31 tháng 10, 2013

Thơ của Nữ hoàng An ba (Maria Stuart)

Marie Stuart (1542-1587): Nữ hoàng Scotland, Hoàng hậu nước Pháp, sinh ra tại Linlithgow, Scotland, chưa đầy 6 tuổi được đưa sang Pháp sống từ 1548-1561, mất tại Fotheringhay, England. Mary để lại vài bài thơ bằng tiếng Pháp. Những bài thơ này  được đánh giá cao như là tác phẩm kinh điển lớn và liệt vào kho tàng văn học Pháp. Dưới đây là một bài trong số đó. (TĐP)

Sonnet

Que suis-je, hélas ! et de quoi sert ma vie ?
Je ne suis fors qu'un corps privé de coeur,
Une ombre vaine, un objet de malheur,
Qui n'a plus rien que de mourir envie.

Plus ne portez, ô ennemis, d'envie
A qui n'a plus l'esprit à la grandeur,
Ja consommé d'excessive douleur.
Votre ire en bref se verra assouvie.

Et vous, amis, qui m'avez tenue chère,
Souvenez-vous que sans heur, sans santé,
Je ne saurais aucun bon oeuvre faire.

Souhaitez donc fin de calamité
Et que ci-bas, étant assez punie,
J'aye ma part en la joie infinie.
                         (Marie Stuart)

 Bài thơ Son-nê của nữ hoàng An-ba

Là ai, phụng sự điều gì?
Lương tâm nằm tại tim này riêng tôi
Bóng vô ích, phận không may
Chết vì đố kị thân này ra đâu.

Thù kia ai khoác lên mình
Vì tâm hồn lớn nên đành chịu thôi
Nỗi đau quá lớn, giãi bày
Giận kia ngắn ngủi thỏa ngay mối thù.

Bạn bè thân thiết mấy ai
Nhớ rằng không lúc, chẳng hơi sức nào
Công trình tốt đẹp ra sao
Chỉ mong đến lúc họa cầu qua đi
Dưới tay trừng phạt những ai
Phần tôi thực đã sướng vui vô ngàn.
(Trần Đông Phong dịch từ nguyên tác tiếng Pháp thơ của Marie Stuart)


5 nhận xét:

  1. Nặc danh09:32 31/10/13

    Đọc cứ thấy ghê ghê

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh12:32 31/10/13

    Mảng này mù tịt

    Trả lờiXóa
  3. Trước hết, đây là thể thơ Son-nê, một thể loại thơ cổ về tình yêu của Italia mà các ngôn ngữ châu Âu vay mượn lẫn nhau. Sech-xpia nổi tiếng với thể loại này. Nếu bạn muốn biết về thể thơ này, hãy đánh chữ "Sonnet" vào Google và cố gắng đọc tiếng Anh, vì tôi tìm tiếng Việt không thấy.
    Son-nê có hình thức chặt chẽ, gồm 14 câu, trình bày thành 3 khổ đầu 4 câu, khổ cuối 2 câu. Đặc điểm của nó là có vần chân theo một quy luật nhất định. Người ta thấy, các bài Son-nê của Sechxpia thường theo quy luật vần: a-b-a-b, c-d-c-d, e-f-e-f, g-g. Nhưng tôi cũng nhìn thấy các bài của ông này có quy luật khác.
    Xem xét bài Son-ne của nữ hoàng Anba, tôi thấy quy luật vần: a-b-b-a, a-b-b-a, c-d-c-d, e-e. Do đó, nên chăng các dịch giả nên dịch thơ Son-nê theo đúng quy luật vần của nó, trình bày lại ở tiếng Việt với hình thức giống như ở nguyên bản.
    Tôi thì không thạo tiếng Pháp, nhưng nếu có văn bản rồi tra ra, cũng tự hiểu được. Nên, tôi đề xuất một bản dịch như sau:
    Tôi là ai, ôi sống làm sao?
    Không thể xác, với riêng con tim đỏ
    Đây một bóng hình, một nỗi đau máu nhỏ
    Có gì là hơn chết thế nào?

    Không giữ nữa những oán thù, ghen hão
    Quá lớn rồi, ai bận tâm đo
    Ta đã đến niềm đau tột độ
    Xả giận rồi, như bão đã vơi hao

    Ai người yêu mến của tôi ơi
    Xin hãy nhớ nếu không còn hạnh phúc và sung sướng
    Thì thôi làm chi được trên đời
    Nên tôi thề tiêu diệt mọi tai ương

    Và khi đã giáng đòn trừng phạt đủ
    Tôi mãn nguyện rồi, ấp ủ một niềm vui
    (NXH)

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh11:09 1/11/13

    Nếu muốn giữ đúng thể loại sonnet thì bản dịch này không đảm bảo, vì theo nguyên tác của Mary thi bài thơ này gồm 14 câu, chia thành 4 khổ, 2 khổ đầu mỗi khổ 4 câu, 2 khổ sau mỗi khổ 3 câu. Trong khi bản dịch của NXH thi khổ 3 có 4 câu, khổ 4 có 2 câu. Hơn nữa sonnet còn quy định đồng đều số âm trong một câu, bản dịch NXH có một số câu quá nhiều từ so với các câu khác. Những năm 30 khi làn sóng thơ Pháp tràn vào VN đã có một số ý định dịch theo kiểu sonnet, nhưng không thành vì kết cấu từ tiếng Việt và tiếng Pháp khác nhau quá xa. Tiếng Việt đơn âm, còn tiếng Pháp đa âm, không phân biệt bằng trắc và có âm gió, nên khi gieo vần âm tiếng Việt theo sonnet nghe không vào. Không giống như âm Hán Việt với tiếng Việt thì lại đi với nhau được nên thành ra thể loại thơ Đường tiếng Việt lại có đất phát triển.
    Một điều thú vị là bài thơ này cũng nằm trong số mật thư để kết tội Mary, nhưng khi xét xử được dịch ra tiếng Anh thì rất ngây ngô, chẳng ra sonnet tiếng Anh. Tôi đã đọc bản chụp lại các bản này trong Tàng thư của Anh đã được giải mật. Thú vị nữa là người ta liệt bài thơ này vào văn học Pháp.
    Theo tôi việc dịch cứ theo cảm nhận của mỗi người. Nói thế nào thì nói chứ, Tản Đà dịch lục bát Đường thi vẫn chẳng có ai hơn. Phan Huy Vịnh dịch Tỳ bà hành theo thể song thất lục bát vẫn tuyệt vời, dịch Thu hứng theo Đường luật cũng đỉnh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi chỉ giữ lại quy luật vần đuôi của nguyên bản thôi, mới chỉ thế thôi, chứ không có tham vọng giữ cả số chữ. Còn nói về việc đa âm với đơn âm thì xin không bàn. Tuy nhiên, son-nê sang luc bát thì (ai thích cứ thích) riêng tôi không thích. Cứ coi như tôi có bản dịch cho riêng tôi, còn các bạn thích hoặc có bản dịch khác. (NXH)

      Xóa

Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.