Trong quan hệ Mỹ-Trung
các cuộc viếng thăm cấp cao diễn ra khá thường xuyên kể từ khi tổng thống Mỹ lần
đầu tiên thăm Trung Quốc năm 1972 tiếp theo sự kiện ngoại giao bóng bàn khi đội
tuyển bóng bàn Mỹ đã có trận thi đấu giao hữu lịch sử với đội tuyển bóng bàn
Trung Quốc tại Bắc Kinh năm 1971.
25 năm sau đó, cuộc viếng
thăm viếng thăm Trung Quốc của Phó Tổng thống Mỹ Al Gore tháng 3 năm 1997 cũng
để lại dấu ấn đáng kể. Phía Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến thăm này của
Phó Tổng thống Al Gore vì đây là buổi gặp gỡ cấp cao để chuẩn bị cho chuyến
thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân tháng 10 năm đó, đồng thời cũng
tranh thủ để Mỹ gia hạn quy chế tối huệ quốc cho Trung Quốc vừa lúc hết hạn.
Theo chương trình Phó tổng
thống Al Gore sẽ có bài phát biểu quan trọng tại sân bay Bắc Kinh, sau đó Chủ tịch
Giang Trạch Dân sẽ có bài đáp từ vào buổi chiêu đã tối hôm đó tại Đại lễ đường
Điếu Ngư Đài. Chuyên viên của hai nước đã làm việc rất kỹ lưỡng và chi tiết cho
sự kiện này. Người ta nói rằng việc chuẩn bị kỹ đến mức không thể chu đáo hơn,
như thành ngữ của Trung Quốc “Liễu như chỉ chưởng, Rõ như lòng bàn tay”. Còn
phía Mỹ thì nói; “Everything under control, Mọi sự trong tầm kiểm soát”.
Nhưng điều bất ngờ đã xảy
ra. Sau khi Phó Tổng thống Mỹ Al Gore kết thúc bài diễn văn đã được các chuyên
viên chuẩn bị kỹ và đã được Hội đồng an ninh quốc gia thông qua, một số nguồn
tin thân cận của Nhà trắng và Trung Nam Hải cũng đã có được nội dung bài diễn
văn này, không nhìn vào tờ giấy trên tay, Phó Tổng Thống Al Gore đọc hai câu thơ
theo âm Bắc Kinh, phiên sang Hán Việt là:
“Dục cùng thiên lý mục
Cánh
thướng nhất tằng lâu”
Phiên dịch chỉ chuyển ngữ
theo kiểu từng từ, word by word theo tiếng Anh, mot à mot theo tiếng Pháp. Cánh
phóng viên quốc tế nháo nhào sử dụng trợ giúp gọi điện cho người thân để hỏi
nghĩa. Nhưng những người am hiểu văn học cổ Trung Quốc thì nhận ra ngay đây là
hai câu cuối trong bài thơ Đăng Quán Tước lâu của Vương Chi Hoán (688-792), nhà
thơ thời Đường. Nguyên văn bài thơ như sau:
Bạch nhật ỷ sơn tận
Hoàng Hà nhập hải lưu
Dục cùng thiên lý mục
Cánh thướng nhất tằng
lâu.
Ý là:
Lên lầu
Quán Tước
Mặt trời
màu trắng dựa vào núi đang dần lặn hẳn.
Sông
Hoàng Hà chảy vào dòng biển cả.
Nếu bạn
muốn nhìn ra xa tận nghìn dặm
Hãy bước
lên một tầng lầu.
Chú thích:
- Quán Tước: Tên riêng, một loại chim di cư, sếu.
- Hoàng Hà: Sông lớn của Trung Quốc chảy từ phía tây, cao
nguyên Thanh Hải sang phía đông đổ ra biển ở vịnh Bột Hải. Đây là cái nôi tạo
ra nền văn minh Trung Quốc.
Ngay lập
tức hầu hết các trang báo ngoại giao của các hãng tin lớn đều coi đây là bất ngờ
lớn và đưa ra bình luận của mình. Các bình luận được nhóm thành mấy ý chính:
Một là
Mỹ muốn Trung Quốc nếu muốn phát triển quan hệ quốc tế, phải nỗ lực hơn nữa
trong các vấn đề nội bộ như tôn giáo, nhân quyền, bản quyền…
Hai là
Mỹ thể hiện sự am hiểu sâu sắc về Trung Quốc một nước có bề dày lịch sử thuộc
hàng nhất thế giới, do đó chứng tỏ khả năng lãnh đạo thể giới.
Ba là
đây là hành vi ngoại giao thể hiện đẳng cấp cao trong văn hóa đối ngoại. Điều
này thường thấy trong quan hệ ở Châu Âu thời phong kiến.
Dù là theo ý nào thì
phía Trung Quốc cũng phải có lời đáp tương ứng. Các cơ quan nghiên cứu và học
giả Trung Quốc được lệnh tìm lời đáp tương xứng để Chủ tịch Trung Quốc phát biểu vào buổi chiêu đãi tối. Chỉ trong
vài tiếng đồng hồ, hàng trăm đáp án được gửi tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bộ
trưởng lúc đó là Tiền Kỳ Tham, cuối cùng đáp án được chọn là:
“Bất úy phù vân già vọng nhãn
Chỉ
duyên thân tại tối cao tầng”
Đây là hai câu cuối
trong bài thơ Đăng phi lai phong của Vương An Thạch (1021-1086), nhà thơ, Tể tướng
nổi tiếng thời Tống. Nguyên văn bài thơ như sau:
Đăng phi lai phong
Phi lai
phong thượng thiên tầm tháp,
Văn thuyết kê minh kiến nhật thăng。
Bất úy phù vân già vọng nhãn,
Chỉ duyên thân tại tối cao tằng
Văn thuyết kê minh kiến nhật thăng。
Bất úy phù vân già vọng nhãn,
Chỉ duyên thân tại tối cao tằng
Ý là :
Bay
lên đỉnh núi
Bay
lên đỉnh núi trên cả tháp cao nghìn trượng.
Nghe
nói rằng gà gáy khi nhìn thấy mặt trời mọc.
Chẳng
sợ đám mây nổi che tầm mắt nhìn xa.
Bởi vì thân ta đã ở tầng
cao nhất rồi.
Lời đáp này được giới
bình luận quốc tế cho là thỏa đáng và xứng tầm. Những điều phía Mỹ nêu ra chỉ
là mây nổi không ngăn được Trung Quốc vươn ra thế giới. Về cá nhân, ông Giang
Trạch Dân đang ở chức Chủ tịch Trung Quốc là cao nhất rồi, ông Al Gore vẫn đang
là Phó Tổng thống mới là người cần phải phấn đấu lên.
Hai tháng sau, tháng 5
năm 1997 Tổng thống Mỹ Clinton đã ký quyết định gia hạn quy chế tối huệ quốc
cho Trung Quốc. Tháng 10 cùng năm đó Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân có
chuyến thăm Mỹ thành công. Ông Al Gore về sau ứng cử Tổng thống không thành dù
đạt được số phiếu cử tri phổ thông cao nhất, nhưng số phiếu đại cử tri lại thấp
hơn ông Bush. Tuy nhiên ông Al Gore mấy năm sau lại được bù bằng Giải thưởng
Nobel danh giá về môi trường.
Câu chuyện cho thấy sức
lan tỏa của Đường thi vượt thời gian từ thế kỷ 7 đến nay gần 1300 năm, vượt khoảng
cách địa lý từ Trung Quốc sang Mỹ, lại quay về Trung Quốc.
(TĐP - 11/2013)
(TĐP - 11/2013)
Bài Đăng phi lai phong có mọt dị bản là chữ thứ nhất, câu 3 là "tự 自", cả câu là:
Trả lờiXóaTự duyên thân tại tối cao tầng, nghĩa tổng thể là tương đương.
TĐP
Đính chính: câu thứ 3=4
Trả lờiXóaHay
Trả lờiXóaHai bài thơ 2 ông họ Vương. Vương An Thạch làm quan to hơn, nhưng thơ Vương Chi Hoán hay hơn.
Trả lờiXóaTT Mỹ Clinton thăm VN cũng đọc 2 câu Kiều, sao không thấy VN có đáp từ nhỉ?
Trả lờiXóaNhân tài ngồi chơi xơi nước cả, lấy ai mà đáp từ
Trả lờiXóaCó hiểu gì đâu mà đáp từ
Trả lờiXóaHóa ra Mỹ cũng nghiên cứu thơ Đường rất kỹ
Trả lờiXóaTĐP đã trở thành cây bút nổi tiếng trên blogE rồi. Cùng lúc có tới hai bài trên mục nhiều người xem, một bài mới đăng đã có tới 8 comments. Tôi thấy những bài viết của TĐP về thơ đường và thơ pháp rất uyên bác, sâu sắc có tầm. Hy vọng sẽ được đọc nhiều bài mới của Anh (LPT)
Trả lờiXóaVừa mở BlogE lại thấy Hat-tric của anh Phong, 3 bài trên trang nhất.
Trả lờiXóaBản dịch thơ bài Đăng quán tước lâu của Trần Trọng San
Trả lờiXóaLên lầu quán tước
Mặt trời đã khuất non cao
Sông Hoàng cuồn cuộn chảy vào bể khơi
Muốn xem ngàn dặm xa xôi
Hãy lên tầng nữa trông vời nước non
Cảm ơn anh TĐP. Biết được thêm về những "quy tắc" đối ngoại quốc tế. Đọc bài của anh, em lại nhớ đến bài phát biểu của Tổng thống Clinton tại Đại học quốc gia. Ông cũng trích 02 câu Kiều, đầy hàm ý. (ĐVS)
Trả lờiXóa