13 tháng 12, 2012

Khoe bài bút ký mới đăng báo: Dòng chảy Nho giáo

(Nguyễn Xuân Hưng)
Tôi đăng loạt bài bút ký mới trên báo Nghệ thuật mới. Loạt bài có tên "Câu chuyện vô thường", bài 1: Dòng chảy Nho giáo (Gồm 2 phần: Nho giáo là Hán giáo; Bi kịch Mạc)
Đây là ảnh chụp bài trên báo.

Do bài quá dài, nếu bạn nào quan tâm, xin xem tại web của tôi TẠI ĐÂY
Bài thứ 2 sẽ là: Hình bóng Nho giáo (Bóng tối Nho, Niềm bi phẫn Nguyễn)
Bài thứ 3 là: Câu chuyện Trúc Lâm (Di sản Trúc Lâm, trường hợp Tây Du ký) sẽ post sau khi báo đăng

6 nhận xét:

  1. Nặc danh22:59 13/12/12

    Đọc thể loại bút ký này phải đến tầm nào đó mới có thể ngấm và hiểu hết được. Nhưng mà mình thích đọc văn chương như thế này cho dù cũng chưa hiểu hết được. Like!

    Trả lờiXóa
  2. Tôi hiểu rằng, đây là cái nhìn "amatơ" đối với các vấn đề gai góc của lịch sử. Hay nói cách khác, bài ký này đã cố gắng nói về tư tưởng triết học bằng ngôn ngữ phổ thông. Chúng ta mang danh là trí thức, nhưng không có óc phê phán, không có quan điểm độc lập thì giống như những con cừu trong bầy đàn mà thôi. Tôi phát hiện tác giả đã phát biểu một vài ý kiến rất táo bạo, có thể ai đó nói là sai trái. Nhưng phải có người nói ra chứ. Và, tôi tin đó là những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà bác học của Việt nam...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn. Có lẽ chúng ta cũng nên học tập tư duy đa dạng, chấp nhận có tranh luận, nói khác. Tôi viết trong tâm trạng đó. Tôi tin chân lý không có đơn tuyến, một chiều.

      Xóa
    2. Anh XH ơi!Em đã đọc một số tác phẩm của anh và thích,thích TÌNH YÊU NGƯỜI THỢ THỔI..em rất thích những bài tản văn của anh, nó vừa mang tính thời sự( anh vốn là nhà báo)lại được lý giải dưới cách nhìn của một nhà văn, nên dù chỉ là những câu chuyện đời,rất đỗi bình thường cũng cho người đọc tìm thấy sự tinh tế hay ý nghĩa sâu sắc.Các bài viết với tiết tấu chậm,ý tưởng sâu xa.. đã phần nào toát lên phong cách NHO GIÁO?!
      Nho giáo,những triết lý của Khổng Tử,Phật giáo.Là CON ĐƯỜNG mà mỗi người chân chính đều mong muốn hướng tới và tu tập.. nhưng đồng thời cũng là những phạm trù vô cùng mênh mông và sâu thẳm,không dễ gì ai cũng hiểu hết được.
      Cảm ơn anh đã đăng bài bút ký,hy vọng sẽ còn được đọc những bài tiếp theo.
      Em nghĩ Kinh Thư là những bài thơ hóa từ những Kinh kệ nhà Phật chứ không phải "Thơ của người Kinh" đâu ạ?
      Người dịch Kinh Thư hay nhất là Phạm Thiên Thư (em nghĩ thế).
      Vài dòng suy nghĩ, có gì chưa phải anh đừng cười nhé!

      Xóa
    3. Nếu hiểu Kinh Thi như thế thì không đúng rồi. Kinh Thi là một trong Ngũ kinh (5 bộ sách) kinh điển của Trung Quốc, mà người học chữ Hán xưa kia phải học (Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Xuân Thu), đáng lẽ còn Kinh Nhạc nhưng đã thất truyền. Kinh Thi là bộ hàng nghìn bài thơ dân gian của Trung Quốc cổ đại, mở đầu là bài rất nổi tiếng "Quan quan thư cưu, tại hà chi châu..." mà ai ai học cổ văn cũng phải học qua... Bạn hiểu như vậy, chắc hay nghe đến Kinh Phật. Hiện nay Phật giáo giữ lại nhiều từ cổ, "kinh" thực ra là một loại sách giáo khoa mở rộng. Từ "kinh" nay chỉ để chỉ các sách kinh điển của tôn giáo. Câu hỏi nghi vấn "Kinh Thi có phải thơ nước Kinh không?" là cách đặt vấn đề trêu tức độc giả thôi. (NXH)

      Xóa
  3. Ra là thế! Cảm ơn anh nhiều!

    Trả lờiXóa

Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.