2 tháng 9, 2013

Chuyên mục kinh tế:Chống phá giá và cách tính thuế

Năm 2012, Mỹ nhập khẩu 3.4 tỷ đô tôm từ các nước Á châu chủ yếu xuất xứ từ 7 nước theo thứ tự giảm dần: Thái 1.1 tỷ đô, Nam Dương (Indonesia) 634 triệu đô, Ấn Độ 551 triệu, Equador 500 triệu, Việt Nam 426 triệu, Mã Lai 142 triệu và TQ 102 triệu đô.

Các nước xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ đã được tính thuế bổ sung - thuế chống trợ cấp hay còn gọi là thuế chống phá giá. Thuế suất lần lượt là Mã Lai 10.8-54.5%, TQ 18.2%, Equador 10.1-13.5%, Ấn Độ 5.54-6.16% và Việt Nam 1.15%-7.88%. Tại sao Thái và Nam Dương là 2 nước xuất nhiều tôm sang Mỹ lại không phải chịu thuế này. Sao lại mỗi nước có mức thuế suất khác nhau. Cơ sở nào để tính thuế hay đó là sự tùy tiện nào của sở thuế Liên bang.
(Nguồn: Reuters)
Thương mại từ cổ chí kim đều mua hàng hóa ở nơi có giá rẻ chuyên chở đến bán tại nơi có giá cao hơn. Còn mang hàng từ nơi đắt đến bán tại nơi rẻ hơn rõ ràng là có hoặc gian lận thương mại chiếm đoạt thị trường hoặc là có trợ cấp của chính quyền, thông thường trợ giá bằng cách giảm thu ngân sách. Xin lấy trường hợp VN làm thí dụ.

Theo nguyên lý đó, nhà buôn chỉ tiến hành thương vụ khi giá bán lẻ bên Mỹ ít nhất phải bằng giá bán lẻ tại VN cộng với chi phí vận chuyển, bảo quản và bảo hiểm vượt đại dương. Giá sẽ được xây dựng theo sơ đồ sau:
Quy luật thương mại: Giá nơi mua bao giờ cũng thấp hơn giá tại nơi bán

Trên thực tế thì giá bán lẻ bên Mỹ dường như rẻ hơn tại VN. Cụ thể là $4-5 mỗi pound so với 300 ngàn đồng 1 kg tại VN. Cơ cấu giá trên thực tế trở thành:
Thực tế: Hàng hóa đi từ nơi giá cao hơn đến nơi có giá thấp hơn

Theo sơ đồ trên rõ ràng là có sự trợ giá ở đâu đó trong chuỗi giá trị, bằng một hình thức kín đáo nào đó.

Để duy trì nguyên tắc hợp lý của thương mại nghĩa là mua từ nơi rẻ hơn bán cho nơi đắt hơn, bộ Thương mại Mỹ phải bổ sung một sắc thuế. Thuế này được tính toán sao cho giá nhập khẩu vào Mỹ (giá USIP) phải cao hơn, hoặc ít ra phải bằng với giá bán buôn tại VN (giá FDP). Nguyên tắc này được gọi là Nguyên tắc Zero, được thể hiện bằng sơ đồ giá sau:
Nguyên tắc zero để tính thuế chống phá giá

Thí dụ khác, giá tôm cùng loại ở Thái chỉ khoảng 200 bath tương đương 132 ngàn đồng mỗi kg (giá này chưa bằng một nửa giá tại VN, 1 bath ăn 660 đồng theo tỷ giá yết tại vietcombank). Đó là lý do tôm Thái không bị đánh thuế trợ cấp.
Giá tôm tại Thái thời gian gần đây

Giá tôm yết tại Ecuador $15.95 mỗi pound nên chịu thuế suất cao gấp 3 lần so với VN.

Tại Trung Quốc giá tôm tại Hàng Châu 35 RMB Yuan mỗi kg so với $5 mỗi pound tại Boston.

Những thí dụ trên cho thấy những xuất xứ của hàng hóa chịu thuế chống phá giá chẳng oan chút nào.

Dấu hiệu nhận biết hàng hóa nào vào Mỹ sẽ bị đánh thuế chống phá giá nếu giá bán lẻ tại nơi xuất xứ của nó có giá đắt hơn giá bán lẻ tại Mỹ.
(Theo xacbacxangbang.blogspot.com)

4 nhận xét:

  1. Một cách giải thích thật rõ ràng và dễ hiểu về thuế chống bán phá giá mà Mỹ áp dụng không chỉ đối với VN. Thế mà mấy ông Thương mại Việt nam cứ kêu toáng lên thế này thế nọ, kiện cáo lung tung. Tổ tiên ta đã dạy "Tiên trách kỉ, hậu trách nhân" sao chúng ta cứ quên nhỉ?

    Trả lờiXóa
  2. Phải nói là người Mĩ rất thực tế. Nếu ở Việt nam để chứng minh vấn đề này phải có đề án nghiên cứu khoa học phát hiện trợ giá bao nhiêu? ở những khâu nào? rồi phân tích thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và cuối cùng là kiến nghị, mất khoảng vài năm và kèm theo một khoản chi phí lớn cho các nhà nghiên cứu và quản lý. Trong khi ở Mỹ chỉ cần lấy giá đầu vào trừ giá đầu ra là phát hiện ngay không quan tâm đến trợ giá ở đâu?
    Cách chống chuyển giá của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng có thể áp dụng phương pháp này Nhưng các chuyên gia VỊT TA hơn 15 năm nay vẫn loay hoay chưa nghĩ ra làm như thế nào cho hữu hiệu?

    Trả lờiXóa
  3. Có một cách không bị đánh thuế chống phá giá, đó là giảm giá bán lẻ tôm ở VN xuống, như người Thái đã làm.

    Trả lờiXóa
  4. Bao nhiêu thứ giá muốn giảm mà có giảm được đâu, giá tôm không là ngoại lệ

    Trả lờiXóa

Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.