Ai đã từng đến Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ), một vùng đất phì nhiêu, trù
phú của vùng Tây Bắc, hẳn không thể không ngất ngây trước cánh đồng bằng phẳng, thẳng cánh cò bay rộng thứ
hai khu vực Tây Bắc, nổi tiếng với “gạo trắng, nước trong”, với đặc sản chè
tuyến Shan cổ thụ, với hương thơm nồng nàn của nếp Tan Tú Lệ. Với những thửa ruộng bậc thang mượt mà, óng ả trong nắng,
trải tới chân núi xa, Mường Lò xứng với câu ca: “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than,
tứ Tấc” nổi tiếng từ lâu. Trong số bốn thung lũng lớn nổi tiếng vì phong cảnh đẹp và khí hậu trong
lành ở vùng Tây Bắc, thì cánh đồng Mường Lò được xếp thứ hai sau Mường Thanh
(tỉnh Điện Biên) và đứng trên Mường Than (Than Uyên, Lai Châu) và Mường Tấc
(Phù Yên, Sơn La). Mường Lò hiện nay gồm thị xã Nghĩa Lộ và một số xã thuộc
huyện Văn Chấn. Từ trên cao nhìn xuống, cánh đồng Mường Lò như một cái chảo
lớn, xung quanh là những triền núi quanh năm mây phủ. Vào mùa xuân, sương mù
càng đậm đặc hơn.
Nơi đây có những cô gái dân tộc Thái đen thật xinh tươi vẫn tự nhiên tắm tiên bên dòng suối hiền hòa thơ mộng, tạo nên hình ảnh thật hữu tình đã làm say đắm bao chàng trai thành phố. Trong một bài Tùy bút của mình, Vũ Bằng đã kể rằng, thời kháng chiến chống Pháp ông đã từng tắm suối với chị em như thế. Bây giờ tục lệ này vẫn còn được duy trì ở Mường Lò và thi sĩ VKH cũng đã khẳng định trong lời nhận xét của mình ở phần tin lạ blog 8e cách đây không lâu (xem bài tắm suối của NXH). Một số thanh niên thành phố rất "ga lăng" cũng đã lên đây, cùng tắm với bà con dân tộc, thật là thú vị. Mời các bạn thưởng thức thơ VKH và suy nghĩ xem mùa hè này có nên tổ chức một chuyến du lịch lên Mường Lò hay không?
Nghĩa Lộ phố của ngày xưa
Căng đồn Pú Trạng bây giờ còn đây
Cha xưa đuổi Pháp đánh Tây
Một vùng lòng chảo núi vây bốn bề
Đường vào Nghĩa Lộ quanh co
Qua Đèo Ách đến Mường Lò là say.
Tay ngà nâng bát rượu đầy
Điệu xòe em múa đắm say tình người
Rượu thơm em lại khéo mời
Đường xa dốc thẳm đi rồi thành quen.
Lời thơ, câu hát êm đềm
Giữ người ở lại say mềm cùng em.
Anh vào Nghĩa Lộ mà xem
Đầu làng cuối bản rượu thơm em mời.
Đêm nay trăng sáng đầy trời
Tình sâu nghĩa nặng xa rồi vẫn say!
VKH - Tháng 8/2007
Căng đồn Pú Trạng bây giờ còn đây
Cha xưa đuổi Pháp đánh Tây
Một vùng lòng chảo núi vây bốn bề
Đường vào Nghĩa Lộ quanh co
Qua Đèo Ách đến Mường Lò là say.
Tay ngà nâng bát rượu đầy
Điệu xòe em múa đắm say tình người
Rượu thơm em lại khéo mời
Đường xa dốc thẳm đi rồi thành quen.
Lời thơ, câu hát êm đềm
Giữ người ở lại say mềm cùng em.
Anh vào Nghĩa Lộ mà xem
Đầu làng cuối bản rượu thơm em mời.
Đêm nay trăng sáng đầy trời
Tình sâu nghĩa nặng xa rồi vẫn say!
VKH - Tháng 8/2007
Ôi Mường Lò tuyệt với quá, thể nào VKH gắn bó với vùng đất ấy lâu thế. Ước gì tôi cũng được lên đó tắm suối với các em Thái nhỉ!
Trả lờiXóaNẶC DANH
Trả lờiXóaĐọc thơ VKH đã thấy mê rồi, đọc lời giới thiệu của BBT lại càng mê hơn. Nhưng xem ảnh minh họa thì tôi không còn cảm giác như khi đọc "tin lạ" nữa. Chàng trai trong ảnh hao hao Ngô Nhật Triển, NCT nhà mình, tiếc rằng trong ảnh chỉ có 1 em, còn lại là 1 cháu và 3 bà (!).
Bức ảnh là minh chứng chuyện tắm tiên là phong tục truyền thống lâu đời của phụ nữ Mường Lò và sẽ còn duy trì lâu nữa tới dời con, đời cháu họ. Ôi sao yêu Mường Lò quá!
XóaCó một vấn đề mà tôi biết rất nhiều người nhầm lẫn: Bạn biết gì về Thái trắng và Thái đen, họ khác nhau như thế nào? Tôi biết khá nhiều người không biết.
Trả lờiXóaCâu hỏi của bạn đặt ra cho cựu sinh chuyên toán HH72-75 chẳng khác gì "thách nhà giàu húp tương", đừng tưởng chỉ có mình biết mà đã múa rìu qua mắt thợ nhé. Sơ qua hai đường uyền để bạn biết thôi, vì phần này không viết được nhiều.
XóaThái Trắng: Thường nhật, phụ nữ Thái Trắng mặc áo cánh ngắn (xửa cóm), váy màu đen không trang trí hoa văn. Áo thường là màu sáng, trắng, cài cúc bạc tạo hình bướm, ve, ong... Cổ áo hình chữ V. Thân áo ngắn hơn áo cánh người Kinh, tạo dáng ôm chặt lấy thân, khi mặc cho vào trong cạp váy. Váy là loại váy kín (ống), màu đen, phía trong gấu đáp vải đỏ. Khi mặc xửa cóm và váy phụ nữ Thái còn tấm choàng ra ngoài được trang trí nhiều màu. Khăn đội đầu không có hoa văn mà chỉ là băng vải chàm dài trên dưới 2 mét... Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài màu đen. Đây là loại áo đầu thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải 'khít' ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ chưa chồng hay có chồng không có dấu hiệu quy định nhận biết... Họ có loại nón rộng vành.
Thái Đen: Thường nhật phụ nữ Thái Đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm hoặc đen), cổ áo khác Thái đen là loại cổ tròn, đứng. Đầu đội khăn gọi là "piêu" thêu hoa văn nhiều mô-típ trang trí mang phong cách từng mường. Váy là loại giống với phụ nữ Thái Trắng đã nói ở trên. Lối để tóc khi có chồng búi lên đỉnh đầu gọi là "Tằng cẩu";khi chồng chết có thể búi tóc thấp xuống sau gáy ; chưa chồng không búi tóc. Trong lễ, tết áo dài Thái Đen đa dạng với các loại xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu mà mô-típ hơn Thái Trắng.
Mường Lò gạo trắng nước trong
Trả lờiXóaAi lên đến đó lòng không muốn về
Thái đen khác Thái trắng là do phân biệt về văn hóa, phong tục, tập quán. Thái đen mặc áo khuy bạc, cổ tròn cao (giống giống áo dài người Kinh), còn Thái Trắng áo cổ trái tim và cài khuy dây vải. Búi tóc (tằng cẩu) của phụ nữ chỉ có ở Thái Đen. Khăn Piêu cũng chỉ có ở Thái Đen. Cho nên có anh bạn đến chỗ người Thái Trắng, nói chuyện tằng cẩu với khăn Piêu, bị các cô gái cười rúc rích.
Trả lờiXóaThực ra, phân hệ dân tộc Thái còn có tộc Thái Đỏ, nhưng ngày nay còn ít. Đại đa số chuyên gia cho rằng, Thái Đen chính là chuyển từ Thái Đỏ sang. Bởi vì quan niệm của người Thái là con người là kết quả của Po (bố) và Me (mẹ). Điều này gần với phong tục thờ sinh thực khí của các dân tộc khác. Theo người Thái, chất Po mầu trắng, chất Me màu đỏ. Trang phục Thái theo hệ Po, toàn màu trắng, màu sắc sáng thuộc dương, xõa tóc. Trang phục Thái theo hệ Me màu đỏ, búi tóc (tằng cẩu). Sau này, hệ Me chuyển sang thành Thái Đen, màu sắc sẫm, thuộc âm. Khăn Piêu là loại thuộc về "kut piêu" (ngọn lửa sự sống).
Tôi có một cô bạn họ Tòng ở Sơn La, nói rằng, người Thái Đen chính là dân đa số, còn Thái Trắng chỉ là thiểu số của Thái. Cô ấy ví von: Thái đen là người Kinh của Thái. Tôi hỏi tục tắm suối và cúng vía thì sao? Cô ấy bảo Thái nào cũng tắm suối. Việc phân định Thái Đen hay Thái Trắng rõ ràng không căn cứ vào màu da, vì tôi thấy các cô Thái Đen trắng nuột nà. (NXH)
NXH thân mến! mình ở Nghĩa Lộ lâu nhưng không biệt được cụ thể như bạn đã dẫn. Thực ra Nghĩa Lộ chủ yếu là Thái đen(nhưng làn da không đen đâu). Ngoài ra để phân biệt phụ nữ có chồng hay chưa còn căn cứ vào hàng cúc hình con bướm ở áo cỏm. Chưa chồng thì số hàng là lẻ;dây xà tích đeo thắt lưng nếu có chồng thì đeo nhiều thứ hơn trong đó có cả chìa khóa...Hồi mình còn ở ngoài tỉnh, có một anh bạn đưa học sinh thực tập trong đó, thấy dây lưng xanh của một thiếu nữ Thái khen xinh và "vô tình" làm tuột dây lưng.....Sau bị chồng cô ấy phạt vạ 3 mâm rượu đấy.Thôi anh em mình cứ ngắm xa thôi, đừng có chạm vào dây nguy hiểm lắm!
XóaTôi sẽ lên Mường Lò chơi, gọi VKH làm hướng dẫn viên. Tất nhiên tôi đã chuẩn bị sẵn 9 mâm rượu rồi, khỏi phải lo nhé
XóaCảm ơn anh XH nhé! giờ em mới hiểu được thật nhiều bản sắc văn hóa của người Thái nói chung và người Thái Đen, Thái Trắng nói riêng. Qủa thật em đã nghĩ về cái tên gọi của họ một cách cực kỳ đơn giản và sai lầm vô cùng: Thái Đen là vì họ đen nhẻm, còn Thái Trắng là vì họ trắng bóc...Hi hi
XóaAnh VKH ơi! Bài thơ của anh như bức tranh hữu tình về một miền sơn cước. Có phải con người và cảnh vật nơi đây đã làm anh chẳng thấy đường về?
Xóa"Lời thơ, câu hát êm đềm
Giữ người ở lại say mềm cùng em".
N22 em đọc ĐÊM TRĂNG MƯỜNG LÒ của anh VKH và lời giới thiệu về MƯỜNG LÒ (Gồm cả ảnh minh họa) của BBT, mà em vừa sợ lại vừa thích đến MƯỜNG LÒ. Em sợ đến MƯỜNG LÒ không có chỗ tắm, phải đi “tắm tiên” như thế thì em không quen, em ngại lắm. Bởi em là phụ nữ dân tộc Kinh mà (Điều này chắc chỉ các anh là thích thôi ạ). Còn em thích đến MƯỜNG LÒ, vì những gì anh VKH giới thiệu trong bài thơ hấp dẫn quá! Em thích được ngắm cảnh núi non hùng vĩ “Một vùng lòng chảo núi vây bốn bề”. Em thích múa theo những điệu xòe Thái. Lớp em ngày xưa cũng có mấy chị Thái trắng Thái đen. Các chị đều trắng trẻo, xinh xắn và múa xòe rất giỏi. Nhưng em thích nhất là … rượu cần. Thỉnh thoảng, em đi công tác, các đoàn Sơn La, Lai Châu, Yên Bái … mang rượu cần đến. Đêm giao lưu, chúng em xòe nụ xòe hoa và uống rượu cần. Nó chua chua, nhàn nhạt, thơm thơm … nhưng em chưa say. Em ước được đến MƯỜNG LÒ để được “say mềm” như anh VKH nói. Có điều, em hơi “buồn một chút” anh VKH ạ, hình như, người ở MƯỜNG LÒ chỉ quí khách nam thôi. Em chỉ thấy:
Trả lờiXóa“Tay ngà nâng bát rượu đầy
Điệu xòe em múa đắm say tình người
Rượu thơm em lại khéo mời
Đường xa dốc thẳm đi rồi thành quen.
Lời thơ, câu hát êm đềm
Giữ người ở lại say mềm cùng em.”
N22 em mà đến đó, liệu có được “Giữ … ở lại” để “say mềm” không anh? Có anh Thái đen Thái trắng nào muốn giữ phụ nữ người Kinh không anh? (N22).
Văn học Thái có tác phẩm truyện thơ khuyết danh nổi tiếng "Xống chụ xon xao" (Tiễn dặn người yêu), niềm tự hào của dân tộc Thái. Nhà văn Mạc Phi dịch bài thơ hơn 1.800 câu này. Tóm tắt: Người con trai yêu cô con gái, nhưng cô gái bị cha mẹ gả cho nhà giàu. Anh con trai quyết đi làm giàu ở xa, khi có tiền giàu có rồi thì ra về đúng ngày cô gái bị đưa về nhà chồng. Anh con trai bèn quyết đến để kịp tiễn người yêu về nhà chồng. Sau này, cô gái bị nhà chồng hắt hủi, bán ra chợ, thì anh người yêu cũ lại mua được, nhưng anh ta không nhận ra cô gái nữa...Sau đây là mấy đoạn:
Trả lờiXóaQuảy gánh qua đồng ruộng,
Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng
Vửa đi vừa ngoảnh lại,
Vừa đi vừa ngoái trông,
Chân bước xa lòng càng đau nhớ.
Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,
Tới rừng lá ngón ngón trông.
Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;
Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,
Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi.
[...]
Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,
Quấn quanh vai ủ lấy hương người,
Cho mai sau lửa xác đượm hơi,
Một lát bên em thay lời tiễn dặn!
Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,
Bé xinh hãy đưa anh bồng,
Cho anh bế con dòng, đừng ngượng,
Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn.
[...]
"Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở,
Đợi mùa nước đỏ cá về,
Đợi chim tăng ló hót gọi hè.
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già."
(NXH)
Anh NXH, VKH ơi, tháng mấy lên Mường Lò thì có lúa chín nhỉ? Anh còn nhớ lần trước em nói là khi nào các anh đi lên chỗ anh VKH thì cho em đi với nhé, các anh thì xem gái Thái tắm trần, còn em xem lúa chín ruộng bậc thang và xem cảnh các anh ngắm trộm các em gái Thái tắm??? Nghĩ thế đã thấy sướng rồi.
Trả lờiXóaĐôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở,
Trả lờiXóaĐợi mùa nước đỏ cá về,
Đợi chim tăng ló hót gọi hè.
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già
Đoạn thơ này hiện đại quá. Người Thái thế này thì văn minh quá rồi... Đọc thế này, cánh teen bây giờ khóc thét...
Họ kì cọ bằng hòn đá thì phải ?
Trả lờiXóaNgày còn bé ở quê mình khi tắm cũng kỳ bằng hòn đá gọi là ĐÁ KỲ. Nhiều lần bà mình kỳ cho mình rát ghê nhưng cũng thích thích vì ra rất nhiều ghét. Hồi ấy chẳng có xà phòng để tắm bao giờ. Một tuần gọi đầu một lần nước bồ kết. Nhà nào cũng có vài viên đá kỳ.(NCT)
XóaNhớ lại viên đá kỳ thấy kinh hoàng, kỳ xong thì da bị xước khá xót. Phụ nữ không nên dùng đá kỳ.
XóaBài thơ VKH viết theo thể lục bát nên không thể lột tả hết cái đẹp, cái duyên dáng của Mường Lò. Nếu xét riêng trong các bài thơ lục bát thì đây là một bài thơ khá hay. Nhưng xét tổng thể những bài thơ viết về Mường Lò/về Tây Bắc thì bài thơ này chưa thể xếp hạng. Hy vọng blog 8e9e10e sẽ tiếp thêm cảm hứng để VKH có thể viết những bài thơ hay hơn. Tóm lại đọc Đêm trăng Mường Lò, tôi khoái lời giới thiệu và những bức ảnh hơn là bài thơ. Dù sao cũng cảm ơn VKH, bởi nếu không có bài thơ của anh thì sẽ chẳng có bức ảnh chàng trai thành phố lên tắm suối cùng với các bà, các cô và các em Thái đen, mà tôi đoán rằng ai cũng phải ghé mắt vào đó xem một chút trước khi quyết định đọc hay không đọc bài thơ của anh.
Trả lờiXóaThơ anh còn đây, mới đó thôi ... Vậy mà anh đã ra người thiên cổ rồi.
Trả lờiXóaCuộc sống thật ngắn ngủi lắm thay!