Sáng nay vào trang Blog Hieuminh.org thấy có bài viết về Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khá hay. Tác giả có một cách nhìn thật khách quan, không thiên vị, bởi Hiệu Minh không phải là một nhà báo Việt, ông đã sinh sống ở Mỹ nhiều năm nay. Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết này (BBT)
Mới đây, ở Mỹ, tại đại bản doanh trên tầng 13 sang trọng của Ngân hàng Thế giới (World Bank), có một vị khách là quan chức cao cấp của Việt Nam- ông Bùi Quang Vinh- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, đến thăm và trao đổi một chủ đề thú vị: “25 năm phát triển của Việt Nam, từ 1986 đến nay”.Thính giả tới nghe đông nghẹt cả hội trường.
Mới đây, ở Mỹ, tại đại bản doanh trên tầng 13 sang trọng của Ngân hàng Thế giới (World Bank), có một vị khách là quan chức cao cấp của Việt Nam- ông Bùi Quang Vinh- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, đến thăm và trao đổi một chủ đề thú vị: “25 năm phát triển của Việt Nam, từ 1986 đến nay”.Thính giả tới nghe đông nghẹt cả hội trường.
Quả thật, người nghe đã rất ấn tượng với những gì Việt Nam đã đạt được:
Thứ nhất, trở thành nước thu nhập trung bình thấp (trên 1500$/người/năm theo GDP/PPP).
Thứ hai, từ khủng hoảng trầm trọng Việt Nam đã sang nền kinh tế ổn định.
Thứ ba, từ một nước phải nhập khẩu lương thực, với thiếu thốn trầm trọng, Việt Nam trở thành một trong năm nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, với thành tích xóa đói giảm nghèo rất đáng học tập.
Và cuối cùng, từ một nước đáy nghèo, lên một nước thu nhập trung bình thấp (lower MIC).
Trong bốn điểm trên, không thấy ông nói nhiều đến sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu theo suốt nhiều kỳ đại hội Đảng.
Việc một Bộ trưởng Việt Nam tới tòa nhà của World Bank để chia sẻ kinh nghiệm phát triển, xóa đói giảm nghèo đáng để làm gương, và Việt Nam sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, chứng tỏ sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế đối với quốc gia này.
Yêu… nhà quê
Trong bốn thành tựu nói trên, chủ đề nông nghiệp được Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói khá kỹ và dường như có kiến thức sâu sát, gắn với thực tế.
Một người phụ
nữ, đại diện của Đức đã hỏi Bộ trưởng, làm thế nào Việt Nam lại tạo ra
công ăn việc làm cho hàng triệu người trong khi kinh tế đi xuống?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã so sánh hai quốc gia, Mỹ và Việt Nam. Thất nghiệp ở Mỹ là thất nghiệp, vì không thể làm việc gì khác và ngồi đợi việc. Trong khi tại Việt Nam, nếu thất nghiệp, thì chính những người này quay về nông thôn tiếp tục công việc ruộng đồng. Chuyện giải quyết hàng triệu công ăn việc làm là do tự thân vận động của người lao động Việt Nam có thể hiểu được, bởi quốc gia này vẫn là quốc gia nông nghiệp.
Ông còn nói thêm, nông dân Việt Nam đã sản xuất lúa gạo rất nhiều, đôi khi bội thu, thóc thừa ở một số nơi, trong lúc cần những mặt hàng như ngũ cốc cho gia súc, cũng là một mũi nhọn của nông nghiệp, thì nhà nước phải nhập tới 2 tỷ đô la. Sự phát triển nông nghiệp không có kế hoạch đã dẫn đến, cái thừa thì vẫn thừa, cái thiếu vẫn thiếu.
Mấy vị khách ngồi cạnh hỏi người viết bài, liệu Bộ trưởng có xuất thân từ nông thôn hay ông về quê nghèo đói trước khi thăm World Bank.
Hóa ra ông sinh năm 1953, tốt nghiệp ĐH Nông nghiệp năm 1975, từng đi nông trường quốc doanh ở Hoàng Liên Sơn, xuất thân từ đội trưởng đội sản xuất và lên tới giám đốc nông trường.
Khi sang Liên Xô, ông Bùi Quang Vinh cũng học quản lý kinh tế nông nghiệp ở Moscow từ năm 1984 đến 1986. Giữ nhiều chức quản lý, làm tới Chủ tịch rồi Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai. Năm 2010, ông được Quốc hội phê chuẩn là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư (MPI).
Đọc tiểu sử ngắn gọn của ông Bộ trưởng, phải công nhận mấy vị khách “tây” cực tinh. Chỉ cần nghe trao đổi và trả lời trong vòng hơn một tiếng, họ có thể đoán vị khách Bộ trưởng đến từ đâu và chuyên môn sâu là gì.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói khá chi tiết về biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhất trên thế giới, 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có thể bị nhấn chìm nếu nước biển dâng lên hàng mét.
Xây thủy điện trên thượng lưu sông Mekong sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước, sinh thái của hạ lưu và sẽ trực tiếp gây tai họa cho hàng trăm triệu dân sống nhờ vào con sông dài nhất nhì châu Á này. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới người nghèo và cả thành tích xóa nghèo của Việt Nam và cả xứ Đông Dương.
Dường như xuyên suốt bài phát biểu dài 30 phút và sau đó một giờ đồng hồ trao đổi thông qua mấy chục câu hỏi của người tới dự, vấn đề nông nghiệp Việt Nam được Bộ trưởng trả lời rất ấn tượng, gây được cảm tình cho người nghe.
Rất có thể nông nghiệp không phải là cứu cánh (mục đích cuối cùng) cho Việt Nam, nhưng trong giai đoạn hiện nay, khi khủng hoảng kinh tế xảy ra khắp nơi, thì nông nghiệp vẫn là chiến lược phát triển tốt trong nhiều năm sắp tới.
Nhìn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những chương trình trọng điểm của quốc gia tốn kém nhưng không hiệu quả và so sánh với nông nghiệp thì lẽ ra nông dân phải được ưu tiên trong đầu tư nhiều hơn.
Không hiểu sao, vị Bộ trưởng một bộ vạch ra kế hoạch đầu tư cho cả nước, hiểu nông nghiệp sâu sắc như thế, mà không giúp được cho ngành này nhiều hơn? Đó là câu hỏi tôi cứ băn khoăn mãi suốt buổi nghe ông thuyết trình.
Đói nghèo của thế giới – cơ hội cho Việt Nam
Để nói về những cơ hội, ta nên xem thế giới đói nghèo ngày nay ra sao. Theo WFP (World Food Program – Chương trình lương thực thế giới), hiện nay có khoảng 870 triệu người đang bị đói nghiêm trọng, 95% là ở các nước nghèo.
Châu Á và khu vực Thái Bình Dương chiếm tới 563 triệu, nhưng xu hướng giảm hơn, còn lại phần lớn ở châu Phi. Người ta cho rằng, ở các quốc gia nghèo, nếu phụ nữ được bình đẳng với nam giới về sử dụng tài nguyên và nguồn lực, thì số người đói khổ có thể giảm bớt 150 triệu.
Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân gây ra tử vong cho 3,1 triệu trẻ dưới 05 tuổi, chiếm tới 45% tử vong trong trẻ em. Cứ 06 em, thì có 01 em, tương đương với khoảng 100 triệu trẻ, bị thiếu cân. Có tới 66 triệu học sinh tiểu học bị đói khi đến trường, và có tới 23 triệu ở châu Phi. WFP tính rằng, cần tới $3.2 tỷ đô la để giải quyết nạn đói đi học cho 66 triệu em ở lứa tuổi đến trường này.
Tôi nghĩ mãi về số liệu này của WFP mà bất kỳ lãnh đạo quốc gia nào cũng biết. Để giải quyết nạn đói cho gần một tỷ người, chúng ta cần lương thực, trong đó có lúa, gạo, ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp. Chưa kể những khi khủng hoảng lương thực toàn cầu, ta cần nhớ “nhất sỹ nhì nông…”
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh có than phiền về khả năng của Việt Nam toàn xuất thô nguyên liệu với giá rẻ, trong đó có cả sản phẩm nông nghiệp. Để đạt được sản phẩm đầu cuối có chất lượng cao thì cần có khoa học kỹ thuật, chứ không đơn thuần chỉ là nông dân sản xuất càng nhiều thóc càng tốt. Mà để làm điều đó, cần mấy thập kỷ theo khoa học nông nghiệp mới mong đầu ra như thế giới mong muốn.
Trong lúc chờ đợi các nhà khoa học để tâm vào nông nghiệp, các chính trị gia hiểu ra công nghiệp hóa và hiện đại hóa cũng là bài toán khó giải, thì việc Việt Nam tham gia vào giải quyết nạn đói cho gần một tỷ người trên hành tinh là hoàn toàn trong tầm tay.
Người ta nói, thách thức của người này là cơ hội của người khác, rất đúng trong trường hợp cả thế giới đang lo xóa đói thì Việt Nam có một kho lương thực vô tận. Nếu biết sử dụng thế mạnh này thì Việt Nam có thể hội nhập nhanh hơn và thực sự đứng vào cậu lạc bộ các nước thu nhập trung bình.
Chỉ cần hiểu như đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) là quá đủ: “Nhiều vùng nông thôn lại trở thành hậu phương vững chắc cho lao động bị mất việc từ các thành phố và khu công nghiệp quay trở về. Nông nghiệp không chỉ nuôi sống toàn dân, xuất khẩu thu ngoại tệ lớn mà còn đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự xã hội… nếu như ta có chính sách và quản lý nông nghiệp, nông thôn một cách đúng đắn phù hợp. ”
Cuối buổi nói chuyện, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh có đôi điều tâm sự, mà người viết bài cho rằng ông nói từ đáy lòng. Sau 25 năm đổi mới và phát triển, nguyên liệu “tĩnh” (tài nguyên thiên nhiên, vốn vay…) đã cạn dần. Việt Nam muốn phát triển cần có nguyên liệu “động”, đó là con người, sự sáng tạo, tri thức. Người nghe không thể không đồng ý với ông.
Đất nông nghiệp chính là tài nguyên “động” và “tĩnh”. “Tĩnh” vì đất vẫn là đất, “động” bởi vì đến hẹn lại lên, đất lại sinh ra lương thực, nuôi sống người, nuôi đất bởi có mồ hôi của người nông dân và tri thức của những nhà khoa học.
“Động” đấy, “tĩnh” đấy, có thể không là cứu cánh, nhưng nông nghiêp là một trong những con đường đi lên chắc chắn của đất nước, bởi nó được chứng minh qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.
Hiệu Minh
Thứ nhất, trở thành nước thu nhập trung bình thấp (trên 1500$/người/năm theo GDP/PPP).
Thứ hai, từ khủng hoảng trầm trọng Việt Nam đã sang nền kinh tế ổn định.
Thứ ba, từ một nước phải nhập khẩu lương thực, với thiếu thốn trầm trọng, Việt Nam trở thành một trong năm nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, với thành tích xóa đói giảm nghèo rất đáng học tập.
Và cuối cùng, từ một nước đáy nghèo, lên một nước thu nhập trung bình thấp (lower MIC).
Trong bốn điểm trên, không thấy ông nói nhiều đến sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu theo suốt nhiều kỳ đại hội Đảng.
Việc một Bộ trưởng Việt Nam tới tòa nhà của World Bank để chia sẻ kinh nghiệm phát triển, xóa đói giảm nghèo đáng để làm gương, và Việt Nam sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, chứng tỏ sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế đối với quốc gia này.
Yêu… nhà quê
Trong bốn thành tựu nói trên, chủ đề nông nghiệp được Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói khá kỹ và dường như có kiến thức sâu sát, gắn với thực tế.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã so sánh hai quốc gia, Mỹ và Việt Nam. Thất nghiệp ở Mỹ là thất nghiệp, vì không thể làm việc gì khác và ngồi đợi việc. Trong khi tại Việt Nam, nếu thất nghiệp, thì chính những người này quay về nông thôn tiếp tục công việc ruộng đồng. Chuyện giải quyết hàng triệu công ăn việc làm là do tự thân vận động của người lao động Việt Nam có thể hiểu được, bởi quốc gia này vẫn là quốc gia nông nghiệp.
Ông còn nói thêm, nông dân Việt Nam đã sản xuất lúa gạo rất nhiều, đôi khi bội thu, thóc thừa ở một số nơi, trong lúc cần những mặt hàng như ngũ cốc cho gia súc, cũng là một mũi nhọn của nông nghiệp, thì nhà nước phải nhập tới 2 tỷ đô la. Sự phát triển nông nghiệp không có kế hoạch đã dẫn đến, cái thừa thì vẫn thừa, cái thiếu vẫn thiếu.
Mấy vị khách ngồi cạnh hỏi người viết bài, liệu Bộ trưởng có xuất thân từ nông thôn hay ông về quê nghèo đói trước khi thăm World Bank.
Hóa ra ông sinh năm 1953, tốt nghiệp ĐH Nông nghiệp năm 1975, từng đi nông trường quốc doanh ở Hoàng Liên Sơn, xuất thân từ đội trưởng đội sản xuất và lên tới giám đốc nông trường.
Khi sang Liên Xô, ông Bùi Quang Vinh cũng học quản lý kinh tế nông nghiệp ở Moscow từ năm 1984 đến 1986. Giữ nhiều chức quản lý, làm tới Chủ tịch rồi Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai. Năm 2010, ông được Quốc hội phê chuẩn là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư (MPI).
Đọc tiểu sử ngắn gọn của ông Bộ trưởng, phải công nhận mấy vị khách “tây” cực tinh. Chỉ cần nghe trao đổi và trả lời trong vòng hơn một tiếng, họ có thể đoán vị khách Bộ trưởng đến từ đâu và chuyên môn sâu là gì.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói khá chi tiết về biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhất trên thế giới, 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có thể bị nhấn chìm nếu nước biển dâng lên hàng mét.
Xây thủy điện trên thượng lưu sông Mekong sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước, sinh thái của hạ lưu và sẽ trực tiếp gây tai họa cho hàng trăm triệu dân sống nhờ vào con sông dài nhất nhì châu Á này. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới người nghèo và cả thành tích xóa nghèo của Việt Nam và cả xứ Đông Dương.
Dường như xuyên suốt bài phát biểu dài 30 phút và sau đó một giờ đồng hồ trao đổi thông qua mấy chục câu hỏi của người tới dự, vấn đề nông nghiệp Việt Nam được Bộ trưởng trả lời rất ấn tượng, gây được cảm tình cho người nghe.
Rất có thể nông nghiệp không phải là cứu cánh (mục đích cuối cùng) cho Việt Nam, nhưng trong giai đoạn hiện nay, khi khủng hoảng kinh tế xảy ra khắp nơi, thì nông nghiệp vẫn là chiến lược phát triển tốt trong nhiều năm sắp tới.
Nhìn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những chương trình trọng điểm của quốc gia tốn kém nhưng không hiệu quả và so sánh với nông nghiệp thì lẽ ra nông dân phải được ưu tiên trong đầu tư nhiều hơn.
Không hiểu sao, vị Bộ trưởng một bộ vạch ra kế hoạch đầu tư cho cả nước, hiểu nông nghiệp sâu sắc như thế, mà không giúp được cho ngành này nhiều hơn? Đó là câu hỏi tôi cứ băn khoăn mãi suốt buổi nghe ông thuyết trình.
Đói nghèo của thế giới – cơ hội cho Việt Nam
Để nói về những cơ hội, ta nên xem thế giới đói nghèo ngày nay ra sao. Theo WFP (World Food Program – Chương trình lương thực thế giới), hiện nay có khoảng 870 triệu người đang bị đói nghiêm trọng, 95% là ở các nước nghèo.
Châu Á và khu vực Thái Bình Dương chiếm tới 563 triệu, nhưng xu hướng giảm hơn, còn lại phần lớn ở châu Phi. Người ta cho rằng, ở các quốc gia nghèo, nếu phụ nữ được bình đẳng với nam giới về sử dụng tài nguyên và nguồn lực, thì số người đói khổ có thể giảm bớt 150 triệu.
Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân gây ra tử vong cho 3,1 triệu trẻ dưới 05 tuổi, chiếm tới 45% tử vong trong trẻ em. Cứ 06 em, thì có 01 em, tương đương với khoảng 100 triệu trẻ, bị thiếu cân. Có tới 66 triệu học sinh tiểu học bị đói khi đến trường, và có tới 23 triệu ở châu Phi. WFP tính rằng, cần tới $3.2 tỷ đô la để giải quyết nạn đói đi học cho 66 triệu em ở lứa tuổi đến trường này.
Tôi nghĩ mãi về số liệu này của WFP mà bất kỳ lãnh đạo quốc gia nào cũng biết. Để giải quyết nạn đói cho gần một tỷ người, chúng ta cần lương thực, trong đó có lúa, gạo, ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp. Chưa kể những khi khủng hoảng lương thực toàn cầu, ta cần nhớ “nhất sỹ nhì nông…”
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh có than phiền về khả năng của Việt Nam toàn xuất thô nguyên liệu với giá rẻ, trong đó có cả sản phẩm nông nghiệp. Để đạt được sản phẩm đầu cuối có chất lượng cao thì cần có khoa học kỹ thuật, chứ không đơn thuần chỉ là nông dân sản xuất càng nhiều thóc càng tốt. Mà để làm điều đó, cần mấy thập kỷ theo khoa học nông nghiệp mới mong đầu ra như thế giới mong muốn.
Trong lúc chờ đợi các nhà khoa học để tâm vào nông nghiệp, các chính trị gia hiểu ra công nghiệp hóa và hiện đại hóa cũng là bài toán khó giải, thì việc Việt Nam tham gia vào giải quyết nạn đói cho gần một tỷ người trên hành tinh là hoàn toàn trong tầm tay.
Người ta nói, thách thức của người này là cơ hội của người khác, rất đúng trong trường hợp cả thế giới đang lo xóa đói thì Việt Nam có một kho lương thực vô tận. Nếu biết sử dụng thế mạnh này thì Việt Nam có thể hội nhập nhanh hơn và thực sự đứng vào cậu lạc bộ các nước thu nhập trung bình.
Chỉ cần hiểu như đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) là quá đủ: “Nhiều vùng nông thôn lại trở thành hậu phương vững chắc cho lao động bị mất việc từ các thành phố và khu công nghiệp quay trở về. Nông nghiệp không chỉ nuôi sống toàn dân, xuất khẩu thu ngoại tệ lớn mà còn đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự xã hội… nếu như ta có chính sách và quản lý nông nghiệp, nông thôn một cách đúng đắn phù hợp. ”
Cuối buổi nói chuyện, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh có đôi điều tâm sự, mà người viết bài cho rằng ông nói từ đáy lòng. Sau 25 năm đổi mới và phát triển, nguyên liệu “tĩnh” (tài nguyên thiên nhiên, vốn vay…) đã cạn dần. Việt Nam muốn phát triển cần có nguyên liệu “động”, đó là con người, sự sáng tạo, tri thức. Người nghe không thể không đồng ý với ông.
Đất nông nghiệp chính là tài nguyên “động” và “tĩnh”. “Tĩnh” vì đất vẫn là đất, “động” bởi vì đến hẹn lại lên, đất lại sinh ra lương thực, nuôi sống người, nuôi đất bởi có mồ hôi của người nông dân và tri thức của những nhà khoa học.
“Động” đấy, “tĩnh” đấy, có thể không là cứu cánh, nhưng nông nghiêp là một trong những con đường đi lên chắc chắn của đất nước, bởi nó được chứng minh qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.
Hiệu Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.