thêm.
      - Hai câu kết cần khái quát nội dung toàn bài theo hướng mở rộng, nâng cao. Nhưng thi sĩ họ Trần mới cảm nhận về một phần Hạ Long thôi. Có thể đây là phần anh tâm đắc nhất nên chỉ nêu cảm nhận về nó chăng?
      Tôi nghĩ làm thơ theo Đường thi khó vô cùng. Tôi cứ bàn vậy thôi, chứ chưa hẳn đã viết tốt. Nhưng người ngoài cuộc bao giờ cũng nhìn nhận khách quan hơn mà. Tôi chỉ cho rằng những đánh giá của mình là cái nhìn của người ngoài cuộc mà thôi!
      Trong khi người người chạy theo thơ bí hiểm, “hậu hiện đại” … coi đó mới là “mốt” thơ ca, thì việc anh TĐP vẫn cảm và viết theo Đường thi, không ngại những cái khó của thơ Đường luật, tôi cho đó là một cách nghĩ, cách làm vô cùng đáng trân trọng.
      Chúc anh với những sáng tác mới tràn đầy hứng khởi.
      (Hải Yến)

      Xóa
    2. Nặc danh17:26 28/8/13

      Đọc lại lời bình của mình, HY thấy mình xưng hô không đồng nhất, lúc "em" lúc "tôi", là do viết vội. Xin được thông cảm.
      (HY)

      Xóa
    3. Nặc danh22:41 28/8/13

      đề nghị BBT xin bác TĐP bức ảnh để độc giả làm quen, em nghĩ những ngày tới chắc độc giả BlogE sẽ được thưởng thức nhiều bài thơ hay của Bác TĐP!

      Xóa
    4. Nặc danh23:13 28/8/13

      Đọc lại có mấy lỗi chính tả: nười = người, bai = bài, gịot = giọt.

      Xóa
    5. Nặc danh23:36 28/8/13

      Mình vừa có một comment khá dài, vừa post lên, lại không thấy đâu cả. Chắc phải viết lại. Bàn về câu luận.

      Xóa
    6. Nặc danh23:39 28/8/13

      Nếu ND 23: 13 nói về những lỗi chính tả do đánh máy trong bài bình thơ của HY thì còn một số lỗi nữa ạ. Đây là lần đầu tiên HY viết một lần rồi copy xuất bản luôn, không kịp đọc lại. Mong được thông cảm lần nữa.
      (HY)

      Xóa
    7. Nặc danh23:51 28/8/13

      Nói về câu luận trong thể thất ngôn bát cú. 2 câu 5, 6 thường là lý lẽ, lập luận. Tuy nhiên có nhiều bài tả thực mà ẩn luận rất hay. Bài Thu hứng kỳ nhất của Đỗ Phủ. Câu 5, 6 là:
      Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
      Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
      Phan Huy Vịnh dịch là:
      Khóm cúc tuôn rơi dòng lệ cũ
      Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
      Phân tích nguyên tác: 2 câu này là tả cảnh thực về hoa cúc đọng sương trong như nước mắt, thuyền buộc nơi vườn cũ. Nhưng luận ở chỗ:
      - "Lệ": hoa không biết khóc nhưng thi nhân thấy sương trên hoa coi là nước mắt vì nhớ lại những ngày đã qua "tha nhật", chắc là nhiều kỷ niệm.
      - "Tâm": tấm lòng thì không buộc được con thuyền, nhưng tấm lòng thi sỹ thì luôn nhớ đến vườn cũ quê nhà.
      Vậy luận ở đây là chữ "lệ" và chữ "tâm" trong 2 câu tả thực.

      Xóa
    8. Nặc danh00:20 29/8/13

      Đỗ Phủ có 2 bài gọi là Khúc giang nhị thủ, trong đó câu 5, 6 của cả 2 bài đều là tả thực, nhưng lại ẩn luận rất hay:
      - Giang thượng tiểu đường sào phí thuỷ
      Uyển biên cao trủng ngoạ kỳ lân
      Ý là:
      Trên sông có ngôi nhà nhỏ, chim phỉ thuý làm tổ,
      Bên cạnh vườn thượng uyển có kỳ lân bằng đá.

      - Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm hiện
      Điểm thuỷ thanh đình khoản khoản phi
      Ý là:
      Con bươm bướm bay xuyên qua khóm hoa, lúc ẩn lúc hiện.
      Con chuồn chuồn chấm đuôi xuống nước bay chập chờn

      Xem qua thì toàn cảnh thực, chẳng thấy luận ở đâu cả. Thế mà có đấy. Muộn quá rồi. Hôm khác sẽ bàn tiếp.

      Xóa
  10. Hải Yến bình thơ thế này chắc được TĐP thưởng to rồi. ít nhất cũng được tặng sách CẢM DIÊM THẦN (vỊ MẶN TRÊN MÔI).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin trân trọng tặng bạn đọc Hải Yến một cuốn thơ Cảm Diêm Thần vì những lời bình hay cho Bài thơ đầu tiên của Trần Đông Phong. Thơ đã chuyển cho NCT để gửi HY. TĐP

      Xóa
    2. Tôi muốn gửi tặng bạn đọc có sinh nhật vào ngày 10-10 một cuốn Cảm Diêm Thần, nhưng không biết làm cách nào mà gửi sách được? TĐP

      Xóa
    3. Nặc danh08:42 10/10/13

      Cảm ơn dịch giả Trần Đông Phong đã có "ý " muốn tặng một cuốn Cảm Diêm Thần cho đọc giả có sinh nhật vào ngày 10-10. Chiều qua đọc những dòng viết này của anh Đông Phong em đã rất vui vì lần đầu tiên sinh nhật của mình có một người có ý muốn tặng sách thơ. Anh đã muốn tặng nhưng không biết làm cách nào mà gửi sách được?
      Đơn giản thôi, chỉ cần anh có ý muốn tặng là người ấy coi như đã nhận được rồi. Đôi khi trong cuộc sống, không nhất thiết là mình phải nhận hoặc cho, tặng nhau thứ gì đó mới là quý. Mà chỉ cần có một suy nghĩ tốt thoảng qua nhau là quý rồi.
      Xin chúc dịch giả TĐP có nhiều sức khỏe, có thêm nhiều cảm hứng dịch và sáng tác thơ.
      Trân trọng!
      (Hoa Quỳnh).

      Xóa
    4. Bạn Hoa Quỳnh cứ cho địa chỉ, BBT blog E sẽ gửi sách đến cho bạn qua đường Bưu điện. Hôm qua tôi đã trao sách của TĐP cho cháu Bùi Thuỷ ở Website ĐCSVN rồi. (BBT). TĐP cũng gửi qua BBT cuốn Cảm Diêm thần tặng bạn Hải Yến. Đề nghị Hải Yến cho thông tin để chúng tôi gửi sách tới bạn. (BBT)

      Xóa
  11. Tôi đọc HY bình TĐP khá thuyết phục ( tôi tuy thỉnh thoảng thơ thẩn tí chút, chủ yếu là do cảm súc, chứ vốn về lĩnh vực này kém lắm). Tôi thấy HY rất có thể trở thành nhà văn hay nhà phê bình đấy ! (Nhưng hơi vội vàng nên hay mắc lỗi chính tả...) (VĐT)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh22:01 29/8/13

      bình luận của HY như robot. Hoàng Hạc lâu cũng khó sống.

      Xóa
    2. Nặc danh22:19 29/8/13

      Đường luật, bản thân nó đã là robot. Còn làm thơ Đường luật, rất đáng hoan hô những phá cách. HY đã nói điều này trong mấy comment rồi, bạn không đọc thì đừng "chụp mũ" HY thế. HY đội mũ quá khổ, cũng "khó sống", ND 22:01 ạ!
      (HY)

      Xóa
    3. Nếu các bạn không muốn nhận xét thơ đường thì cũng không cần cãi nhau mà chuyển sang nhận xét thơ NCT đi. Phong cách thơ tình hiện đại kết hợp với truyền thống rất hợp với các bạn.

      Xóa
    4. Nặc danh22:54 29/8/13

      HY nóng tính thế, hình như là giáo viên văn?

      Xóa
    5. Nặc danh09:18 30/8/13

      Là giáo viên thì bình như thế là đúng rồi, vì phải xét đến 1/4 điểm. Còn là người yêu thích thì thường tìm cái mới, cảm hứng chợt đến. Như Thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử, "sao anh không về chơi thôn Vỹ", nghe ba vần bằng liên tiếp ở 3 vị trí từ 2, 4, 6 thật êm tai, nao nao. Nhưng chấm về luật thì chữ "về" vần bằng số 4 là sai vì phải là vần trắc.

      Xóa
    6. Nhầm lần thơ đường luật với thơ mới rồi. Hàn Mặc tử đại diện cho Thơ Mới, không tuân thủ các niêm luật nghiêm ngặt của thơ đường luật. Vì nghiêm ngặt quá nên thơ đường luật rất khó làm, đạt được cảm xúc thì lại phạm luật về câu chữ, đạt yêu cầu câu chữ thì mất cảm xúc. Mấy trăm năm thơ đường luật Việt Nam những bài đạt cả hai yêu cầu trên có thể đếm được vài chục bài, chủ yếu rơi vào Nguyễn Khuyễn, Tú Xương, Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh quan. Thơ Đường luật khó hay nên những bài làng nhàng, phá cách chẳng ai nhớ, trong khi thơ mới thì người ta ngâm nga nhiều bởi nó dễ thuộc, dễ nhớ và giàu cảm xúc. Vì thế những nhà thơ hiện đại Việt Nam thường tránh làm thơ đường luật vì chi phí lao động bỏ ra nhiều mà hiệu quả thấp.

      Xóa
    7. Nặc danh10:28 30/8/13

      Riêng bài thơ Thôn Vỹ Dạ là theo Đường luật, 3 khổ, mỗi khổ 4 câu thất ngôn.

      Xóa
    8. Nặc danh10:41 30/8/13

      Nguyễn Bính có nhiều bài theo Đường luật. Bài Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh cũng là dạng này. T.T.K có 4 bài, thì 3 bài thể 4 câu 7 chữ: Hai sắc hoa ti gôn, Bài thơ thứ nhất, Bài thơ cuối cùng. Cũng tương đối nhiều đấy.

      Xóa
    9. Nếu tính thế thì có thể xếp cả bài thơ BÁC ƠI của Tố Hữu vào thơ Đường luật à? vì nó cũng có những khổ 4 câu thất ngôn và tuân theo luật bằng trắc của thơ đường luật:

      Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
      Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
      Chiều nay con chạy về thǎm Bác
      Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

      Con lại lần theo lối sỏi quen
      Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
      Chuông ôi, chuông nhỏ còn reo nữa?
      Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

      Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
      Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
      Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
      Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!

      Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
      Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
      Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
      Quanh mặt hồ in mây trắng bay...


      Khổ thơ đầu trong bài thơ Thôn Vĩ dạ:

      Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
      Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,
      Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
      Lá trúc che ngang mặt chữ điền
      có phải đường luật không?

      Ngoài yêu cầu về số chữ, về vần, bằng trắc, còn yêu cầu về đối ý, đối từ nữa.

      Xóa
    10. Nặc danh11:04 30/8/13

      2 bài nêu trên là theo thể Đường luật rất chuẩn. Dạng 7 chữ 4 câu không cần đối, chỉ cần niêm, luật và vần như phân tích HY. Những chữ thất niêm sai luật nếu đi thi sẽ bị trừ điểm. Có phá cách nhưng vẫn phải trong luật, phá rồi lại quay về luật. Phá ít thôi, luật vẫn là chính, thế mới ra Đường luật. Có thể thành các loại khác như Tống từ, Lâm giang tiên hoặc là thơ tự do...

      Xóa
    11. và đây là một khổ trong bài Hoa cỏ may của Xuân Quỳnh

      Mây trắng bay đi cùng với gió
      Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
      Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
      Thơ viết đôi dòng theo gió xa

      Than ôi!
      Chưa hiểu luật vẫn làm "thầy cãi"
      chỉ đất Việt này mới có thôi.

      Xóa
    12. 4. Luật Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt

      Thơ Tứ tuyệt còn được gọi là thơ Tuyệt cú. TNTT có 4 câu 7 chữ. Luật cho TNTT giống y như luật áp dụng cho 4 câu đầu hay 4 câu cuối của TNBC, giống nhau về luật bằng trắc, về niêm, về vận. Tuy nhiên ta không thể ngắt một bài TNBC ra làm 2 bài TNTT. Ngược lại cũng không thể lấy 2 bài TNTT ráp lại thành một bài TNBC dù vần có phù hợp. Thơ TNTT có cấu trúc giống như TNBC, có 4 phần: đề, thực, luận và kết rõ ràng. Đối xứng không bắt buộc.

      4.1 Luật Bằng Trắc

      4.1a Luật Bằng Vần Trắc:
      1. B B T T B B T
      2. T T B B T T B (V)
      3. T T B B B T T
      4. B B T T T B B (V)


      4.1b Luật Bằng Vần Bằng:
      1. B B T T B B B (V)
      2. T T B B T T B (V)
      3. T T B B B T T
      4. B B T T T B B (V)


      4.1c Luật Trắc Vần Bằng:
      1. T T B B T T B (V)
      2. B B T T T B B (V)
      3. B B T T B B T
      4. T T B B T T B (V)


      4.1d Luật Trắc Vần Trắc:
      1. T T B B T T T
      2. B B T T T B B (V)
      3. B B T T B B T
      4. T T B B T T B (V)

      4.2 Cấu Trúc Của TNTT

      Nội dung của TNTT được gói ghém trong 4 câu 7 chữ cũng phải diễn tả theo trình tự 4 phần:

      4.2a Đề: gồm câu 1
      Đề giới thiệu, ấn định bối cảnh cho câu chuyện sẽ được kể ra : thời điểm, nơi chốn...

      4.2b Thực hay trạng: gồm câu 2
      Thực nói lên ý định, nội dung bài thơ...

      4.2c Luận: gồm câu 3
      Luận bàn luận rộng thêm về nội dung, tả cảnh hoặc tình cảm.

      4.2d Kết: gồm câu 4
      Kết chuyển ý và tóm tắt, hoặc có ý mới gây xúc cảm hay tạo suy nghĩ thêm.

      Đừng nghĩ rằng cứ ghép nhiều khổ 4 câu 7 chữ theo luật thơ đường cũng ra một bài thơ đường luật. Ghép như thế là đã chuyển thành thể thơ khác rồi!

      Xóa
    13. Nặc danh21:22 30/8/13

      Bài tứ tuyệt của Đỗ Phủ chẳng có đề, thực luận, kết mà chỉ có 4 câu tả cảnh:

      Lưỡng cá hoàng ly minh thuý liễu
      Sổ hàng bạch lộ thướng thanh thiên
      Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết
      Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền.

      Cụ Tản Đà dịch là:
      Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc
      Một hàng cò trắng vút trời xanh
      Nghìn năm tuyết núi song in sắc
      Muôn dựm thuyền Ngô cửa rập rình.

      Xóa
    14. Nặc danh22:37 7/9/13

      Lâu rồi, không được thưởng thức thơ của Anh VĐT, Anh quá bận công việc cơ quan hay việc gia đình mà kín tiếng thế ạ?

      Xóa
    15. Chào bạn ND 22.37! Cảm ơn bạn đã quan tâm, nhưng như tôi đã hơn một lần thú nhận rồi, tôi vốn không có khiếu văn thơ đâu, thỉnh thoảng có mấy vần chỉ là cảm hứng nhất thời thôi, tôi cũng có ghi chép nhưng khi đọc lại thấy không ổn nên không dám đăng đâu. Nhân bạn nhớ đến, tôi mạnh dạn ghi lại mấy câu mà tôi đã tặng vợ nhân một hôm bà xã nhắc tôi làm thơ tặng nhé:
      Nếu thơ anh có thể giúp được em
      Thì anh sẽ nguyện làm con chữ
      Cho em vơi đi mỗi khi vất vả
      Cho em vui lên những lúc em buồn
      Anh sẽ làm nước thiêng tưới mát tâm hồn
      Mỗi khi em nóng giận
      Anh sẽ là niềm vui bất tận
      Khi chúng mình bên nhau...
      (VĐT)

      Xóa
  12. Thể theo nguyện vọng của một số bạn muốn nhận diện Thi sĩ Trần Đông Phong để làm quen, chúng tôi bổ sung thêm tấm ảnh Trần thi sĩ chụp tại Mũi Cà Mau khi anh cùng Đoàn Công tác do Đặc phải viên Chính phủ Thái Phụng Nê dẫn đầu đi thị sát bán đảo Cả Mau chuẩn bị cho việc xây dựng khu liên hợp Khí - Điện - Đạm Cà Mau. (BBT)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh08:53 1/9/13

      Ngưỡng mộ Trần Đông Phong, Chuyên gia kinh tế-Dịch giả-Nhà thơ-kiêm phóng viên Nhiếp ảnh!

      Xóa
  13. Nặc danh21:45 30/8/13

    Đây là một bài Đường luật thất ngôn bát cú hoàn chỉnh của NGuyễn Bính, trích từ bài Trời mưa ở Huế.

    Trời mưa ở Huế sao buồn thế!
    Cứ kéo dài ra đến mấy ngày
    Thềm cũ nôn nao đàn kiến đói
    Trời mờ ngao ngán một loài mây.
    Trường Tiền vắng ngắt người qua lại
    Đập Đá mênh mang bến nước đầỵ
    Đò vắng khách chơi nằm bát úp
    Thu về lại giở gió heo may...

    Phá đề: địa điểm Huế, trong những ngày mưa liên miên.
    Đối: câu 3, 4 và 5, 6 là 2 đôi câu đối chuẩn.
    Đặc sắc ở chỗ thực và luận hoà chung trong mỗi câu. Nôn nao, ngao ngán luận về nỗi niềm trong ngày mưa. Vắng ngắt, mênh mang luận về sự cô đơn của thi sỹ.
    Niêm lụât rất chuẩn theo phương án 1a của NCT.
    Có một số tài liệu in đoạn này thành 2 khổ 4 câu, không ổn.

    Tiếp theo là các khổ thất ngôn tứ tuyệt chuẩn về niêm luật.

    Đính chính comment trước dựm = dặm

    Trả lờiXóa
  14. Nặc danh22:01 30/8/13

    Lý Bạch có bài Thanh ình điệu gồm 3 khổ 4 câu 7chữ:

    Vân tưởng y thường hoa tưởng dung
    Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng
    Nhược phi quần ngọc sơn đầu kiến
    Hội hướng Dao Đài nguyệt hạ phùng.

    Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương
    Vân vũ Vu Sơn uổng đoạn trường
    Tá vấn Hán cung thuỳ đắc tự
    Khả liên Phi Yến ỷ tân trang.

    Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan
    Trường đắc quân vương đới tiếu khan
    Giải thích xuân phong vô hạn hận
    Trầm hương đình bắc ỷ lan can.

    Bạn nào cần rõ nghiac vào google tra là thất ngay nghĩa. Ở đây tôi chỉ muốn giới thiệu dạng thơ Đường theo từng chùm 3 khổ 4 câu 7 chữ, không phải là cộng các khổ lại. Có những bài nhiều khổ hơn, như là bài Xuân giang hoa nguyệt dạ của Trương Nhược Hư gồm 9 khổ 4 câu 7 chữ.

    Trả lờiXóa
  15. Nặc danh22:10 30/8/13

    Đính chính bài trên inh = bình, hương = Hương

    Trả lờiXóa
  16. Nặc danh14:00 31/8/13

    Tôi muốn gọi Bài Xa chồng của NCT là Tình mưa tháng 8. Nghe Kiss rain, mời nghe Il Pleut sur Bruxelles Mưa Bruxelles
    http://my.opera.com/xikechua/blog/il-pleut-sur-bruxelles

    Trả lờiXóa
  17. Nặc danh18:56 1/9/13

    Đính chính bài Quy gia: lai = gia

    Trả lờiXóa
  18. Nặc danh00:39 2/9/13

    Đọc bài Nỗi niềm xa quê của thi sỹ Song, chợt nhớ đến bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương nhà thơ thời Đường:

    Hồi hương ngẫu thư
    I
    Tiểu thiểu ly hương lão đại hồi
    Hương âm vô cải mấn mao tồi
    Nhi đồng tương kiến bất tương thức
    Tiếu vấn khách tong hà xứ lai.
    II
    Ly biết gia hương tuế nguyệt đa
    Cận lai nhân sự bán tiêu ma
    Duy hữu môn tiền Kính hồ thủy
    Xuân phong bất cải cựu thời ba.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh11:59 2/9/13

      Đính chính Hồi hương ngẫu thư: tong = tòng, biết = biệt

      Xóa
  19. Nặc danh01:24 2/9/13

    Về đề tài “Trăng khuyết” của HY, nghiệm ra dường như chỉ điềm báo lứa đôi không thành. Trong Truyện Kiều có 2 lần nói đến trăng khuyết:

    “Vầng trăng ai xẻ làm đôi
    Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”


    “Đêm thu gió lọt song đào
    Một vành trăng khuyết ba sao giữa trời”

    Trả lờiXóa
  20. Nặc danh09:27 2/9/13

    Anh TĐP ơi, Em thán phục sự đa tài của anh, hôm nay nếu không bận Anh cho độc giả thưởng thức bài thơ mới đi, bài này chắc phải có số lượng nhận xét nhiều nhất tuần rồi, em dê đến mỏi tay mới nhận xét được.

    Trả lờiXóa
  21. Nặc danh15:26 2/9/13

    Bài thơ hay nhất về cảnh thu mưa:


    Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa
    Khen ai khéo tạc cảnh tiêu sơ
    Xanh om cổ thụ tròn xoe tán
    Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ
    Bầu dốc giang sơn say chấp rượu
    Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ
    Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ
    Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.
    Bà huyện Thanh Quan

    Có một số dị bản:
    Khen ai = Bút thần, Đố ai
    Lưng = Len
    Tác giả: Hồ Xuân Hương

    Trả lờiXóa
  22. Nặc danh08:18 3/9/13

    Về lời bình của ND 20:25 2/9/2013 trong Mục Xa chồng hay Anh khóc trong tim em
    1/ Về xác định “il pleure” là ai khóc: Đọc kỹ có thể thấy, bản dịch của TĐP dùng “anh khóc” không khẳng định tuyệt đối ở ngôi thứ 2. Trong thi ca tác giả có thể tự đặt nhân vật ở vai nam hay nữ trong mỗi tác phẩm của mình. Lời thơ ướt át hơi ủy mị, do vậy có thể coi nhân vật tâm sự (mon coeur) là nữ, nếu là nam thì hơi ái, nên dùng chữ “em” để dịch “mon coeur”. Chữ “Il pleure” nôm na là “đối tượng ngôi thứ 3 số ít, giống đực khóc” có thể biểu tả tình cảm của nhân vật với con người, thiên nhiên, mà thiên về yếu tố con người, vì trong khổ 3 nói về việc khóc do phản bội, “trahision” trong nguyên tác nghĩa là phản bội, bội bạc đã hé lộ yếu tố con người, vì thiên nhiên không thể phản bội. Trong tiểu sử của PV có nói đến việc PV ghen vì nghi ngờ người tình phản bội, mà người tình này là Rimbeau, nam thi sỹ Pháp rất nổi tiếng. Tất nhiên không nhất thiết tác giả phải ghen thì mới có thơ. Tác giả có thể nhận thức xã hội mà thành thơ, điều này phổ biến. Ở Pháp thời đó đã có nhiều giấy mực tranh luận “Il pleure” là ai khóc, có mấy giả thuyết: trời khóc, PV khóc, RB khóc và người đọc tự khóc theo cảm nhận của mình, vì mỗi người đều có đối tượng khóc riêng.

    2/ Về bản dịch của BBL:

    BBL dịch "Mưa rơi trên thành phố,Như khóc trong lòng ta" như vậy BBL đã khẳng định đối tượng khóc là “Mưa” khi đảo lộn trật tự thơ nguyên tác ở 2 câu đầu, "Il pleure dans mon coeur Comme il pleut sur la ville" (Anh ta khóc trong lòng tôi,Như mưa rơi trên thành phố. Điều này làm chữ “phản bội” Khổ 3 câu 11 “Có ai phản bội”BBL trở nên khó giải thích, vì mưa không thể phản bội về tình cảm. Đây là quan điêm trời khóc.
    Nghiên cứu kỹ nguyên tác bài thơ cho thấy rõ ràng tác giả nói về nỗi buồn rất sâu trong lòng. Buồn đến mức như đám tang. Sự hận thù, tình yêu và có sự nghi ngờ về thủy chung. Dứt khoát phải liên quan đến con người.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét rất hay, rát uyên bác, nhưng đề nghị bạn nhạn xét vào đúng bài" xa chồng hay anh không trong tim em" cho tiện theo dõi nhé. Vì đây là bài thơ Tức cảnh hạ Long, nên người đọc sẽ không hiểu bạn nói gì khi họ vừa đọc xong bài thơ đi từ Ruột lợn đến Cổ Thi. Và lại khi phải rê chuột quá lâu để đọc nhận xét của bạn họ cũng nản và cảm thấy bực mình khi phải hỏi tại sao?

      Xóa
  23. Nặc danh22:31 3/9/13

    Bàn tiếp về Xa chồng hay Anh khóc trong tim em
    Nguyên tác đầy đủ của bài thơ này có đầu đề là “Il pleut doucement sur la ville” (Arthur Rimbaud), nghĩa là “Mưa rơi nhẹ nhàng trên phố” (lời của Arthur Rimbaud). Điều này cho thấy Paul V. đã mượn lời của Rimbaud làm đầu đề, chứng tỏ bài thơ thơ này có khả năng liên quan đến Rimbaud. Vậy câu mở đầu của bài thơ “Il pleure dans moncoeur”, có thể hiểu chủ thể “pleure” khóc là Rimbaud. Ta đã biết PV và RB có tình cảm. Tôi tìm được trong Wikipedia bản dịch của Nguyễn Viết Thắng bài thơ này. Câu mở đầu là “Tiếng nức nở trong tim, Như mưa trên thành phố” có thể hiểu là tiếng khóc, không phải là tiếng mưa như khóc của BBL “Mưa rơi trên thành phố, Như khóc trong lòng ta”.
    Theo ý kiến của Yann Frémy, co-rédacteur en chef de Parade sauvage (http://www.fabula.org/colloques/document851.php) trong bài viết “Verlaine, entre Rimbaud et Longfellow : au sujet de la troisième ariette oubliée” nghĩa là “Verlaine, giữa Rimbaud và Longefellow: theo chủ đề của điệu nhạc thứ 3 bị quên lãng”, thì cảm hứng của PV đối với bài thơ này còn xuất phát từ một câu thơ của Longefellow, nhà thơ Mỹ rất nổi tiếng cùng thời “It rains, and the wind never weary” nghĩa là “ Trời mưa và gió không bao giờ mệt mỏi”.
    Thế đấy càng nghiên cứu càng bí. Mỗi người hiểu một ý.

    Mưa rơi lặng lẽ trên thành phố
    (Arthur Rimbaud)

    Tiếng nức nở trong tim
    Như mưa trên thành phố
    Có điều chi mệt lử
    Đang ngự trị trong lòng?

    Tiếng mưa rơi dịu êm
    Trên đất và trên mái
    Con tim này khắc khoải
    Nghe tiếng mưa nhẹ nhàng!

    Khóc chẳng cần nguyên nhân
    Con tim mình, trái lại
    Có điều chi phản bội?
    Buồn bã như đám tang.

    Cứ thế, một nỗi buồn
    Con tim không biết được
    Không yêu và không ghét
    Chẳng có gì buồn hơn.
    (P.V. Nguyễn Viết Thắng dịch)

    Trả lờiXóa
  24. Nặc danh22:47 3/9/13

    Post thêm vào ô này nữa cho rõ cả 2 mạch.
    Tôi cũng tìm được một bản dịch Mathilde Tuyết trầ n về bài này. Theo đó thì mưa rơi như mưa rơi. Chẳng có ai khóc cả. Thôi tuỳ cảm nhận của dịch giả.
    Mưa nhẹ rơi trên thành phố

    © Bản dịch của Mathilde Tuyết Trần

    Mưa rơi trong tim tôi

    Như mưa rơi trên thành phố

    Buồn nào chán chường quá

    Chiếm lấn trái tim tôi

    Mưa rơi thật êm đềm

    Trên đất và trên ngói

    Cho trái tim buồn bã

    Ôi, tiếng hát những giọt mưa !

    Mưa rơi chẳng duyên cơ

    Trong trái tim quằn quại

    Hở ! không một ai phản bội ?

    Tang của tình này thật rõ vô duyên

    Khổ đau thảm não nhất

    Là không biết tại sao

    Không yêu không thù hận

    Tim đau nhức không ngưng !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây đúng là ý kiến của một nhà nghiên cứu thơ ca uyên bác, rất am hiểu về thơ và ngôn ngữ Pháp.

      Xóa
  25. Nặc danh10:19 4/9/13

    Serie comments về thơ của Paul Verlaine ở Blog này tương đối chuyên sâu về thơ và Pháp văn, có tầm quốc tế. Người đọc có thể học và tra cứu thông tin ở đây.
    Votre ami

    Trả lờiXóa
  26. Nặc danh10:50 4/9/13

    Đây là bản dịch tiếng Anh bài thơ này của PV. Trong bài này dịch theo ý mưa như là mưa. Tôi nghĩ rằng dịch "il pleure" (anh ta khóc) thành "It rains" (trời mưa) làm cho hồn của bài thơ trở nên nhạt nhòa, ta buồn vì mưa nói chung. Không diễn đạt được các ý giận, phản bội ở phần dưới. Đặc biệt Verlaine đã từng ghen bắn bị thương Rimbaud. Tuy nhiên thể hiện như vậy thì thoát ra ngoài thực tại, nhiều người có thể chia sẻ được hơn. Có hướng phóng tác. Về P. V. càng bàn càng hay. ở Pháp có hẳn 1 tạp chí chuyên về Verlaine là Revue Verlaine.

    It Rains in My Heart (Il pleure dans mon coeur)


    It rains in my heart
    As it rains on the town,
    What languor so dark
    That it soaks to my heart?

    Oh sweet sound of the rain
    On the earth and the roofs!
    For the dull heart again,
    Oh the song of the rain!

    It rains for no reason
    In this heart that lacks heart.
    What? And no treason?
    It’s grief without reason.

    By far the worst pain,
    Without hatred, or love,
    Yet no way to explain
    Why my heart feels such pain!
    http://allpoetry.com/poem/8538073-It_Rains_in_My_Heart__Il_pleure_dans_mon_coeur_-by-Paul_Verlaine

    Trả lờiXóa
  27. Nặc danh22:53 4/9/13

    Một bản dịch tiếng Anh bài thơ Il pleure dans mon coeur của Verlaine. Bài dịch này sát ý, sát lời với nguyên tác. Theo ý bài này là khóc trong lòng như mưa.

    "It rains gently upon the city" - Arthur Rimbaud
    The author, Paul Verlaine.
    The Book, Lovesongs Without Words (1874).
    ________________________________________
    There is weeping in my heart
    As it rains upon the city,
    What is this faintness (languor)
    Which penetrates my heart?
    Oh gentle clatter of the rain
    Through ground and over the roofs!
    For a heart which is bored,
    Oh the song of the rain!
    There is weeping without reason
    In this heart which is disgusted.
    What! no treason?
    This mourning is without reason.
    It is good the worst pain
    Has no knowledge of why,
    Without love and without hate,
    My heart has so much from pain!
    http://www.annexed.net/box/verlaine/verlaine2.html

    Trả lờiXóa
  28. Nặc danh23:07 4/9/13

    Một bản dịch tiếng Anh nữa thơ của Paul Verlaine. Lần này là "Những giọt nước mắt rơi trong tim tôi". Mời xem:

    Tears Fall in my Heart (Il pleure dans mon coeur)
    by Paul Verlaine. Translated by Burton Raffel

    Tears fall in my heart
    Like rain falling on cities.
    What makes the world go dark
    And wounds my weeping heart?
    Oh sweet sound of rain
    Falling on roofs and ground!
    Nothing soothes my pain
    Like songs of falling rain!
    And yet, no cause for tears,
    Here in this pitiful heart.
    Really? Nothing to fear?
    Weeping senseless tears?
    Never knowing why
    Hurts the most, the worst.
    This heart’s completely dry,
    But hurts, and can’t tell why.
    http://www.percontra.net/issues/27/poetry/tears-fall-in-my/

    Trả lờiXóa
  29. Nặc danh07:32 7/9/13

    Những comment uyên bác quá. Nhưng hình như các bác đặt comment sai chỗ?

    Trả lờiXóa
  30. Thấy các bạn rất quan tâm tới blogE, dù ngày nghỉ cũng bắt đầu từ 7 giờ, đêm thường quá 24 giờ. Cảm ơn các bạn rất nhiều!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh22:49 11/9/13

      Mất ngủ mà, lướt web chút

      Xóa
  31. Nặc danh20:35 7/9/13

    Số lượt truy cập tăng chóng mặt

    Trả lờiXóa
  32. Nặc danh21:00 9/9/13

    Vượt 96 nghìn rồi, 100 nghìn trong tháng 9!

    Trả lờiXóa
  33. Nặc danh14:54 30/9/13

    Mình vừa đi Quảng Ninh về, đường xấu quá, có 150 km mà đi hết 4 tiếng, bắn tốc độ nhan nhản ngoài đường. Không lo cái cụ thể mà chỉ toàn hão huyền Casino với chân dài.

    Trả lờiXóa
  34. Nặc danh15:56 30/9/13

    "Bài thơ vách đá nay còn mất
    Bên núi Truyền đăng độc cổ thi"
    Vậy bài thơ trên vách đá là gì? Tác giả đọc bài cổ thi nào?

    Trả lờiXóa
  35. Nặc danh16:06 30/9/13

    NGỰ CHẾ THIÊN NAM ĐỘNG CHỦ ĐỀ

    Cự tẩm uông dương triều bách xuyên

    Loạn sơn kì bố bích liên thiên

    Tráng tâm sơ cảm Hàm tam cổ

    Tín thủ dao đề Tốn nhị quyền

    Thần Bắc khu cơ sâm hổ lữ

    Hải Đông phong toại tức lang yên

    Thiên Nam vạn cổ hà sơn tại

    Chính thị tu văn yển vũ niên
    Lê Thánh Tông
    Bản dịch còn nhiều tranh luận. Các bạn có thể tra trên google

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh21:01 30/9/13

      Đây là bản dịch của Trần Nhuận Minh, tuy nhiên vẫn còn có tranh luận về cách hiểu câu 3, 4.

      Nhận nước trăm sông sóng cuộn đầy

      Núi bày cờ thế, biếc liền mây

      Xưa theo người khác luôn bền chí

      Giờ đã tung hoành một chớp tay

      Đế Chủ điệp trùng quân hổ mạnh

      Hải Đông đã tắt khói lang bay

      Trời Nam muôn thuở non sông vững

      Yển vũ tu văn dựng Nước này!

      Trần Nhuận Minh (dịch)

      Xóa
    2. Nặc danh21:08 30/9/13

      Một cách hiểu khác. Xem toàn văn lời bình luận theo đường link:
      http://philong58.blogspot.com/2012/03/tran-nhuan-minh-bien-vua-le-thanh-tong.html

      LỜI CỦA VUA LÀ ĐỘNG CHỦ TRỜI NAM VIẾT LÊN

      Vùng nước rộng lớn, biển sâu, thủy triều cả trăm dòng,

      Núi non lộn xộn bày trận thế, màu xanh nối liền đến tận trời.

      Lòng trai cảm khái, giống như hào thứ ba của quẻ Hàm, [1]

      Bất giác đưa tay lên để thi lễ từ xa, giống như hào thứ hai của quẻ Tốn. [2]

      Ở phía bắc đã bố trí chốt giữ những nơi trọng yếu nhiều toán quân oai dũng,

      Đài lửa ở Hải Đông đã tắt khói phân chó sói khô. [3]

      Trời Nam muôn thuở núi sông còn đó,

      Chính là lúc gác việc võ để sửa sang việc văn cho tốt.

      [1] Hào thứ ba của quẻ Hàm là hào cương dương, muốn vượt lên, nhưng vẫn biết nghe lời người trên.

      [2] Hào thứ hai của quẻ Tốn bày tỏ sự cung kính, nhưng đúng là có lòng thành, chứ không phải là giả dối, xu nịnh.

      [3] Ngày xưa đốt phân chó sói khô để báo động.

      Xóa
    3. Nặc danh21:16 30/9/13

      Bản dịch này, câu 3, 4 không ổn

      BIỂN ĐÔNG CẢM NGHĨ
      Triều tự trăm dòng, sóng nhặt khoan
      Đảo liền mây biếc, thế ai dàn?
      Thúc dồn ba trống tâm hùng dội
      Đưa lánh nhị quyền, trận sấm ran
      Cung Bắc, chốt then đông hổ mạnh
      Biển Đông đốt lửa, lũ sài tan
      Trời Nam sông núi bền muôn thuở
      Gìn võ, lúc này lo chính văn.
      DUY PHI dịch

      Xóa
    4. Nặc danh21:17 30/9/13

      Bản này dịch thoáng quá

      Ông Hoàng Xuân Hãn dịch :
      Trăm sông chầu xuống bể Đông
      Đảo bày ngan ngát, bể lồng trời xanh
      Chí hăng thoát muốn tuần chinh
      Để giao biên trấn ban hành lệnh công.
      Quân hùng dàn dọc thuyền rồng
      Khói lang bặt dấu, Hải Đông an nhàn.
      Trời Nam còn mãi giang san
      Hãy nên xếp võ trương văn năm này.

      Xóa
    5. Nặc danh21:19 30/9/13

      Bản này vẫn chưa diễn được ý câu 4 của nguyên tác

      Ông Mai Hải dịch
      Trăm song triều hội biển mênh mông
      Xanh biếc trời xa biển trập trùng
      Có chí, xưa đành theo kẻ khác
      Vung tay, nay tóm cả quyền chung
      Quân hùng tề chỉnh quanh hoàng đế
      Khói báo loạn ly tắt Hải Đông
      Muôn thuở trời Nam sông núi vững
      Chính thời văn trị dẹp binh nhung.

      Xóa
    6. Nặc danh21:22 30/9/13

      http://trannhuong.com/tin-tuc-9320/ve-bai-tho-cua-vua-le-thanh-tong-trao-doi-cung-ong-nguyen-chinh-vien.vhtm
      Đường link này luận nhiều nhưng không ổn

      Xóa
  36. Nặc danh16:15 30/9/13

    các nhà sử học đã xác định thời gian mà Vua Lê Thánh Tông đề thơ trên núi Truyền đăng là năm 1468. 261 năm sau, chúa Trịnh là An Đô Vương Trịnh Cương cũng qua đây và đề thơ trên vách núi năm 1729.

    Minh hạnh vô nhai hối tổng xuyên
    Sơn liên trám thuỷ, thuỷ man thiên
    Thần kì mạc trạng an bài chưởng
    Hàm nhuận nan danh hoá dục quyền
    Đại viễn thượng di cầm Thát xú
    Xuân quang điệp kiến lạn hoa yên
    Tái tuân nhất dự phu đài duyệt
    Quần hổ cam ca hải yến niên

    Nhật Nam Trịnh Chủ đề
    Bảo Thái Kỉ Dậu, trọng xuân tứ thất nhật

    Dịch

    Nay gặp thời tiết ôn hoà, trong năm được mùa, lại vừa lúc mọi việc thư nhàn, nên thực hiện một cuộc tuần du, cũng là đúng phép. Ta chỉnh đốn thuỷ quân, ngự thuyền ra biển Đông, ngắm biển sâu nước trong, các hòn đảo lớn nhỏ trông như vẽ, quân thuỷ bộ đều mạnh mẽ như hổ, khí thế rầm rập như sấm. Tinh thần ta khi ấy nảy sinh hứng thú thanh nhàn, trong lòng ta trào dâng cảm xúc, bèn theo vần thơ còn lại trên vách núi, mài giũa thành một bài thơ thất ngôn lưu giữ mãi trên đá.
    Mênh mông sông tụ triều lên
    Nước in bóng núi, núi in bóng trời
    Bàn tay tạo hoá tuyệt vời
    Thần kì nhuần thấm lòng người bấy nay
    Giặc Nguyên, xưa bắt ở đây
    Giờ xuân sáng, khói hoa bay quanh người
    Cuộc chơi ai cũng vui cười
    Các quan ca tụng biển trời lặng trong
    Nhật Nam Trịnh Chủ đề
    ngày 28 tháng 2 năm Kỉ Dậu, niên hiệu Bảo Thái (1729)

    Trần Nhuận Minh ( dịch )

    Trả lờiXóa
  37. Nặc danh22:19 2/10/13

    Vừa có một dịch giả gửi bài đăng ký tham gia tuyển tập thơ Pháp dịch

    Trả lờiXóa
  38. Nặc danh10:17 30/10/13

    Nghề săn “hung thần biển cả”
    http://laodong.com.vn/Phong-su/Nghe-san-hung-than-bien-ca/145282.bld
    Bài báo này cho thấy những năm 80 nghề săn cá mập khá phát triển ở Hải Phòng, năm 91 còn đánh được cá mập dài 10 m ở Quảng Ninh. Cho nên việc thấy cá heo ở Vịnh Hạ Long là bình thường. Bây giờ thì hết cả.

    Trả lờiXóa
  39. Nặc danh10:28 30/10/13

    Xã hội 09:07 ngày 11/07/2009
    Cá heo mắc cạn tại Quảng Ninh
    Ngày 10/7, một con cá heo mắc cạn ở khu vực cảng thuộc phường Cẩm Thạch (Cẩm Phả, Quảng Ninh) đã được cứu hộ trong khu vực vịnh Bái Tử Long.
    Con cá heo dài khoảng 1,8 m, nặng 80 kg bị mắc cạn từ ngày 8/7 khi thuỷ triều xuống.
    Cán bộ, công nhân của Công ty Cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Đông Bắc đã tiến hành nhiều biện pháp để hồi sức và đem thả cá ở khu vực gần đảo Hòn Nét nằm trong khu vực vịnh Bái Tử Long.
    Theo một số ngư dân, gần đây tại khu vực đảo Hòn Nét thường xuyên có cá heo xuất hiện.
    Theo TTXVN
    http://news.zing.vn/Ca-heo-mac-can-tai-Quang-Ninh-post59706.html

    Trả lờiXóa
  40. Nặc danh10:33 30/10/13

    Ngày 05.09.2013, 07:34 (GMT+7)
    Cứu thành công cá voi 2 tấn mắc cạn ở Quảng Ninh
    http://sgtt.vn/Thoi-su/182929/Cuu-thanh-cong-ca-voi-2-tan-mac-can-o-Quang-Ninh.html

    Trả lờiXóa
  41. Sáng Chủ nhật ngày 14-9-2014 về Bắc Giang dự lễ khánh thành đình làng Cổ Mân, xã Yên Sơn, huyện Lục Nam. Cùng đi có Tuấn, Học viện chính sách phát triển, em ruột anh Lâm là nhà tài trợ 90% đình làng, Nghị, Vụ Hợp tác xã, Tiến, Vụ Kinh tế công nghiệp đều là dân Bắc Giang. Trên đường về đến thị trấn Tân Dân, huyện Yên Dũng vừa độ cơm trưa, ghé lại quán ăn bên đường. Tân Dân mới được thành lập năm 2007, nằm trên con đường từ thành phố Bắc Giang đi chùa Vĩnh Nghiêm (Đức La) nổi tiếng, nên tuy cảnh quan còn đơn sơ, nhưng người lại qua khá tập nập. Nghe nói giá đất ở đây tầm 15 đến 20 triệu/m2.
    Tuấn vốn là khách quen của quán này. Cô chủ quán người gốc phố Quang Trung, thành phố Bắc Giang. Cơm toàn món chân quê như tôm sông hấp trông đỏ au với hai càng dài, trám rừng Yên Thế kho với cá diếc trong nồi đất. Kho rất khéo, trám thấm đẫm vị cá, còn cá thì nhừ nhuyễn ăn hết cả xương. Cải ngồng luộc chấm nước mắm giầm trứng luộc. May trong xe còn hai chai rượu nếp cái hoa vàng Phù Đổng thơm mùi lúa. Nước luộc cải ngồng đắng có gừng rất dã rượu, thoáng cái đã hết bát nước rau luộc, đành dùng rượu cho đỡ vị mặn của cá kho. Dặn các cậu rót rượu không để tràn vì nếu hết rượu thì không còn gì để uống. Tuy nhiên vẫn còn bát canh cua đồng phủ gạch để ăn với cà pháo muối xổi. Lúc này lại nhớ đến câu thơ của cụ Nguyễn Trung Ngạn đời nhà Trần đi sứ Trung Quốc lúc nhớ nhà: “Tảo đạo hoa hương giải chính phì”, nghĩa là “Hương thơm lúa mới cua đang béo”.
    Ăn xong lại mua thêm bốn niêu cá diếc kho trám, cô chủ quán dặn về nhà nhớ đun nhỏ lửa để niêu không bị nứt, khi nào quay lại trả niêu sẽ được hoàn tiền niêu mười nghìn. Cô ta quen kho cá bằng niêu đất Phù Lãng. Trong lúc uống nước chè xanh, Tuấn hỏi anh có bài thơ nào không? Trả lời: Phố quê quán nhỏ, món ăn thuần nông rất thú vị, cứ từ từ khoai sẽ nhừ.
    Về đến Từ Sơn qua nhà anh Lâm, biệt thự, sân vườn mấy hécta, lại có hồ câu. Nhân tiện có cần và nhờ Tiến móc mồi. giật được mấy con cá, khá vui.
    Về đến nhà, xe trát bùn đỏ, đưa đi rửa. Trong lúc đợi xe chợt có mấy ý. Phải vội về để ra bể bơi, vì có chương trình hướng dẫn bơi bướm cho cậu người Pháp. Bà vợ còn nói với theo về sớm để cùng ăn niêu cá kho. Hôm nay chỉ bơi 500 mét bướm thôi thay vì 1000 mét như mọi ngày, vì đi cả ngày và vừa khỏi viêm họng hơi mệt. Bơi xong thì hoàn thành bài thơ.
    Về nhà thiếp đi một lúc, tỉnh dậy mới hơn 23 giờ. Tranh thủ gõ mấy dòng tiểu dẫn và bài thơ post lên FB để mọi người cmt.

    Quán nhỏ phố quê Tân Dân

    Bắc Giang, Yên Dũng, phố Tân Dân
    Dã ngoại, cơm trưa, dịp cuối tuần
    Diếc bạc trám đen, niêu đất mặn
    Cải xanh, tôm đỏ, gạch cua vàng
    Vị gừng nước đắng, vơi đâu nữa
    Hương lúa rượu cay, rót nhỡ tràn
    Quán nhỏ, phố quê, say bõ rượu
    Cô nàng bán quán, mắt đong thần.
    TĐP

    Trả lờiXóa
  42. Nặc danh16:03 16/9/14

    Ô bài này hay quá

    Trả lờiXóa
  43. Nặc danh11:34 22/9/14

    Tân Dân sướng nhé, có thơ hay

    Trả lờiXóa
  44. Nặc danh20:47 24/9/14

    Cảm ơn Bác, bài thơ có nhiều ý nghĩa để kỷ niệm một chuyến đi.

    Trả lờiXóa
  45. Nặc danh14:57 27/9/14

    Bài này có 105 nhận xét, có lẽ là kỷ lục của BlogE

    Trả lờiXóa

Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.