Sáng 05/8/2013,
lễ bế giảng lớp Bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du khóa VII (Trung tâm Bồi
dưỡng viết văn Nguyễn Du – Hội Nhà văn Việt Nam) được tổ chức tại Bảo
tàng văn học Việt Nam (số 275 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội). Đến dự buổi lễ có
Chủ tịch; Phó Chủ tịch Hội Nhà văn; Ủy viên Hội đồng chuyên môn và các
ban chuyên ngành của Hội; các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu LLPB đã
tham gia giảng dạy khóa học; cùng 86 học viên từ nhiều vùng miền trong
cả nước về tham dự khóa học.
PGS. TS Phan Trọng Thưởng – Giám đốc
Trung tâm đọc bản báo cáo tổng kết, đánh giá toàn bộ tình hình dạy và
học trong khóa bồi dưỡng viết văn. Theo ông, mặc dù khóa học diễn ra
trong khoảng thời gian ngắn, nhưng với 18 buổi làm việc liên tục, học
viên đã được tiếp xúc và lắng nghe 18 nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu
LLPB có tên tuổi, có uy tín chuyên môn cao đến thuyết trình và trao đổi
kinh nghiệm nghề nghiệp. Phần lớn các buổi thuyết trình, trao đổi đều có
nội dung bổ ích, có tính hấp dẫn, được học viên tiếp nhận với tâm thế
và tâm trạng thoải mái. Trong quá trình học tập, hầu hết các tác phẩm
của học viên mang đến lớp đều được các giảng viên đọc, nhận xét, trao
đổi rất kỹ lưỡng, chính xác giúp cho người sáng tác có thêm được sự tự
tin và bình tĩnh để tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng nhằm nâng cao
hơn nữa chất lượng tác phẩm… Một khóa bồi dưỡng ngắn không thể trang bị
hết được những điều cần thiết cho một nhà văn. Đó dường như là công
việc, là đích phấn đấu của cả một đời cầm bút. Những thu lượm được từ
khóa học này cho phép chúng ta tin tưởng và chờ đợi nhiều hơn vào chất
lượng của mỗi sáng tác, vào sự trưởng thành của mỗi cây bút.
Nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch UBTQ Liên
hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn VN thay mặt BCH Hội
nhận xét về khóa bồi dưỡng viết văn, ông kết luận: “Chính những người đã
tham gia lớp học là những người tổng kết chính xác nhất về hiệu quả của
lớp bồi dưỡng viết văn. Sau khóa học này, nếu học viên nhận ra rằng văn
chương là một công việc rất khó khăn thì có nghĩa là lớp học đã thành
công, bởi lẽ, theo tác giả của bộ “Văn Tâm điêu long” thì “Nếu coi văn
chương là khó thì mọi cái dễ sẽ đến, nếu coi văn chương là dễ thì mọi
cái khó sẽ đến”. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng mong nhận được những đóng góp
tích cực từ phía học viên về cấu tạo chương trình để có thể xây dựng
được các giáo trình phù hợp, hoàn thiện hơn ở các khóa học tiếp theo.
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đưa ra dự kiến sẽ tổ chức cuộc gặp mặt các
học viên sau khi theo học lớp bồi dưỡng viết văn từ khóa đầu tiên, nay
đã trở thành những tác giả tên tuổi trên văn đàn trong thời gian tới
đây.
Nhà thơ Hữu Thỉnh và PGS. TS.
Phan Trọng Thưởng cũng đã trao hoa và quà lưu niệm của Trung tâm tặng học viên
cao tuổi nhất (ông Lê Tấn Trạch, sinh năm 1931) và học viên nhỏ tuổi
nhất (Đỗ Mai, sinh năm 1991)
Các nhà văn, nhà thơ tham dự khóa học đã được trao Chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng viết văn khóa VII .
Kết thúc buổi lễ, các học viên cùng
Lãnh đạo Hội nhà văn và các giảng viên đã chụp ảnh lưu niệm tại Hội trường Bảo tàng văn
học Việt Nam. Các bạn hãy tìm xem thành viên lớp E tham gia khóa học đứng ở chỗ nào nhé (ảnh có vẻ mờ).
Ảnh bé quá, nhìn anh già cũng như anh trẻ, em xinh lắm cũng như em xinh vừa. Anh E đứng chỗ nào thì giơ tay lên nhé!
Trả lờiXóa(Mưa Ngâu)
Mưa Ngâu có vẻ ấu trĩ nhỉ Chỉ cần dùng một cái kính lúp là phát hiện ra ngay ai thôi mà Người này quá quen thuộc trên blog E.
Trả lờiXóaAnh E 22:32 ơi, bị anh chê là ấu trĩ, em hơi tự ái nên đã làm như anh nói: Dùng kính lúp soi mặt từng anh, càng chẳng nhìn thấy gì: Ảnh thi to lên, nhưng nhòe quá. Tốt nhất anh E "quen thuộc" trong ảnh giơ tay lên, hoặc đứng hàng đầu thì giơ chân cũng được, em mới nhận ra.
Trả lờiXóa(Mưa Ngâu)
Mình xem ảnh trên mạng về lớp viết văn này, thấy có một ảnh của anh E đẹp trai mặc áo kẻ đeo kính cận đứng đầu hàng bên trái, cùng với 5 anh nữa. Anh thứ tư tính từ anh E là "thầy" Trần Đăng Khoa, Mưa Ngâu cứ gõ vào google là ra hàng loạt ảnh, tha hồ mà xem.
Trả lờiXóa(Hoài Thu)
Sao anh cũng gõ google như Hoài Thu bảo mà không thấy ảnh Trần Đăng Khoa chụp với bạn lớp E đâu, mặc dù thấy rất nhiều ảnh về khóa học này Hoài Thu gõ thế nào mà ra ảnh ấy thế?
XóaÊu, trình độ lướt web của anh E 21:56 thua xa dân quê như Hoài Thu nhé. Trong rất nhiều trang anh gõ ra từ google, anh vào trang HÌNH ẢNH VỀ LỚP VIẾT VĂN ND KHÓA VII (Blog Trại Hà Nội, hay "Trai HN" gì đó của Lương Toán) rồi anh vào "Lưu trữ blog", tháng 8 có 3 bài, xem ảnh thứ sáu ngày 2 tháng 8 là thấy ngay.
XóaChắc anh là anh E trong ảnh chứ gì? Anh trả công lướt web của em bằng một bài thơ đi nhé!
(Hoài Thu)
Anh không phải anh E làm thơ đâu, nhưng phải công nhận Hoài Thu lướt web giỏi thật. Chắc ngoài dạy toán em dạy cả tin học nữa phải không? Ước gì anh làm thơ được như NCT để tặng em một bài nhỉ!
XóaAnh E mê các cô giáo à mà có bao cô giáo ở blog này anh vẫn muốn em là cô giáo thế? Hoài Thu chỉ là nhân viên hành chính thôi. Bởi suốt ngày ăn lương nhà nước ngồi lướt web nên trình độ em cao. Giá mà em biết viết văn làm thơ như các anh chị viết trên blog thì có phải khoái không cơ chứ!
Xóa(Hoài Thu)