5 tháng 3, 2013

Giá vàng

Mấy ngày nay, blog E đón 8/3 khá sôi nổi. Tuy nhiên, chúng ta như con cá sống trong nước, mà nước của chúng ta thì cơm áo gạo tiền vẫn không đùa với khách thơ. Tôi xin post bài về "Giá vàng" của tác giả xưng là "Cụ Bùi", người đã viết loạt bài về tái cơ cấu, về khủng hoảng, với giọng văn đặc trưng ỡm ờ, tục mà chỉnh...

Giá vềnh

Tại sao giá vàng Việt Nam không liên thông giá thế giới?
Em nhận được rất nhiều câu hỏi tương tự như trên và vô vàn bức xúc tại sao dân Việt Nam phải mua vàng cao hơn nhiều lần các bạn bè trong khu vực và quốc tế. Thậm chí, có nhiều người khẳng định có "vấn đề" vì chính bạn Lọ Duồi cũng đã đăng đàn khẳng định, "chỉ cần giá vàng Việt Nam cao hơn giá thế giới 400,000 đồng, là đã có vấn đề, là có hiện tượng xuất/nhập lậu". Ấy vậy, hơn 2 năm kể từ ngày ông bạn em nhận chức, giá Việt Nam chênh mẹ với giá thế giới dững....4,000,000 đồng. Đóe ai nói ra, dưng việc tăng gấp 10 lần thì cũng đã vô cùng... phản cảm. 
Dưng để hiểu được vấn đề giá vàng là một nghiệp vụ vô cùng phức tạp, chả thế mà năm ngoái, ACB, một trong những đơn vị sành sỏi trong kinh doanh vàng và ngoại tệ đã có một năm không thể tồi hơn tự làm bốc hơi gần 2,000 tỷ đồng từ nghiệp vụ kinh doanh kim loại quý này.
Vậy nguyên do nào khiến giá vàng Việt Nam cao hơn giá thế giới? Trước hết, vàng dù là kim loại quý, hay là một loại "siêu tệ" được thừa nhận. Nhưng dù được gọi bằng cái gì đi chăng nữa thì bản chất cuối cùng nó cũng là một loại hàng hóa có tính bảo chứng, có tính bảo mệnh và được người dân, đặc biệt người dân khu vực Châu Á cất giữ như một khoản tiết kiệm dưới dạng miếng/thỏi/cục/khuyên và trang sức. Căn nguyên của thói quen, sở thích tích trữ vàng miếng của người dân Châu Á đã được hình thành từ hàng thế kỷ trước và để thay đổi thói quen này không phải là một chuyện một sớm một chiều. Trước hết, do hầu hết các nước Châu Á đều trải qua chiến tranh, những ngày tháng cơ cực và sự thay đổi xoành xoạch các đồng tiền do thể chế chính trị thay đổi và khả năng điều hành chính phủ amateur nên lạm phát chạy nhanh mẹ hơn ngựa nên dân da vàng, mũi tẹt nói chung và dân Việt Nam nói riêng thường tìm đến vàng như một cứu cánh khi họ "cảm thấy" không yên tâm vì đồng nội tệ và trạng thái kinh tế hiện tại.
Kể từ khi khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra vào năm 2007, khi dòng tiền ngoại do tác động chung của nền kinh tế chạy chậm và ngưng chảy vảo Việt Nam, những điểm yếu cố hữu về khả năng điều hành nguồn vốn và sâu xa hơn là việc quy hoạch nền kinh tế dựa vào công thức "mang đất đổi tiền" bắt đầu bộc lộ. Với các nước châu Âu, châu Mỹ, khi khủng hoảng xảy ra, họ sẽ đẩy những gói cứu trợ kỹ thuật, đẩy mạnh chi tiêu công và đẩy nhanh các dự án công cộng để khối tư nhân có khả năng hấp thụ đồng vốn mới, đồng thời, xã hội có thêm các cơ sở hạ tầng mới, tạo động lực cho sự phát triển trong tương lai. Còn Việt Nam ta, thấy người ta ăn khoai, cũng vác mai đi đào. Chúng ta cũng đưa ra gói cứu trợ, chúng ta cũng in tiền, chúng ta cũng xây cầu xây đường, cũng cứu ngân hàng nhưng sai lầm lớn nhất đó là chúng ta lại bơm ngược lại cho những tập đoàn kinh tế nhà nước chứ không phải khối kinh tế tư nhân. 
Để chi bộ dễ hiểu, em xin phép ví dụ mẹ bằng lợn với bò đi cho việc đọc nó đỡ đau đầu. 
Ví dụ, nhà nước có một trang trại lợn. Một trang trại gà và một công ty bán cám. Khủng hoảng xảy ra, lượng tiền trong dân sụt mạnh và bản thân các cụ không còn tiền để mua thịt heo, thịt gà từ hai công ty của nhà nước. Theo đó doanh thu từ trại heo, trại gà giảm xuống. Trại heo trại gà doanh thu giảm đương nhiên kéo theo công ty cám chết sặc trong nợ nần. Sản xuất trì trệ, đình đốn, hàng tồn kho từ cám đến gà đến heo đều cao lên. Thế là chúng ta đi kích cầu. Thay vì kích cầu theo kiểu Mỹ và Châu Âu, kích cầu và rót tiền trực tiếp cho các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp tư nhân thì một trăm đồng nhà nước bỏ ra, 40 đồng vào trại heo, 30 đồng vào trại gà và 30 đồng vào nhà máy cám. Thế là ba dự án nâng cấp bao bì đóng gói thịt heo ra đời, nâng cấp dây chuyền giết mổ gà ra đời và riêng công ty cám, 30 đồng được chi vào nâng cấp nhà xưởng và nâng công suất sản xuất cám công nghiệp. Các bạn ở CIEM và vụ Kinh tế tổng hợp đừng nên mất công vắt óc và bóp tay lên trán hằng ngày để phân tích, báo cáo và làm tờ trình để giải trình tại sao Việt Nam vẫn ngập trong khủng hoảng trong khi các nước trên thế giới và khu vực từng bước bước ra khỏi chuỗi ngày tệ nhất trong phát triển kinh tế quốc gia. Lý do là 100 đồng của các bạn bơm ra, dân đóe nhận được nổi một đồng để mua thịt heo, thịt gà thì họ vẫn sẽ tiếp tục đi bắt cóc, bắt nhái, và tự trồng rau để ăn. Vòng quay tiền của các bạn không vươn nổi đến nhân dân thì các bạn đừng hi vọng Dân giàu rồi mơ tới Nước mạnh như lời ông cụ. 
Thay vì bơm tiền cho EVN, khác VN, các bạn bơm tiền cho Thủy điện tư nhân để họ nâng cấp công suất nhà máy. 
Thay vì bơm tiền cho PVN, khác VN, thì các bạn bơm tiền cho các công ty các nhà máy lọc hóa dầu tư nhân để họ cùng với Siam Cements Group hay Idemitsu để họ đưa các nhà máy lọc hóa dầu ở Nghi Sơn và Long sơn vào hoạt động, góp phần hạ giá xăng dầu trong nước để các bạn khỏi phải rát tai nghe tại sao Việt Nam xuất khẩu dầu thô 1 đồng mà phải chi đến 3 đồng để nhập dầu thành phẩm. 
Thay vì để Tổng công ty xây dựng này, tổng công ty xây lắp nọ xây trụ sở cho Bộ này, Văn phòng nọ, thì các bạn mở thầu rộng rãi cho các công ty xây dựng tư nhân có cơ hội được làm, cơ hội được tiếp cận nguồn vốn, cơ hội được ghi vào hồ sơ năng lực của mình những công trình cấp quốc gia.
Việt Nam hất bại trong việc nuôi dưỡng thành phần kinh tế tư nhân, sẽ dẫn tới thất bại chinh phục mục tiêu Nước Mạnh, vì thiếu yếu tố Dân Giàu, thì mục tiêu Nước Mạnh chỉ là lạc quan tếu. 
Có cụ sẽ gõ bàn và chửi đổng: "Lịt mẹ chú, sao bài của chú đang là phân tích giá vàng mà thế đóe nào anh đọc một hồi lại thành ra phê bình kinh tế?" thì em xin thưa với các cụ đây chính là nguyên nhân khối kinh tế tư nhân và hộ gia đình bỏ tiền vào vàng. 
Khi tương lai quá mù mịt cho việc sản xuất kinh doanh, tương lai về doanh thu, thu nhập của khối kinh tế tư nhân quá mịt mù thì như mọi người dân, họ sẽ tìm cách trốn vốn vào vàng, trốn vốn vào nơi mà họ tin rằng, giá trị của nó sẽ không mất đi cùng với thời gian. Đấy là lý do bất kể các doanh nghiệp cá nhân kinh doanh theo ngành dịch vụ gì, họ cũng đều có cách hành xử của bà....bán rau, bán bún. Mang tiền gốc ra kinh doanh, có một đồng lời là mua một chỉ vàng, có bốn đồng lời mua một cây vàng, có bốn cây vàng là mua mảnh đất. 
Khi không nhìn thấy một tương lai rõ ràng, chẳng thằng ngu nào bỏ tiền lãi ra để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh cả. 
Do vậy khi lực cầu về vàng tăng, kết hợp chính sách thắt chặt nhập vàng, mà thực chất là đóe có ngoại tệ để nhập vàng do hậu quả của gần 5 năm không có dòng ngoại tệ bền vững đẩy vào kinh tế, nên thị trường vàng của Việt Nam trở thành một thị trường đóng. Mà về nguyên tắc của thị trường đóng, thì cung cầu sẽ có độ vênh. Càng vênh lớn giữa cầu và cung, thì càng có cơ hội lớn cho giá vàng nhảy múa. 
Do vậy, trong tương lai trung hạn (2-3 năm tới) cá nhân em đánh giá, giá vàng Việt Nam cũng chưa có cơ sở nào để liên thông với giá thế giới!
Tại sao giá vàng đột ngột đi xuống
Đọc đến đoạn này nhiều cụ sẽ mắt tròng mắt dẹt và nói "chém vừa thôi ông nội, giá vàng đang xuống đấy", thì em xin thưa, theo đánh giá của em, đây là chiêu "lừa tình" của các doanh nghiệp mua bán vàng, vì nếu tinh mắt các cụ sẽ để ý thấy  
Như em đã nói ở trên, sự chênh lệch của giá vàng hiện tại là do cầu không đáp ứng nổi cung, ấy vậy mà các doanh nghiệp sản xuất vàng miếng đang đăng ký tạm xuất tái nhập, mà thực chất nói mẹ nó khẩn trương là bán vàng Việt Nam ra thế giới vì bán ra có lời. Còn việc giữ cái đuôi tái nhập là vì các bố sợ sau này phải xin quota nhập vàng lại 
Do vậy, nếu thu mua vàng giá cao sẽ xảy ra hiện tượng mua đỉnh bán đáy nên kết hợp với media, các công ty này sẽ đánh xuống một bài liên thông giá vàng để dân đổ xô đi bán rồi lấy đó làm cơ sở ép giá mua vào. Nếu các con bò xếp hàng đi bán vàng sẽ giúp cho các công ty này lãi kép. Lãi lần một là lãi mua vào đúng miếng vàng mà mình đã bán đi thời gian trước giá rẻ hơn. Lãi thứ hai là lãi khi xuất vàng thành công. Và như thường lệ, các con bò luôn là những người phải chịu thiệt do việc mù thông tin mang lại. 
Nếu các cụ hỏi em, NHNN có biết việc này không, thì em xin thưa NHNN biết, thậm chí biết rất rõ, tuy nhiên họ vẫn bỏ mặc vì hai lẽ. Lẽ thứ nhất, NHNN không coi vàng là loại nhu yếu phẩm cần có sự can thiệp đặc biệt. Hai là, việc dân tình đua nhau đi bán vàng cũng giúp nền kinh tế đỡ gặp phải vấn nạn vàng hóa. Do vậy, với nhất tiễn hạ song điêu, NHNN chả dại gì thò tay vào vàng cả. 
Do vậy, trong thời gian tới (sau ngày mùng 10 tháng 3) sau khi chỉ tiêu xuất vàng thành công, giá vàng trong nước lại tiếp tục bò lên đỉnh mới và mọi người lại tiếp tục rơi vào vòng xoáy bỏ tiền đi mua đúng miếng vàng mình đã bán rẻ thời gian trước và lại giúp cho các "ông lớn" lãi lần ba. 
Và một vòng xoáy nữa lại được bắt đầu và người thiệt thòi, lại là khối tư nhân và người dân. 
Do vậy, còn lâu lắm nước ta mới.....mạnh như ước mong của ông cụ nói riêng và nhiều người nói chung. 
Vui lòng ghi rõ nguồn khi các cụ quote bài này đi bất kể đâu.
Thân ái
Cụ Bùi

2 nhận xét:

Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.