Thiên Minh
Nàng có ba
người anh đi bộ đội
Những em
nàng, có em chưa biết nói
Tôi người Vệ
quốc quân
yêu nàng như
tình yêu người em gái...
Một chiều cuối đông, tôi tìm đến khu tập thể “nhà binh” trên
phố Liễu Giai (quận Ba Đình, TP.Hà Nội) thăm Trung tướng Phạm Hồng Cư, anh trai
thứ hai của nhân vật “nàng” trong “Màu tím hoa sim” của nhà thơ Hữu Loan,
tìm hiểu thêm câu chuyện cảm động về người con gái trong tác phẩm thơ đạt kỷ
lục của Việt Nam với bản quyền trị giá 100 triệu đồng.
Bồi hồi những câu chuyện
“Màu tím hoa sim”, bài thơ do Hữu Loan sáng tác năm 1949 đã
trở nên quá quen thuộc với mỗi chúng ta. Trung tướng Phạm Hồng Cư bảo, bài thơ
nổi tiếng có lẽ là bởi nó hoàn toàn chân thực. Đó là tiếng lòng Hữu Loan khóc vợ.
Mở đầu bài thơ là câu “Nàng có 3 người anh đi bộ đội. Giải
thích về điều này, Trung tướng Phạm Hồng Cư chia sẻ, ông chính là người anh
trai thứ hai trong “ba người anh đi bộ đội” ngày đó của “nàng”, còn tên thật
của nhân vật “nàng” là Lê Đỗ Thị Ninh.
Người anh cả Lê Đỗ Khôi, nguyên chính trị viên Tiểu đoàn
thuộc Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Anh Khôi đã hy sinh trước giờ Điện Biên Phủ
toàn thắng chỉ vài tiếng đồng hồ.
“Lúc đó, anh tôi chiến đấu trong đội hình 165 của Đại đoàn
312, tiến dọc sông Nậm Rốm, tiêu diệt cứ điểm 506. Hoàn thành nhiệm vụ tiêu
diệt cứ điểm 506 này, anh tôi bị thương rất nặng, phải đưa lên cáng trở lại
phía quân y. Sau khi ra khỏi khu vực trận địa, đến gần đồi Him Lam đã được ta
giải phóng từ trước thì bị máy bay địch oanh tạc vào đoàn chở thương binh khiến
anh tôi đã ra đi mãi mãi. Tất cả những điều ấy, sau này tôi mới biết qua lời kể
của các đồng đội của anh tôi”, Trung tướng Phạm Hồng Cư xúc động nhớ lại.
Lặng im hồi tưởng, ông kể tiếp: “Khi đó, tôi ở phía Tây đánh
sang, thuộc Đại đoàn 308. Trước giờ vào trận, anh em tôi hẹn nhau, khi chiến
thắng sẽ gặp nhau ở hầm Đờ Cát. Đúng hẹn, sau đại thắng tôi đã vào hầm, ngồi
chờ suốt cả đêm hôm đó mà chẳng thấy anh tôi đến. Những ngày sau tôi đi tìm,
gặp các bạn cùng đơn vị của anh tôi, tôi mới biết anh ấy đã hy sinh.”.
Giọng vị tướng già nghẹn lại… Rồi ông nói như tan vào hư vô:
“Anh tôi mất khi tuổi còn rất trẻ, mới 30 tuổi. Anh ấy có một người yêu hẹn
ngày trở về sẽ tổ chức đám cưới. Thế nhưng, người yêu của anh tôi đã chờ, chờ
mãi… Nhiều năm sau cũng không chịu lấy chồng”.
Người anh trai thứ hai của bà Lê Đỗ Thị Ninh chính là Trung
tướng Phạm Hồng Cư: “Tên khai sinh của tôi là Lê Đỗ Nguyên, nhưng khi nhập ngũ,
vào tiểu đội Phạm Hồng Thái nên tất cả anh em trong tiểu đội đổi thành họ Phạm
Hồng và cái tên Phạm Hồng Cư bắt đầu từ đấy”. Người anh thứ ba là Lê Đỗ An, có
bí danh là Tiên Phong, từng là là Bí thư thường trực của TW Đoàn thời kháng
chiến chống Mỹ...
Duyên phận nhà thơ với “nàng”
Duyên phận nhà thơ với “nàng”
Theo Trung tướng Phạm Hồng Cư, bố ông là cụ Lê Đỗ Kỳ, từng
làm tổng thanh tra xứ Đông Dương và mẹ ông là cụ Đái Thị Ngọc, do mến mộ
tài năng văn hay chữ tốt của Hữu Loan nên đã mời Hữu Loan về nhà làm gia sư cho
mấy anh em ông.
Năm 1939, Hữu Loan bước sang tuổi 24, còn em gái bà Lê Đỗ
Thị Ninh vừa 8 tuổi. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Hữu Loan lên đường nhập
ngũ. Chín năm sau, Hữu Loan mới trở lại và kết duyên với bà Lê Đỗ Thị Ninh rồi
tức tốc hành quân theo Sư đoàn 304, làm chủ bút tờ “Chiến sĩ”. Nhưng ba tháng
sau ngày cưới, trong một lần ra sông giặt, bà Ninh bị nước cuốn trôi dưới chân
núi Nưa.
Việc Hữu Loan kết hôn với Lê Đỗ Thị Ninh, mãi sau này Trung
tướng Phạm Hồng Cư mới biết. Về câu thơ “Một chiều rừng mưa/ Ba người anh trên
chiến trường Đông Bắc/ Được tin em gái mất/ Trước tin em lấy chồng”, Trung
tướng Phạm Hồng Cư giải thích: “Thời đó đơn vị chúng tôi vừa chiến đấu, vừa xây
dựng lực lượng nên rất bận rộn, không có điều kiện về thăm gia đình. Hơn nữa,
việc liên hệ giữa chúng tôi ở chiến trường Đông Bắc và Thanh Hoá rất khó khăn,
thư từ thất lạc trong thời chiến là chuyện thường tình, vì thế khi Hữu Loan
cưới em gái tôi vào năm 1948 nhưng mãi đến tận năm 1949, tôi mới biết tin.
Khi ấy, trong một hội nghị của Bộ Quốc phòng về công tác
chính trị, tôi gặp một người bạn cũ của gia đình là Võ Trí Sơn, cũng là bạn của
Hữu Loan. Gặp nhau, Võ Trí Sơn hàn huyên kể chuyện, bỗng dừng lại và nói: “Em
Ninh mất rồi!”.
Tôi bàng hoàng hỏi: “Mất như thế nào?” thì Võ Trí Sơn bảo:
“Em Ninh đã lấy Hữu Loan” và giống như câu chuyện trong bài thơ “Màu tím hoa
sim” của Hữu Loan sáng tác. Hữu Loan mất, tôi cũng không về đưa
tang được... Nhưng tôi nghĩ rằng Hữu Loan sẽ sống mãi với bài thơ…”
Kể đến đây, Trung tướng một lần nữa nghẹn ngào, không sao
nên lời...
(Thiên
Minh)
Trung tướng Phạm Hồng Cư (tên thật Lê Đỗ Nguyên), quê ở xã Đông Cương, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, anh trai của nhân vật nữ trong bài thơ Màu tím hoa sim nổi tiếng. Đồng thời, Ông là chồng của Phó Giáo sư Đặng Thị Hạnh, con rể của Giáo sư Đặng Thai Mai và là anh em đồng hao với Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Trả lờiXóaHoa Sim rất đẹp, quả sim chín mọng ngọt ngào.
Trả lờiXóaTháng trước vào Vũng Áng công tác, sáng sớm đi dạo một mình trên bãi biển, trên đường về chỗ nghỉ, gặp mấy cậu nhỏ đạp xe lúi húi đi hái sim về trông rất vô tư và yêu đời. Tôi cười vẫy tay, hai ba em dừng xe lại, tôi mua cho mỗi em một ký. Bọn trẻ vui lắm và tôi cũng thấy vui.Vì đã rất lâu rồi tôi không có dịp được đi hái sim như thủa còn bé đi trăn trâu ở quê, giờ nghĩ lại thấy thèm cái cảm giác lúc còn nhỏ đi hái sim ở quê vô vùng.
(Hoa Quỳnh).
Yêu người và yêu thơ, dám bỏ tất cả vì tình yêu ấy ... Sắn sàng đập núi lấy đá để sinh nhai, đeo trên mình vụ án NHÂN VĂN GIAI PHẨM, chịu bao dập vùi vẫn không thay đổi cách bộc lộ tình yêu đẫm lệ bằng thơ ...
Trả lờiXóaTôi ngưỡng mộ Hữu Loan, ngưỡng mộ "nàng", như đã từng ngưỡng mộ MÀU TÍM HOA SIM. Có tình yêu ấy, có thơ ấy, chết cũng có thể mỉm cười ...
(Mưa Ngâu)