Dạo này hay mộng mị, hay mơ bay... Hôm nọ đi khám bệnh, bác sĩ là một anh bạn cũ. Hôm nay post lên Facebook, kể chuyện đó bằng... văn vần, có bạn trên FB phán luôn: Bệnh già. Ngẫm thấy đúng, đúng là bệnh già. Bài này bắt chước tiền nhân làm theo thể "điệp từ" đọc cho vui thôi. Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại vua Trần Nhân tông có bài thơ điệp từ rất hay, nhưng nhà vua đi chơi ngắm cảnh, còn mình thì đi khám bệnh, hi hi... Nội dung trên FB như sau:
Câu chuyện sáng hôm nọ, đi khám bệnh, nay mới kể lại được
"Đêm thấy bay lên bay lên như cá
Sáng ra mềm xìu mềm xỉu như ma
Vừa mới hồi sướng âm sướng ỉ
Đã mệt thòng mệt thõng quả cà…
Đi tìm đi tìm tay (bạn) bác sĩ
Nói chuyện đời chuyện đạo tý ty
Bác sĩ nhìn tôi nhìn tôi cười mỉm
Quy luật cuộc đời sướng sướng đau đau…
Anh đã sướng thì anh đã thích
Đời chậm trôi mà anh nhanh nhanh
Khi anh mơ bay lên như chim chích
Là tim anh triệu chứng tim đau
Tóm lại con mẹ nó rằng, anh bị tim mạch, anh không khéo thì bị dính bệnh tim… Để tôi khám kỹ cho anh nhá..."
(NXH)
Ghi chú: Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khi vua Trần Nhân tông đi chơi hành cung Thiên Trường, đã làm bài thơ thể điệp từ, mà các nhà sử học chép sử tán là “rất lạ”
Trả lờiXóaToàn văn bài thơ như sau (chỉ lấy phần phiên âm):
Hạnh Thiên trường hành cung
Cảnh thanh u vật diệc thanh u
Thập nhất tiên châu thử nhất châu.
Bách bộ sinh ca, cầm bách thiệt,
Thiên hàng nô bộc, quất thiên đầu
Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự
Thủy hữu thu hàm thiên hữu thu.
Tứ hải dĩ thanh, trần dĩ tĩnh
Kim niên du thắng tích niên du.
Bản dịch sau khuyết danh:
Dạo chơi hành cung Thiên Trường
Cảnh thanh u vật cũng thanh u
Mười mấy châu tiên ấy một châu.
Trăm tiếng đàn chim, dàn nhạc hát
Nghìn hàng đám quít, đám quân hầu
Trăng vô sự chiếu người vô sự
Nước có thu lồng trời có thu.
Vừa bốn bể trong, vừa bụi lặng
Độ xưa so với độ nay thua.
(Bản dịch Khuyết danh)
Như vậy, câu nào cũng có từ láy lại. Nói chung đó cũng là một cách chơi chữ. Đọc lên, thấy như tác giả đi chậm, nhấn nhá lừng chừng, đi rồi lại muốn ngoái lại, đi không dứt. Nếu quả bài thơ của vua Trần Nhân tông, thì cách dùng chữ của vua thật là thượng hạng.
Tôi cũng có bản dịch của tôi:
Cảnh yên vui trời đất yên vui
Mười một châu quy lại một châu
Trăm bước nhạc đàn chim tấu nhạc
Nghìn hàng quất đứng lính đứng hầu
Trăng thanh bình chiếu người thanh thản
Nước thu trong lồng bóng trời thu
Bốn bể đang yên, trần đang lặng
Dạo này đi hơn dạo xưa đi…
Những bài thơ gần đây của anh NXH rất "lạ", rất hay. Đọc và suy ngẫm được nhiều điều thú vị. Cái bài MƠ hôm trước, và bài này ... (Sao anh lại dỡ bài MƠ xuống chứ?) gợi rất nhiều suy tưởng.
Trả lờiXóaCó điều, em chỉ biết nói chung chung thế thôi. Em không biết bình cho ra đầu ra cuối như nhiều cây bút bình thơ khác.
Bài thơ của vua Trần, bản dịch của anh XH, em cũng thấy hay hơn bản khuyết danh kể trên.
(Mưa Ngâu)
Đây bài thơ "Mơ"
Trả lờiXóaCó lúc muốn làm con khỉ
Xuống phố từ Hoa Quả Sơn
Dứt một túm lông cười lớn
Biến thành trăm vạn khỉ con
Rồi đi trùng trùng lớp lớp
Kêu vang đòi kiếp làm người.
Có lúc muốn làm thân sói
Tru lên tâm sự lạc đường
Băng qua lũ cừu hoảng hốt
Lao mình ngoạm ánh tà dương
Có ngày thấy mình như kiến
Tha mồi ì ạch cả đời
Đêm thấy mình như gián đói
Sợ đèn vĩ đại sáng soi.
Có đêm mơ mình như cứt
Lặn vào đồng đất thân thương
Còn chút bụi tàn sinh kiệt
Cũng đành tốt lúa quê hương
Vâng, bài MƠ này đây. Sao thi sĩ lại bỏ từ mục "Bài mới" xuống?
XóaNhững giấc mơ ... thành những con, mới đọc qua thôi, tưởng là toàn "con": Ngộ nghĩnh, hài hước lắm (khỉ), nhỏ nhoi, nhút nhát lắm (kiến, gián), dữ dằn, hung bạo lắm (sói). Rồi thành cả những gì tưởng là bỏ đi nữa ...
Nhưng ngẫm lại, hóa ra, những giấc mơ ấy lại rất NGƯỜI.
Bởi những con vật kia luôn hướng tới những điều tốt đẹp: Là nhân quyền (Kêu vang đòi kiếp làm người), là dũng mãnh (Lao mình ngoạm ánh tà dương), là cần mẫn (Tha mồi ì ạch cả đời), là khiêm nhường (Sợ đèn vĩ đại sáng soi) ...
Bởi thứ tưởng như bỏ đi kia vẫn luôn muốn làm những điều có ích cho đời: "Còn chút bụi tàn sinh kiệt/ Cũng đành tốt lúa quê hương"
(Mưa Ngâu)
Ô NXH bị bệnh già là đúng rồi, còn trẻ trung gì nữa đâu...
Trả lờiXóaNếu "già"thì chỉ cần mấy thăng thang thuốc bắc là về lại tuổi xuân ngay các bác E ơi; "Già" mà viết thành thơ thì buồn lắm.
XóaKhông phải "bệnh già", "bệnh tim" gì đâu! Em không phải là bác sĩ, nhưng có mấy người bạn là bác sĩ (Rất giỏi chuyên môn đấy ạ!). Hôm vừa rồi họp lớp, em có đọc bài thơ này của anh XH cho các bạn nghe và hỏi những người bạn bác sĩ của mình rằng thi sĩ có đúng là bị "bệnh già" hay "bệnh tim" không, để mươi năm nữa, chồng em đến tuổi như các anh, còn biết mà phòng tránh ...
XóaNghe xong bài thơ, bạn nữ bác sĩ bảo em: Ông nhà thơ này bị bệnh NAM KHOA, bệnh nạy mắc khi thấy các chị em và cũng khỏi khi có các chị em.
Còn bạn nam bác sĩ lại bảo: Ông nhà thơ này thiếu Vitamin C để tăng sức đề kháng. Có điều, loại Vitamin C này, ông ấy phải tự sản xuất và mang đi ... cho, thế mới đủ được. Khi ông ấy có C rồi, nhà thơ không than "già", cũng chẳng sợ bị "bệnh tim" nữa ...
Em chẳng biết nghe bác sĩ nào để nói lại với thi sĩ, đành chép lại cả vào đây để anh tham khảo vậy.
(Độc giả hay đọc thơ lớp E)
Bác sĩ riêng cho chồng em, thì bảo: Bệnh già, hay bệnh tim gì thì cũng nên nhớ hễ cứ đi đâu ra khỏi nhà đều phải có "hàng xách tay " theo mới ổn !
XóaNXH viết bài tuổi già có liên quan đến câu thơ của Puskin:
Trả lờiXóaTuổi già lãnh lẽo biết ai
Tình yêu nhóm lửa những giây mặn nồng.