Đây là một trang báo Phong Hóa, số ra ngày 24/1/1933, vừa đúng 80 năm rồi.
Chú ý góc trên bên trái, có chữ 24 Janvier 1933. Góc trên phải có bài thơ Tú Mỡ, còn bên dưới phía phải thì có mẫu thách đối thú vị sau đây: "Giải thưởng 10p00 (10 phrang Pháp). Ai đối được 2 vế câu đối này, xin gửi về báo trước ngày 31 tháng 3 Tây, bản báo sẽ lục tục đăng các câu đối lên báo, câu nào hay nhất sẽ được giải thưởng 10p. Giải thưởng tuy chẳng được là bao, song gọi là mua vui cùng độc giả và văn nhân
1. Cái con bé nhớn nhà ta to nhớn gần bằng bà Bé Tý
2.Thằng bé con nằm ghế bố, ngã bỏ mẹ.
Không biết các vế đối thế nào. Sau 80 năm, liệu bây giờ các bạn có đối được không?
Sau đây là một trang quảng cáo xe Renault và trang đầu báo (phải)
Bài thơ của Tú Mỡ phía trên bên phải:
Trả lờiXóa"Ngày Tết đi chùa khách càng đông
Người đi lễ bái, kẻ đi trông
A di đà Phật xin phù hộ
Cho chị em ai được đắt chồng"
Ông Tú Mỡ này làm thơ ngộ thật đấy. Cách đây 80 năm, người ta đi lễ cũng là "được đắt chồng"
Vế đối của tôi:
Trả lờiXóa1. Mấy thằng cu con làng bên, bé con hơn cả cháu Cu Cương
2. Con nhỏ đầu đi xe tay, tỳ được má
Báo Phong Hóa số 40 có bố cáo rằng, phần lớn bài đối đều không chỉnh và thất luật, chỉ có vế đối của ông Đỗ Xuân Tiên ở Bạch Mai là khá hơn cả, nhưng cũng chưa tốt lắm, nên không tặng 10p mà chỉ tặng 1 năm báo Phong Hóa. Vế đối của ông Tiên là:
Trả lờiXóa1.Ông cụ trẻ già nhất đám, bợm già gấp mấy đứa trẻ ranh
2. Người nước Nam, cầm lái tầu, chạy sang Tây.
Như vậy, vế đối thứ 2 trên đây khá tốt, nhưng vế đối 1 thì không hay, gượng ép. Vế đối 1 của bạn 15.27 trên đây hay hơn hẳn. 80 năm sau có khác nhiều. Thay chữ "cháu" bằng chữ "cậu" thì hay hơn. (NXH)
Tôi thử tập đối nhé:
Trả lờiXóaMấy ông quan trên bộ mập mạp hơn đám thổ dân (thiểu số)
Ông nhà văn, đang ngồi câu, trong lều cá.
Vế đối của bạn E 17.09 như vậy lầ chưa chỉnh. Nói nôm na thô sơ là, câu đối hay phải đối từ, đối nghĩa. Câu đề ra 1 có 3 cụm từ oái oăm: Bé nhớn, to nhớn, bé tý. Bạn N 15.27 đối tạm chỉnh bằng các cụm: cu con, bé con, cu cương. Tuy nhiên nghĩa hơi tục, vì "cương" là cứng chứ không phải là to. Còn vế đề 2, có mấy từ Con, Bố, Mẹ, hợp với nhau một chỉnh thể quan hệ. Khi đối lại Nam, Tầu, Tây cũng là một nhóm quan hệ, hoặc đầu, chân, tay cũng là quan hệ khác. Bạn E 17.09 lấy vế đối là văn, câu, cá không có nhóm quan hệ nào. Câu 1 bạn đối cũng vậy, không thể coi đó là vế đối. Mạn phép trao đổi với bạn như vậy, hy vọng lần sau bạn có vế đối hợp và chỉnh hơn, trong trường hợp khác nữa, chứ không riêng lần này... (NXH)
Trả lờiXóa