BBT xin giới thiệu công trình nghiên cứu của Vụ Kinh tế công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Trần Đông Phong chủ trì. Qua đây có thể thấy tác giả không chỉ là một nhà thơ, nhà dịch thuật tài ba mà còn là một chuyên gia kinh tế có kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực.
Nền kinh tế trong nghiên cứu
này là tập hợp các khái niệm gồm quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương hành chính
với nội hàm biến động tùy theo trường hợp cụ thể.
Nhìn toàn cầu để quan sát từ những
nền kinh tế công nghiệp đã khẳng định vững chắc vị thế dựa trên quá trình lịch sử hàng trăm
năm, đến các nền kinh tế trở thành công nghiệp chỉ trong mấy chục năm. Tuy
nhiên có nhiều nền kinh tế không nhất định phải là công nghiệp hóa. Nhìn nhận một
cách thực sự cầu thị thì nơi nào có công nghiệp vẫn được đánh giá cao hơn những
nơi không.
1. Các nước công nghiệp đã
thành danh:
Từ thế
ký 16 cách mạng công nghiệp đã nổ ra ở Châu Âu với cơ khí và máy hơi nước với
năng suất và sức mạnh vượt trội đã thay thế sức mạnh cơ bắp, mà sau này chỉ còn
được sử dụng là đơn vị đo sức mạnh của động cơ gọi là mã lực, mà ta vẫn quen gọi
như là máy kéo Bông Sen 12 mã lực, con tàu 90 CV (Cheval Vapeur tiếng Pháp nghĩa
là Sức Ngựa, 1CV=0,74 KW). Sự xuất hiện của kỹ thuật cơ khí và đầu máy hơi nước
đã làm cho một loạt các quốc gia Châu Âu trở thành cường quốc với nhu cầu
nguyên liệu và sức lao động tưởng như vô tận. Vậy là với chiến hạm chạy bằng
máy hơi nước và trang bị súng đại bác các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha, Đức, Ý trở thành ông chủ của thế giới cho đến đầu thế kỷ 20 với hệ
thống thuộc địa khắp thế giới. Với sự xuất hiện của nước Mỹ, sau đó là Canada
mà thực chất là sự chuyển dịch công nghiệp từ Châu Âu sang đã bổ sung cho danh
sách các nước công nghiệp. Cùng mặt bằng Châu Âu như nhóm nước Bắc Âu và Tây Âu
cũng tham gia vào dàn hợp xướng của dòng nhạc cổ điển Châu Âu gchơi bản giao hưởng
Cường quốc công nghiệp. Hay nói một cách khác là nói đến mô hình công nghiệp
thì trước tiên phải nghĩ đến các nước công nghiệp Châu Âu. Đây là cơ sở để hình
thành Nhóm các nước công nghiệp lớn G7 và Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế
(OECD).
Dạng thức
điển hình của các nền kinh tế công nghiệp này là khai mỏ tại chính quốc và thuộc
địa, các nhà máy chế biến nguyên liệu khoáng sản thành các sản phẩm công nghiệp
với số lượng dồi dài, giá trị cao, tạo ra khối lượng vật chất vượt bậc. Các kỹ
thuật được phát triển mạnh mẽ và chuyển đổi nhanh chóng từ cơ khí, động cơ hơi
nước đốt ngoài đến động cơ đốt trong, tự động hóa; từ điện đến điện tử, công
nghệ thông tin; công nghệ sinh học; phương pháp quản lý hiện đại. Việc giáo dục,
nghiên cứu khoa học được chú trọng thực chất. Phát minh, sáng chế, bản quyền được
bảo hộ hiệu quả.
Nước
Nga Sa hoàng được Lê Nin coi là khâu yếu nhất trong các nước tư bản đế quốc và
tiên đoán cách mạng sẽ xảy ra ở đây. Kể
từ 1917 nước Nga mới được thành lập và phát triển thành Liên Xô năm 1922, một
cường quốc công nghiệp mới đã hình thành và phát triển mạnh mẽ. Chỉ trong vòng
20 năm từ một nền kinh tế yếu nhất trong các nước đế quốc, nền kinh tế Xô Viết
đã sánh ngang, thậm chí vượt trội so với tất cả các nước công nghiệp khác. Đặc
điểm của nền kinh tế Xô Viết là đầu tư rất mạnh cho khoa học cơ bản, tập trung
cao độ cho đại công nghiệp, công nghiệp chế tác, chế tạo dựa trên nguồn tài
nguyên vô cùng phong phú là thế mạnh tự nhiên của Liên Xô. Một công thức thường
được nói đến là Chủ nghĩa xã hội bằng Chính quyền Xô Viết, Điện khí hóa toàn quốc,
Giáo dục Mỹ, Quản lý Taylor (Mỹ), Thép Thụy Điển, và Đường sắt Phổ (Đức).
Cho đến
nửa đầu thế kỷ 19 các nền kinh tế công nghiệp Châu Âu hình thành và thống trị
thế giới với hệ thống các thuộc địa trên thế giới. Tuy nhiên yếu tố Nhật Bản đã
xuất hiện với sự nhận thức về mở cửa và du nhập công nghệ từ nửa sau thế kỷ 19
bắt đầu với thời điểm 1868 triều đại Minh Trị Duy Tân. Nhật Bản đã
phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ chỉ trong vòng nửa thế kỷ và đã khẳng định
vị thế, trình độ, sức mạnh công nghiệp chế tạo của mình thông qua cuộc so
tài thành công giữa các hạm tàu của NHật
và Nga trên eo biển Đối Mã (Tsushima). Sự kiện này đã đưa Nhật Bản vào danh
sách các nước công nghiệp. Có thể nói Nhật Bản là mô hình công nghiệp đầu tiên
của Châu Á với đặc điểm là vẫn duy trì các giá trị truyền thống và lãi suất tín
dụng cơ bản bằng không trong suốt nửa sau của thế kỷ 20.
Thế giới
công nghiệp tưởng chừng đã an bài, thì từ những năm 60 của thế kỷ 20 xuất hiện
nhóm nước được gọi là Những nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs) gồm Hàn Quốc,
Singapo, Đài Loan, Hồng Kông. Con đường lên công nghiệp của các nền kinh tế này
có nét chung là trước hết lấy gia công, lắp ráp làm xuất phát điểm trong khoảng
mười năm sau đó nhanh chóng chuyển sang công nghiệp chế tác, chế biến tạo ra tăng
trưởng GDP vượt bậc. Nhập khẩu kỹ thuật từ các nước công nghiệp đi trước, giáo
dục đào tạo được quan tâm mạnh, áp dụng các phương pháp quản lý theo kiểu Anh-Mỹ.
Các nền kinh tế này số dân không lớn nhưng có nhiều trường đại học đạt tốp đầu
của thế giới. Đặc biệt việc hướng tới hiệu quả đầu tư, lợi nhuận thu được từ
các dự án đầu tư được đặt lên hàng đầu, để tiếp tục tái đầu tư, quay vòng và
huy động vốn đầu tư. Đặc biệt là sự kiện ở Hàn Quốc xóa tín dụng đen, tín dụng
lãi suất cao, vốn là gành nặng cho sản xuất công nghiệp.
2. Dựa trên khoáng sản dồi dào
Trung
Đông hay còn gọi là Tây Á với nền văn minh Lưỡng Hà nổi tiếng, cái nôi đầu tiên
của văn minh loài người, có lịch sử tám nghìn năm, tưởng chừng vẫn bí hiểm với
sa mạc, lạc đà, Truyện nghìn lẻ một đêm, bỗng trở thành tâm điểm của thế giới
khi động cơ đốt trong ra đời sử dụng xăng, dầu diesel khiến cho nhu cầu dầu thu
trở nên cháy bỏng. Ở đây người ta phát
hiện ra trữ lượng dầu, khí thiên nhiên khổng lồ. Ba phần tư lượng dầu thô của
thế giới được khai thác ở đây và xuất thô cho các nước công nghiệp. Kết quả là
GDP của những nền kinh tế này tăng vọt lên thuộc hàng cao nhất thế giới. Tuy
nhiên một nền công nghiệp chế tác, chế biến chưa được ghi nhận, trong khi mối
quan ngại cạn kiệt dầu khí trong vòng một thế kỷ nữa đang xuất hiện. Các nỗ lực
xây dựng kinh tế hậu dầu khí trên cơ sở dịch vụ đang được triển khai bằng việc
sử dụng chủ yếu lao động từ nước ngoài. Du Bai là hình mẫu đang được theo đuổi
với những khu bất động sản cao cấp đang trong cảnh ảm đạm. Khu vực này đi theo
con đường phát triển đặc thù của mình trong tiếng nhạc của bản nhạc Phiên chợ
Ba Tư do nhà soạn nhạc người Anh William Kètelby sang tác năm 1920.
Ở một cực
khác là các nước Bắc Âu với trữ lưọng dầu, khí thiên nhiên không kém, nhưng được
khai thác một cách căn cơ, vừa đủ cho nhu cầu tại chỗ, xuất khẩu hợp lý để lấy
vốn cho phát triển kinh tế trong nước. Đây là nhóm nước công nghiệp phát triển
rất cao. Lấy giá năng lượng cao, tính đủ các chi phí làm nền tảng để xây dựng nền
kinh tế hiệu quả, tiết kiệm, năng suất cao, bền vững, hài hòa với môi trường.
3. Khoáng sản không nhiều nhưng đủ để tạo ra một số
giàu có:
Các nước Châu Phi và Mỹ La
Tinh có tiềm năng khoáng sản đáng nể, trải qua mấy trăm năm thuộc địa và giành
độc lập vào thế kỷ 20. Ở đây công nghiệp có đặc điểm chung là khai khoáng và xuất
khẩu thô. Điều này làm cho một số người ở vị thế quản lý khoáng sản trở nên
siêu giàu, trong khi nền kinh tế có GDP thấp và có mức nợ nước ngoài rất cao. Đầu
năm những năm 1990 Chủ tịch Cu Ba Phidel Castro trong một bài phát biểu ở Liên
hiệp quốc đã chỉ ra rằng trên thực tế các nước Mỹ La Tinh không có khả năng trả
món nợ này. Sau đó là khủng hoàng nợ nước ngoài đã xảy ra ở một loạt các nước Mỹ
La Tinh, di chứng vẫn còn đến tận bây giờ vẫn chưa rõ hồi kết. Cuối thế kỷ 20,
đầu thế kỷ 21, một số nước đã nhận thức được giá trị khoáng sản của mình và nhận
ra con đường công nghiệp hóa nên đã có điều chỉnh quan trọng về tổ chức xã hội
theo hướng quản lý chặt chẽ khoáng sản và phát triển công nghiệp chế tác, chế tạo.
Kết quả là tạo ra nhóm nước BRICS, trong đó ghi nhận sự thay đổi nhảy vọt của
Braxin và Nam Phi theo hướng công nghiệp chế tác. Tuy nhiên con đường phát triển
của nhiều nước còn lại vẫn rất chông gai.
Nhóm BRICS là khái niệm của
các nhà nghiên cứu kinh tế, chứ không phải là một tổ chức quốc tế. Đặc điểm
chung của nhóm này là có tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và có khuynh hướng
phát triển kinh tế theo công nghiệp hóa một cách rõ ràng. Dẫn đầu là Nga, kế thừa
Liên Xô sau sự kiện năm 1991, nhưng sa sút nhiều về công nghiệp chế tạo, chế
tác ngay cả trên những lĩnh vực mạnh của mình, vốn tương đương với các nước G7
như chế tạo máy bay, ô tô. Những nỗ lực gần đây để lấy lại vị trí siêu cường
đang là thánh thức lớn với nước Nga. Nền kinh tế Trung Quốc đã có tiến bộ mạnh
mẽ, sâu rộng về công nghiệp từ chủ trương mở cửa vào năm 1980 với khẩu hiệu bốn
hiện đại hóa. Điều này đã đưa quy mô GDP của Trung Quốc trở thành thứ 2 thế giới
chỉ sau Mỹ trong vòng 30 năm. Quan điểm định hướng là đối với máy móc thiết bị
thì trước hết là máy cái, đối với giáo dục thì trước hết là đào tạo thầy, đối với
nông nghiệp thì trước hết là làm giống, đối với dịch vụ thì trước hết là phục vụ
công nghiệp, nông nghiệp, tránh kiểu dịch vụ của dịch vụ. Ấn Độ những năm 1970
nổi tiếng với Cách mạng trắng là nuôi bò sữa gia đình. Hiện nay các ghi nhận
cho thấy các tiến bộ quan trọng trong công nghiệp chế tạo thép, ô tô, hóa chất,
hàng không, vũ trụ. Kinh tế Ấn Độ phát triển theo hướng công nghiệp hóa dựa trên
nội lực là chính, kết hợp với đầu tư nước ngoài một cách dè dặt.
4. Phi nông nghiệp và dịch vụ vòng quanh khi vắng bóng
công nghiệp.
Khi phát triển kinh tế, người ta có khuynh hướng rời khỏi nông nghiệp truyền thống được coi là lạc hậu. Thậm chí đối với nền nông nghiệp hiện đại với cơ giới hóa, tự động hóa, thủy lợi hóa, thì nhu cầu lao động cũng giảm đi rất nhiều, số lao động dôi dư trở thành vấn đề lớn. Công nghiệp và dịch vụ vốn là khu vực sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên sẽ là thảm họa khi lao động ào ạt rời khỏi nông nghiệp bị coi là vất vả, trong khi công nghiệp không bố trí kịp hoặc bị sao nhãng, dẫn đến việc người lao động không nghề nghiệp, không được đào tạo, không có chỗ làm việc, dẫn đến làm các dịch vụ vòng quanh lẫn nhau, mà không tạo ra các giá trị vật chất thực, thu nhập thấp, các vấn đề xã hội xuất hiện. Khi số hoạt động dịch vụ vòng quanh kiểu này trở nên quá lớn sẽ cản trở phát triển kinh tế. Một ví dụ điển hình là nền kinh tế Philipin những năm 1960, 1970 phát triển rất khá, đứng đầu các nước khu vực Đông Nam Á, được ADB đặt trụ sở chính, các sản phẩm công nghiệp được xuất khẩu mạnh. Nhưng sau đó lại có khuynh hướng chỉ quan tâm đến phi nông nghiệp, mà không quan tâm thích đáng đến công nghiệp, dẫn đến việc người nông dân rời khỏi nông nghiệp là vào ngay khu vực dịch vụ với tỷ lệ rất cao. Cứ nghĩ là tạo ra nhiều dự án vui chơi để thu hút người đến chơi là được và mong có nhiều dịch vụ kèm theo. Nhưng mà người ta không thể chơi mãi, mà không làm ra sản phẩm vật chất phục vụ cuộc sống. Còn dịch vụ kèm theo như là anh giặt quần áo cho tôi, tôi đánh giầy cho anh thì không thể quá nhiều. Nền kinh tế đã chững lại trong 20 năm. Gần đây Philipin đã có nhận thức lại vấn đề và đặt trọng tâm phát triển kinh tế vào công nghiệp chế tác, chế tạo. Philipin lấy công nghiệp chế tác, chế tạo để tạo giá trị gia tăng cho phát triển và thu hút lao động. Hướng đi này đã ghi nhận thành công bước đầu. Hiện tượng này cũng được ghi nhận ở một số nền kinh tế ở Châu Phi, Mỹ La Tinh, Châu Á. Tỷ lệ lao động trong khu vực dịch vụ rất cao, dẫn đến các vấn đề xã hội nhức nhối như mại dâm, thu nhập thấp, lao động vị thành niên, bình đẳng giới, giáo dục đào tạo.
5. Công nghiệp và công nghiệp
chế biến.
Rõ ràng là nói đến một nền kinh tế công nghiệp thì phải có công nghiệp. Nhưng khái niệm này cũng có nội hàm riêng. Cái giá trị tạo ra lớn nhất đến từ công nghiệp chế tạo, chế tác, chế biến. Giá trị đến từ công nghiệp khai khoáng rất thấp. Ta hình dung rất dễ khi thấy cái máy tính chỉ nặng 1 kg giá hơn nghìn USD, trong khi cả tấn quặng chỉ được cỡ trăm USD, nếu chế biến thành bán thành phẩm như allumin cũng chỉ có giá vài trăm USD/tấn. Đương nhiên phải có đầu tư, công nghệ thì mới làm được công nghệ chế tác, chế tạo, chế biến. Nhưng nếu đi theo con đường công nghiệp khai khoáng thì không bao giờ phát triển được và phải chịu ảnh hưởng của tác động môi trường từ khai mỏ. Công nghiệp gia công, lắp ráp tuy tạo được số việc làm đáng kể, doanh số xuất khẩu ấn tượng, nhưng không thể duy trì mãi, vì khi chi phí lao động tăng, ưu đãi của nước chủ nhà hết, thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút để chuyển sang nơi khác hấp dẫn hơn. Công nghiệp lắp ráp, gia công đến từ các nhà đầu tư nước ngoài có nguyên liệu, thị trường, công nghệ, thương hiệu để tranh thủ ưu đãi của nước chủ nhà. Kinh nghiệm của Nhóm NIEs cho thấy họ chuyển rất nhanh từ gia công, lắp ráp sang chế tác, chế tạo, chế biến. Một thông điệp là công nghiệp hóa thực sự phải dựa trên công nghiệp chế tác, chế tạo, chế biến. Con đường này tuy khó, nhưng là con đường dẫn đến thành công. Có nhà quản lý nói rằng làm công nghiệp chế tác khó quá, thôi thì có gì ăn nấy, có quặng ăn quặng, gia công, lắp ráp được tí nào hay tí ấy, rồi từ từ tính sau. Xã hội có chấp nhận điều này không?
10 Nền kinh tế có quy mô lớn nhất thế giới
2013
Số TT
|
Địa danh
|
GDP 2013, nghìn
tỷ USD
(làm tròn 2 chữ số thập phân)
|
1
|
Mỹ
|
16,24
|
2
|
Trung Quốc
|
9,02
|
3
|
Nhật Bản
|
5,15
|
4
|
Đức
|
3,60
|
5
|
Pháp
|
2,74
|
6
|
Braxin
|
2,46
|
7
|
Anh
|
2,42
|
8
|
Nga
|
2,21
|
9
|
Ý
|
2,08
|
10
|
Ấn Độ
|
1,97
|
Nguồn allzinfo
6. Liệu có thể bỏ qua công
nghiệp để tiến thẳng lên kinh tế tri thức.
Có ý kiến nghiên cứu cho rằng, công nghiệp hóa khó thế thì từ một nền kinh tế nông nghiệp có thể bỏ qua và tiến thẳng lên kinh tế tri thức, vừa giàu, vừa oai, vừa sang. Các dẫn chiếu là các nước G7, OECD, Singapo, Ixraen đang làm, đồng thời một số nước Đông Âu, SNG đang muốn xây dựng nền kinh tế tri thức. Thực tế thì sao? Các nước G7, OECD, Singapo đã trải qua công nghiệp tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế tri thức. Ixraen là đất nước của một dân tộc có trí tuệ siêu phàm, hiếm có, đặc biệt là có nguồn lực từ bên ngoài nhiều tỷ USD hàng năm cho một dân số 5 triệu người. Có lẽ khó có ai theo được mô hình này. Một số nước Đông Âu và SNG như Ba Lan, Hunggary, Séc, Rumani, Ucraina vốn đã có cơ sở công nghiệp khá từ trước năm 1991. Nay có định hướng trở thành nước phát triển cao, trong khi nền tảng công nghiệp từ trước đã bị mai một, đầu tư mới chưa nhiều. Thành công vẫn còn là một thách thức không nhỏ. Do những điều kiện nào đó như là thừa kế, kiều hối, nỗ lực tự thân… ở một số nền kinh tế đã tạo ra một tầng lớp khá giả tương đối, tuy không đại diện cho toàn nền kinh tế, nhưng rất dễ ngộ nhận là công nghiệp hóa, kinh tế tri thức
7. Ý nghĩa của chỉ số GDP/người
trong nền kinh tế công nghiệp.
Để đánh giá một nền kinh tế có nhiều chỉ số như GDP, PPP, HNI. Đối với nền kinh tế công nghiệp thì chỉ số GDP là phù hợp nhất. Nó thể hiện năng lực tạo ra giá trị một cách trực quan, mà các chỉ tiêu khác không có. Có ý kiến cho rằng PPP cũng được. Ý kiến này có ý để nâng mức cho các nền kinh tế có GDP thấp lên cho đẹp số khi so sánh với các nền kinh tế khác. Thực ra điều này không có ích gì, vì nền kinh tế có đạt mức công nghiệp hay chưa là do thực tại bản thân. Hơn nữa PPP là cách tính thu nhập theo sức mua tương của một nền kinh tế. Đơn giản là một bó rau ở Việt Nam và Mỹ là tương đương về giá trị quy ra USD. Điều băn khoăn là một bó rau có xuất xứ rõ ràng từ vườn rau an toàn có giá trị hoàn toàn khác với bó rau không rõ được trồng bằng dưỡng chất gì, dùng thuốc trừ sâu gì?
Dưới
đây là một bảng phân tích đánh giá về GDP theo đầu người của một số nước.
GDP theo đầu người của một số nước
Nhóm
|
Địa danh
|
GDP/ng
2012 USD
|
Nhận xét
|
BRICS
|
Braxin
|
11340
|
Có hướng phấn đấu là nước CN
|
Ấn Độ
|
1489
|
||
Trung Quốc
|
6188
|
||
Nam Phi
|
7508
|
||
Nga
|
14037
|
Đặc dị
|
|
Macao
|
78275
|
Dịch vụ (đánh bạc và nhậy cảm)
|
|
Trung Đông
|
Arap Saudi
|
25136
|
Khoáng sản (Dầu thô, khí thiên nhiên) không được coi là nước
CN
|
Quata
|
104756
|
||
UAE
|
43774
|
||
Kuwait
|
56514
|
||
NIES
|
Hàn Quốc
|
22590
|
CN
|
Hongkong
|
36796
|
CN
|
|
Đài Loan
|
20336
|
CN
|
|
ASEAN
|
Singapo
|
51709
|
CN
|
Malaisia
|
10432
|
Không nhận là
nước CN
|
|
Thai Lan
|
5480
|
||
Philipin
|
2587
|
||
Indonexia
|
3557
|
||
Việt Nam
|
1755
|
CNH-HĐH
|
|
Đông Âu, SNG
|
Ukraina
|
3867
|
Phấn đấu theo hướng nước phát triển cao
|
Romani
|
7943
|
||
Ba Lan
|
12708
|
Nguồn World Bank
Bảng
này cho thấy Nhóm BRICS dẫn đầu là Braxin với GDP/người 11340 USD, tiếp sau là
Trung Quốc 6188 USD/người, đang phấn đấu quyết liệt để trở thành nền kinh tế
công nghiệp. Nhóm ASEAN dẫn đầu là Malasia với 10432 USD/người vẫn chưa công bố
là nước công nghiệp. Nhóm Trung Đông dẫn đầu là Quata với 104756 USD/người
không được coi là nước công nghiệp, do chỉ thuần túy là khai mỏ dầu, khí với số
lượng lớn. Một chú ý là Macao có 78275 USD/người gấp đôi Hồng Kông, nhưng vẫn
không được coi là nền kinh tế công nghiệp, do thu nhập chủ yếu dựa trên dịch vụ.
8. Cuộc sống đô thị.
Sẽ rất khó hình dung bên cạnh các nhà máy công nghiệp, mà không có một khu đô thị. Ở Việt Nam có nhiều thực tế về việc này. Mỗi nhà máy xi măng, nhiệt điện, hóa chất xây lên là có một khu đô thị theo đấy. Đô thị Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Phả Lại, Uông Bí, Lâm Thao là những điển hình rõ nét. Xét đặc tính công việc của lao động công nghiệp, cho thấy không thể vừa sống ở làng vừa làm việc ở nhà máy được. Ở một số khu công nghiệp vẫn còn chuyện lao động ở làng đi làm nhà máy, tuy nhiên hiện tượng này chỉ là thời gian đầu, về sau dần dần chuyển thành đô thị hết. Công nghiệp hóa sẽ kéo theo đô thị hóa mạnh mẽ và dẫn đến những biến động lớn về xã hội, văn hóa. Nếu không lường trước một cách đầy đủ sẽ dẫn đến những hệ quả phức tạp. Đây là một lưu ý cần thiết cho các nhà quản lý.
Thực tiễn
và lý luận vốn ở ngay trước mắt. Người điều hành vĩ mô của một nền kinh tế sẽ
nghĩ gì? Việc lựa chọn một cơ cấu kinh tế đúng, một con đường phù hợp sẽ dẫn đến
thành công. Những bài học về sự thất bại cũng không phải không có ý nghĩa.
(TĐP)
Oi troi nhieu van de lon qua
Trả lờiXóaTĐP thực sự là có tài. Thơ chẳng qua chỉ là gió thoảng. Đây mới thực sự là kiến thức về kinh tế
Trả lờiXóaThế này thì VN đang ở đâu? Đi theo con đường nào? Xuất thô khoáng sản và gia công lắp ráp ư? Bao giờ bằng Philipin?
Trả lờiXóaMột nghiên cứu sâu, mới, cách nhìn có tầm
Trả lờiXóaHay thiệt, đọc mấy lần mới vỡ dần, mở mang đầu óc
Trả lờiXóaXin phép tác giả em xin đưa vào luận án của em, bảo đảm trích dẫn nguồn nghiêm chỉnh
Trả lờiXóaBlogE hay thật còn phát triển cả khoa học nữa cơ à
Trả lờiXóaBlogE đang trở thành tạp chí khoa học
Trả lờiXóaVấn đề Ukraina đang nóng, các báo đều dẫn số liệu GDP/người của U 2013 là hơn 7000 đô, còn của Ba Lan thì hơn 3 lần so với U. Không rõ ông Phong lấy số liệu 2012 ở đâu, chắc không cùng nguồn với các báo. Số liệu của TDP chỉ xấp xỉ 50% số liệu các báo (Báo VN lấy lại của báo Nga và phương Tây)
Trả lờiXóaSố liệu của World Bank mà
Trả lờiXóaCái này thì dễ đọc hơn thơ Đường
Trả lờiXóaTôi có cùng quan điểm: Đối với dịch vụ thì trước hết là phục vụ công nghiệp, nông nghiệp và nên tránh kiểu dịch vụ của dịch vụ như là anh giặt quần áo cho tôi, tôi đánh giầy cho anh thì không thể quá nhiều...
Trả lờiXóaMỗi người đọc sẽ tự tìm thấy một (một số) vấn đề quan tâm/liên quan để tự tìm hiểu thêm hoặc nghiên cứu tiếp. Tks bác TĐP về bài luận tổng quan, nhiều ý nghĩa. ĐVS
Trả lờiXóaHe he bác Phong lại lên đỉnh
Trả lờiXóaEo ơi, nghe mà thấy sướng...
XóaSướng nhất là lên đỉnh
Trả lờiXóaPhê như con tê tê
Trả lờiXóalâu lắm rồi, không biết lên đỉnh là gì
Trả lờiXóa"Có thể nói Nhật Bản là mô hình công nghiệp đầu tiên của Châu Á với đặc điểm là vẫn duy trì các giá trị truyền thống và lãi suất tín dụng cơ bản bằng không trong suốt nửa sau của thế kỷ 20"
Trả lờiXóa"Thế giới công nghiệp tưởng chừng đã an bài, thì từ những năm 60 của thế kỷ 20 xuất hiện nhóm nước được gọi là Những nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs) gồm Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Hồng Kông. Con đường lên công nghiệp của các nền kinh tế này có nét chung là trước hết lấy gia công, lắp ráp làm xuất phát điểm trong khoảng mười năm sau đó nhanh chóng chuyển sang công nghiệp chế tác, chế biến tạo ra tăng trưởng GDP vượt bậc. Nhập khẩu kỹ thuật từ các nước công nghiệp đi trước, giáo dục đào tạo được quan tâm mạnh, áp dụng các phương pháp quản lý theo kiểu Anh-Mỹ. Các nền kinh tế này số dân không lớn nhưng có nhiều trường đại học đạt tốp đầu của thế giới. Đặc biệt việc hướng tới hiệu quả đầu tư, lợi nhuận thu được từ các dự án đầu tư được đặt lên hàng đầu, để tiếp tục tái đầu tư, quay vòng và huy động vốn đầu tư. Đặc biệt là sự kiện ở Hàn Quốc xóa tín dụng đen, tín dụng lãi suất cao, vốn là gành nặng cho sản xuất công nghiệp. "
Trả lờiXóaMacao có GDP/Capita rất cao 78275 USD năm 2012.
Trả lờiXóaĐang có hàng tỉ USD ngầm chảy ra khỏi Trung Quốc thông qua trung tâm cờ bạc Macau bằng mạng lưới thẻ thanh toán China UnionPay
Trả lờiXóahttp://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/trung-quoc-lung-quan-chuc-tran-trui-20140312205006154.htm
Đọc lại bài này lại thấy có nhiều cái mới, hay
Trả lờiXóaTĐP đã tiên đoán Nga sa sút khi buông lơi công nghiệp chế tác và chỉ dựa vào XK khoáng sản
Trả lờiXóahttp://www.danviet.vn/kinh-te/thu-nhap-cua-nguoi-viet-nam-di-sau-han-quoc-gan-35-nam-623443.html Đọc bài này mới thấy bác Phong đã nói trước từ lâu rồi.
Trả lờiXóa