6 tháng 3, 2013

Bên kia mặt trăng. Kỳ 2: Tố Hữu

Sau bài viết về Xuân Diệu, tôi bị phê phán vì "tại sao không nói cái hay, mà tỉa cái dở" của các bậc tài hoa. Tuy nhiên, đây là sự trao đổi để có một bài học nào đó mà thôi. Họ không vì tôi mà trở nên thiệt thời hơn. Điều gì họ làm thì đã làm rồi. Còn người đọc thì cũng có quyền gì chứ?
Bên kia mặt trăng 
Kỳ 2: Tố Hữu

Ông Tố Hữu đại thụ thơ cách mạng, nói gì thêm về điều đó cũng như giọt nước vẩy vào biển lời tụng ca của các cây bút phê bình văn học một thời. Nhưng hóa ra đó cũng chỉ là mặt trước của Mặt trăng.
Giờ đây, lật giở lịch sử phong trào Nhân văn –Giai phẩm, thì thấy có mối liên hệ về học thuật với thơ Tố Hữu. Đây không phải là sự liên hệ về quản lý, mà thuần túy nội dung. Những người chủ trương Nhân văn Giai phẩm thoạt đầu phê phán thơ Tố Hữu trong tập Việt Bắc, coi đó là những bài lạc quan tếu, không tương xứng với tầm cỡ cuộc kháng chiến của dân tộc. Nhân dân Việt Nam theo Đảng đâu phải là đi hội nhẹ nhàng như thế… Và, phương pháp luận của phe đánh Nhân Văn là: Phê phán thơ Tố Hữu tức là phê phán cách mạng, phê phán Đảng, nói xấu chế độ. Thế là cuộc đấu tranh huynh đệ tương tàn giữa các văn nghệ sĩ nổ ra.
Sau này, thế hệ học sinh vào lớp 1 năm 1965, ra trường năm 1975 đã ăn đủ những bài thơ lạc quan cách mạng của Tố Hữu, với những tụng ca viên Hoài Thanh, Hà Minh Đức…
Thơ Tố Hữu thực sự có nhiều bài hay. Nhưng cũng không ít bài dở, thậm chí rất dở. Thôi thì nói Tố Hữu dở thế này thế kia khó mà kín kẽ như các nhà phê bình chuyên nghiệp. Ở đây chỉ dẫn chứng một baì thơ của Tố Hữu, mà vì bài này, Tố Hữu đã thành bia miệng. Đó là bài “Đời đời nhớ Ông” ca ngợi Stalin. 
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã… làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông!
Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời.
Sự tôn kính lãnh tụ khiến Nhà thơ viết bài này, trong bối cảnh tuyên truyền khi mà Stalin mất, Liên Xô đang hùng mạnh, không thể trách Nhà thơ không biết những sai lầm của Stalin, mà sau này chính người Liên Xô đả phá. Nhưng cách mô tả cực đoan hóa cái tâm trạng kính yêu lãnh tụ khiến Nhà thơ bị “gậy ông đập lưng ông”. Con bé trẻ con tập nói, thì nó nói: Aa, ba ba, ma ma… Chứ còn trẻ con đầu lòng tập nói đã nói được ‘Stalin” thì có lẽ là siêu nhân chứ không phải là người. Điều mà các lãnh tụ khởi xướng Đề cương Văn hóa Việt Nam vạch ra, cho một nền văn hóa “chân, thiện, mỹ” thì Tố Hữu sai ngay ở cái “chân”. Sau này, người ta mở rộng ra, cần phải “Khoa học, Dân tộc, Đại chúng”, thì Khoa học cũng sai, mà Dân tộc cũng sai.
Gần đây, thật bất ngờ, có tác giả trên mạng phát hiện, thực ra bài thơ này Tố Hữu cũng “bị ảnh hưởng” bởi bài thơ của George Orwell, trong tác phẩm “Trại súc vật”. Ông đưa ra bài thơ ‘Đồng chí Napoleon” như sau:
Comrade Napoleon
Friend of the fatherless!
Fountain of happiness!
Lord of the swill-bucket!
Oh, how my soul is on
Fire when I gaze at thy
Calm and commanding eye,
Like the sun in the sky,
Comrade Napoleon!

Thou art the giver of
All that thy creatures love,
Full belly twice a day, clean straw to roll upon;
Every beast great or small
Sleeps at peace in his stall,
Thou watchest over all,
Comrade Napoleon!

Had I a sucking-pig,
Ere he had grown as big
Even as a pint bottle or as a rolling-pin,
He should have learned to be
Faithful and true to thee,
Yes, his first squeak should be
‘Comrade Napoleon!’
Chắc chắn ai biết tiếng Anh, có thể hiểu ý tứ, nội dung của các dòng được làm đậm, làm nghiêng tương ứng.
Cần biết rằng, cuốn “Trại súc vật” ra đời khoảng năm 1946, còn bài thơ Tố Hữu viết là khi Stalin từ trần. Nếu Tố Hữu có bản tiếng Pháp lưu hành ở Việt Bắc, có nghĩa là ông ấy đã “phiên dịch” thành thơ mình.
Có thể coi đó là đạo thơ. Tuy nhiên, điều này chỉ là phỏng đoán. Nó chỉ nẩy ra một bài học, rằng nghệ sĩ hay công dân khi đã đặt bút làm thơ, thì chỉ làm tay sai cho chính tâm hồn mình. Người nghệ sĩ chân chính chỉ có thể tụng ca nhân dân mình, Tổ quốc mình. Tố Hữu bia miệng vì đã làm khác đi điều đó. Thật bất hạnh cho ông, một người chỉ huy của đội quân văn nghệ sĩ một thời, dẫn dần lộ ra khoảng tối bên kia sự tôn sùng mà người ta dựng lên.

6 nhận xét:

  1. Nặc danh09:10 7/3/13

    Tôi thấy trên mạng đang lưu truyền bài thơ có liên quan đến chuyện này như sau:

    Thương biết mấy khi gà con tập gáy
    Tiếng đầu lòng em gáy “Napoleon”
    Thương cha, thương mẹ, thương chồng
    Thương mình thương một, thương ông thương mười
    Nhờ ông mới có mặt trời
    Nhờ ông mới có một đời tự do
    Nhờ ông có bát cơm no
    Nhờ ông gà gáy ó o vang hòa
    Những con vịt nhỏ không cha
    Thấy ông chúng nó khóc òa mừng vui
    Những con chim nhỏ trên trời
    Thấy ông chúng hót vạn lời ngợi ca
    Con ngựa đang phi đường xa
    Thấy ông ngựa hí như là sứơng rân
    Bầy chó đang đứng trong sân
    Thấy ông chúng nó bất thần sủa vang
    Cuộc đời lòai thú sang trang
    Nhớ ơn kẻ đã cưu mang chúng mình
    Kể sao cho hết ân tình
    Chỉ còn một cách làm thành trường ca
    Ngày xưa khóc lóc xót xa
    Ngày nay có khóc đó là quá vui
    Ngày xưa xiềng xích trói đời
    Có ông xiềng xích liền rơi rụng liền
    Nhìn xem Tổ Quốc mọi miền
    Con đường rộng mở thiêng liêng đón chào
    Trên trời có mấy vì sao
    Cũng không so được công lao Na Bồ
    Từ đây sông Mã, sông Lô
    Suối vui đời suối, sông hồ hởi sông
    Từ đây trên khắp ruộng đồng
    Không còn có cảnh bất công ê chề
    Không còn tiếng sáo tái tê
    Của người thổi sáo hành nghề thiến heo
    Khi xưa ông đã từng leo
    Giờ đây ông vẫn gieo neo hội đòan
    Lãnh đạo cực khổ vô vàn
    Còn hơn nhảy nọc mười ngàn con heo
    Phải đâu là được gái heo
    Ở đây thân chủ toàn heo nái xề
    Thương ông thương trọn tình quê
    Kính ông kính trọn lời thề trăm năm
    Yêu ông em vẫn mong thầm
    Hàng ngày ông có Nhân Sâm ăn hòai
    Để cho sức khỏe dẻo dai
    Để đời còn mãi còn hòai heo con
    Còn heo, còn nứớc, còn non
    Thì còn vạn tấm lòng son mong chờ
    Nam Vang đẹp nhất Biển Hồ
    Trần gian đẹp nhất..Na Bồ Lê Ông !

    Giá ông Tố Hữu không viết là "con tập nói" mà viết "con gà tập gáy" như bài thơ này thì có lẽ hình ảnh sẽ chính xác hơn. Khi con gà đã gáy tròn tiếng rồi thì tiếng gáy của nó là Ò ó o......o, còn khi mới tập gáy thì tác giả nghe thấy S ta lin....in cũng không sai. Dù sao thì cũng phải thừa nhận thơ Tố Hữu nhiều bài đã ghi đậm dấu ấn trong hai, ba thế hệ người Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây cũng là 1 phóng tác trên cơ sở nhại lại bài "ĐỒng chí Napoleon" trong Tác phẩm "Trại súc vật" (NXH)

      Xóa
  2. Nặc danh09:40 7/3/13

    Phó thường dân em cho rằng, chẳng cứ MẶT TRĂNG, chẳng cứ Xuân Diệu hay Tố Hữu, mà bất cứ cái gì, bất cứ ai ... cũng đều có 2 mặt ánh sáng và bóng tối. Huân chương cũng có hai mặt đẹp đẽ và sần sùi. Xã hội cũng có cả một "xã hội đen" phía sau. Mỗi người bình thường chúng ta (chẳng cứ gì những người nổi tiếng), nói như Nguyễn Minh Châu nói trong một tác phẩm của mình: Trong con người tôi, lẫn lộn người tốt và kẻ xấu, bóng tối và ánh sáng, thiên thần và ác quỷ ... Vậy nên, những nhà thơ nổi tiếng, ngoài những bài thơ được nhiều người tán thưởng, thì có một vài bài không được tán thưởng, cũng là chuyện thường tình. Nói gì đến việc: Thời của Tố Hữu, vị trí của Tố Hữu, tụng ca hơi quá có khi cũng là việc buộc phải làm. Tôi và các bác, chúng ta, giờ đây cũng buộc phải làm khối việc mà mình không muốn đấy thôi, có điều, không ghi lại vào thơ, hoặc có khi ghi lại bằng thơ mà không dám công bố. Có phải không các bác?

    Trả lờiXóa
  3. Tôi đề nghị đề bạt 09.40 lên cấp trưởng !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như thế thì đề bạt vượt cấp quá, ta chưa có thông lệ, sợ bạn đọc thắc mắc mà người được đề bạt lại sinh bệnh kiêu căng, tự phụ. Tôi đề nghị trước mắt cắt chữ "Phó" và Bổ nhiệm chức "thường dân" blog E, giao BBT theo dõi thêm một thời gian thử thách nữa mới xem xét đề bạt lên cấp "trưởng thường dân".

      Xóa
  4. Nặc danh17:02 7/3/13

    Các anh có quyền gì mà cắt chức "Phó" của thường dân em để em chỉ còn là thường dân? Bổ nhiệm thành trưởng em cũng không muốn. Khả năng của em không đảm đương được. Còn theo dõi em thì, ok, nếu các anh thích. Có điều, nếu các anh để ý thì sẽ thấy Phó thường dân em có mặt ở blog từ rất lâu rồi. Em đều xưng danh ấy.

    Trả lờiXóa

Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.