1 tháng 9, 2013

Xa chồng hay Anh khóc trong tim em?

Đọc bài thơ Xa chồng (mà tôi thích gọi là Tình khúc ngày mưa tháng tám) của NCT, tôi nhớ đến bài Anh khóc trong tim em (Il pleure dans mon ccoeur) của Paul Verlaine, nhà thơ tình lớn nhất nước Pháp vào Thế kỷ 19. Trước tôi vẫn thích bản gốc, nay dịch ra tiếng Việt. Kể ra đây cũng là bài thơ dịch thơ Pháp đầu tiên của tôi. Trước nay cũng như thơ Đường tôi chỉ cảm nhận thơ Pháp từ nguyên tác. Comment trên blogE tôi đã giới thiệu bài hát Mưa Bruxelles (Il Pleut sur Bruxelles) có mối liên cảm ít nhiều với Tình khúc ngày mưa tháng 8 của NCT.
(Trần Đông Phong)

Il pleure dans mon cœur

Il pleure dans mon coeur
Comme il pleut sur la ville ;
Quelle est cette langueur
Qui pénètre mon coeur ?

Ô bruit doux de la pluie
Par terre et sur les toits !
Pour un coeur qui s'ennuie,
Ô le chant de la pluie !

Il pleure sans raison
Dans ce coeur qui s'écoeure.
Quoi ! nulle trahison ?...
Ce deuil est sans raison.

C'est bien la pire peine
De ne savoir pourquoi
Sans amour et sans haine
Mon coeur a tant de peine !
              

                   (Paul Verlaine)

ANH KHÓC TRONG TIM EM

Anh khóc trong tim  em
Như mưa trên phố dài
Nỗi tương tư nào vậy
Đang nhập vào lòng em?

Ôi tiếng mưa dịu dàng
Rơi trên đất, trên nhà
Với trái tim đau đớn
Là bài ca ngày mưa. 

Anh khóc không lý do
Trong con tim ngao ngán
Gì vậy? Bội bạc ư?
Tang này chẳng nguyên do.

Điều đó thực tồi tệ
Chẳng cần biết tại sao
Không yêu  không thù hận
Con tim em đau buồn.

(Paul Verlaine - TĐP dịch)



8 nhận xét:

  1. Nặc danh08:05 1/9/13

    Anh Trần Đông Phong ngoại ngữ siêu đẳng thế, làm thơ bằng tiếng Hán, dịch ra tiếng Anh; giờ lại dịch cả thơ tiếng Pháp nữa. Anh có bài thơ tiếng Đức, tiềng Nga hay tiếng Tây Ban Nha không cho bọn em chiêm ngưỡng với.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh18:45 1/9/13

    Thơ Pháp cổ điển tinh tế quá. Đẳng cấp cao, đọc xong cứ thấy nao nao. Chả mấy khi được dọc thơ Pháp. Cụ chuyển từ cảm nhận trực tiếp nguyên tác sang dịch thơ Pháp đi. Các cháu sẽ gọi bằng anh.

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh20:25 2/9/13

    Bản dịch của TDP khiến tôi rất băn khoăn. 1/Il pleure dans mon coeur, dịch là "Anh khóc trong tim em" e rằng trong tiếng Việt sẽ bị hiểu lầm. "Anh" ở nguyên tác là đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 (anh ấy), còn "Anh khóc trong tim em" thì như là "em" đang nói với "anh" ngôi thứ hai số ít. 2/ Cả câu: "Il pleure dans mon coeur comme il pleut sur la ville", chuyển nghĩa thô có thể là "Anh (ấy) khóc trong tim tôi giống như mưa trên thành phố". Một "anh" ảo, hư vô nào đó, có thể "anh" ấy là "tiếng mưa", hoặc là "gió" là "trời", là "đàn ông" nào đó. 2/Câu "Quoi! nulle trahison?" ở câu 3 khổ thứ 3, tác giả dịch như vậy, càng khiến cho người đọc tưởng "Anh" là cô gái đang nói với một người ngôi thứ hai. Thực ra, câu ấy là "Gì vậy? Không bội bạc?"... Do không có sự bội bạc nào, mà ý tứ và tình bài thơ mới nổi rõ lên. Đó là tâm sự, tự sự của một người (ngôi thứ nhất), không hẳn là con gái, trước cảnh trời mưa nhè nhẹ trên thành phố. Tiếng mưa ấy, cái mưa ấy không khác gì tiếng khóc trong tim người đang chứng kiến cảnh mưa.
    Tôi đã tìm kiếm một bài dịch khác của tác giả Bàng Bá Lân sau đây:
    Mưa rơi trên thành phố
    Như khóc trong lòng ta
    Nỗi buồn chi thiết tha
    Sâu thấm vào lòng ta?

    Ôi, tiếng mưa êm êm
    Trên mái nhà, mặt đất!
    Xui lòng ta buồn thêm,
    Mưa gieo buồn êm êm!

    Khóc không manh không mối
    Trong lòng buồn tái tê.
    Đâu! Có ai phản bội?
    Buồn này thật không mối.

    Không hận nào hơn hận
    Khi chẳng hiểu vì đâu
    Không yêu đương, buồn giận
    Lòng ta buồn vô tận!

    Và thấy ý tứ bài dịch này sáng sủa hơn.
    Dù sao, tôi cũng bái phục tác giả Trần Đông Phong đã dịch thơ P.V, ông Hoàng của thi ca lãng lạn Pháp. Nếu đọc kỹ Xuân Diệu, thì thấy khá nhiều bài Xuân Diệu làm giống PV, như là dịch ra vậy.
    (Bạn lớp E)

    Trả lờiXóa
  4. Xuân Diệu có bài "Tình trai" ca ngợi mối tình Verlainr và Rimbaud (Rim-bô), mối tình đồng tính của 2 thi sĩ đàn ông, mà đó là thế kỷ 19. Ông Xuân Diệu cũng được cho là dân đồng tính, trước kia ông đồng tính với Huy Cận, sau này với Hoàng Cát và một vài người nữa. Hồi ký Tô Hoài kể rõ ràng chuyện yêu đồng giới của ông ấy.
    Hóa ra dân đồng tính làm thơ tình tuyệt hay, đàn bà rất mê thơ của họ. Cũng chứng tỏ một chân lý, đàn bà rất thích nói dối. Sau đây là bài thơ Tình trai của Xuân Diệu, ông ấy ca ngợi Vec và Rim hay ca ngợi chính ông ấy.
    Tình Trai

    Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine
    Hai chàng thi sĩ choáng hơi men
    Say thơ xa lạ, mê tình bạn
    Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quen

    Những bước song song xéo dặm trường
    Đôi hồn tươi đậm ngát hoa hương
    Họ đi, tay yếu trong tay mạnh
    Nghe hát ân tình giữa gió sương

    Kể chi chuyện trước với ngày sau
    Quên gió môi son với áo màu
    Thây kệ thiên đường và địa ngục
    Không hề mặc cả, họ yêu nhau....
    (nxh)

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh22:33 3/9/13

    Bàn tiếp về Xa chồng hay Anh khóc trong tim em
    Nguyên tác đầy đủ của bài thơ này có đầu đề là “Il pleut doucement sur la ville” (Arthur Rimbaud), nghĩa là “Mưa rơi nhẹ nhàng trên phố” (lời của Arthur Rimbaud). Điều này cho thấy Paul V. đã mượn lời của Rimbaud làm đầu đề, chứng tỏ bài thơ thơ này có khả năng liên quan đến Rimbaud. Vậy câu mở đầu của bài thơ “Il pleure dans moncoeur”, có thể hiểu chủ thể “pleure” khóc là Rimbaud. Ta đã biết PV và RB có tình cảm. Tôi tìm được trong Wikipedia bản dịch của Nguyễn Viết Thắng bài thơ này. Câu mở đầu là “Tiếng nức nở trong tim, Như mưa trên thành phố” có thể hiểu là tiếng khóc, không phải là tiếng mưa như khóc của BBL “Mưa rơi trên thành phố, Như khóc trong lòng ta”.
    Theo ý kiến của Yann Frémy, co-rédacteur en chef de Parade sauvage (http://www.fabula.org/colloques/document851.php) trong bài viết “Verlaine, entre Rimbaud et Longfellow : au sujet de la troisième ariette oubliée” nghĩa là “Verlaine, giữa Rimbaud và Longefellow: theo chủ đề của điệu nhạc thứ 3 bị quên lãng”, thì cảm hứng của PV đối với bài thơ này còn xuất phát từ một câu thơ của Longefellow, nhà thơ Mỹ rất nổi tiếng cùng thời “It rains, and the wind never weary” nghĩa là “ Trời mưa và gió không bao giờ mệt mỏi”.
    Thế đấy càng nghiên cứu càng bí. Mỗi người hiểu một ý.

    Mưa rơi lặng lẽ trên thành phố
    (Arthur Rimbaud)

    Tiếng nức nở trong tim
    Như mưa trên thành phố
    Có điều chi mệt lử
    Đang ngự trị trong lòng?

    Tiếng mưa rơi dịu êm
    Trên đất và trên mái
    Con tim này khắc khoải
    Nghe tiếng mưa nhẹ nhàng!

    Khóc chẳng cần nguyên nhân
    Con tim mình, trái lại
    Có điều chi phản bội?
    Buồn bã như đám tang.

    Cứ thế, một nỗi buồn
    Con tim không biết được
    Không yêu và không ghét
    Chẳng có gì buồn hơn.
    (P.V. Nguyễn Viết Thắng dịch)
    Quên mất, phải vào ô này mới đúng chủ đề.

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh22:44 3/9/13

    Tôi cũng tìm được một bản dịch Mathilde Tuyết trầ n về bài này. Theo đó thì mưa rơi như mưa rơi. Chẳng có ai khóc cả. Thôi tuỳ cảm nhận của dịch giả.
    Mưa nhẹ rơi trên thành phố

    © Bản dịch của Mathilde Tuyết Trần

    Mưa rơi trong tim tôi

    Như mưa rơi trên thành phố

    Buồn nào chán chường quá

    Chiếm lấn trái tim tôi

    Mưa rơi thật êm đềm

    Trên đất và trên ngói

    Cho trái tim buồn bã

    Ôi, tiếng hát những giọt mưa !

    Mưa rơi chẳng duyên cơ

    Trong trái tim quằn quại

    Hở ! không một ai phản bội ?

    Tang của tình này thật rõ vô duyên

    Khổ đau thảm não nhất

    Là không biết tại sao

    Không yêu không thù hận

    Tim đau nhức không ngưng !

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh00:02 7/9/13

    Tổng hợp phân tích bình luận về
    Chuyên mục Xa chồng hay Anh khóc trong tim em

    Trong BlogE có khoảng 30 bình luận liên quan đến bản dịch bài thơ Mưa rơi dịu dàng trên thành phố của Paul Verlaine. 7 bản dịch đâ được giới thiệu gồm 4 bản tiếng Việt và 3 bản tiếng Anh. Tranh luận xoay quang cách diễn đạt, chuyển nghĩa từ tiếng Pháp đối với 2 câu đầu của bài thơ, nguyên tác là” “Il pleure dans mon Coeur comme il pluet sur la ville”, dịch ý là “Anh ta (chủ thế giống đực) khóc trong tim (lòng) tôi (nam, nữ) như mưa rơi trên phố. Đối với người Pháp đương thời với Paul Verlaine thì đều hiểu rõ anh ta là ai? Đó là người mà PV đã trích lời để làm đầu đề của bài thơ này, Arthur Rimbeau, nam thi sỹ nổi tiếng, bạn than của PV. Tuy nhiên khi những người yêu thích ngoài Pháp khi chuyển dịch sang ngôn ngữ của mình có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Chỉ riêng trong BlogE đã có 7 bản dịch và đều khác nhau về nghĩa ở cách thể hiện ở 2 câu đầu này.

    1/ Anh khóc trong tim em như mưa trên phố dài (Trần Đông Phong dịch)
    2/ Mưa rơi trên thành phố như khóc trong lòng ta (Bàng Bá Lân dịch)
    3/ Tiếng nức nở trong tim như mưa trên thành phố (Nguyễn Viết Thắng dịch)
    4/ Mưa rơi trong tim tôi như mưa trên thành phố (Mathilde Tuyết Trần dịch)
    5/ It rains in my heart as it rains on the town (Web All Poetry)
    6/ There is weeping in my heart as it rains upon the city (Web annexed)
    7/ Tears fall in my heart like rain falling on cities (Burton Raffel dịch)

    Về nghĩa đối với từ mở đầu bài thơ có thể chia thành 2 nhóm. Nhóm A khóc gồm 4 bản dịch 1, 3, 6, 7 và nhóm B mưa gồm 3 bản dịch 2, 4, 5.

    Trong 4 bản nhóm A khóc có 4 mức độ thể hiện khác nhau về khóc.
    A1: chỉ rõ chủ thể Khóc là “Anh khóc trong tim em”
    A6: Khóc không rõ chủ thể “There is weeping in my heart”
    A7: Khóc thể hiện qua những giọt nước mắt “Tears fall in my heart”.
    A3: Khóc thể hiện qua tiếng nức nở “Tiếng nức nở trong tim”

    Trong 3 bản nhóm B Mưa, thì B4 và B5 trùng nhau hoàn toàn tuy là 1 bản tiếng Anh và 1 bản tiếng Việt. Còn bản B2 thì lại đảo lộn thứ tự 2 câu đầu. Câu 2 của nguyên tác thành câu 1 của bàn dịch và ngược lại. Điều này cũng hoàn toàn khác so với 6 bản dịch kia theo đúng trật tự của nguyên tác.
    Nhiều bình luận phân tích cho thấy chủ thể khóc rất có thể là Arthur Rimbeau, thi sỹ nổi tiếng Pháp, bạn thân của PV. Có bình luận trích dẫn bài thơ của Xuân Diệu diễn ta tình cảm của 2 thi sỹ này. Hai bình luận khác đã cho thấy PV đã từng ghen RB thậm chí bắn bị thương RB. Một bình luận phân tích về ngôn ngữ cho thấy, đầu đề của bài đã trích dẫn lời và tên RB, từ tiếp theo là “anh ta” “Il” thì dứt khoát đó phải là RB và cảm hứng của bài này là vì RB. Tuy nhiên một bình luận khác dẫn chiếu một nghiên cứu của Yan Fremy Tổng biên tập tạp chí văn học Pháp cho rằng cảm hứng của bài này có phần từ ý thơ của Longfellow một nhà thơ Mỹ cùng thời với PV “Trời mưa và gió không bao giờ mệt mỏi” “It rains and the wind never weary”.
    Qua đấy có thể thấy sức sống mãnh liệt của thơ PV, trải qua hơn trăm năm, lan ra cả những nơi xa xôi ngoài nước Pháp nguyên gốc, đến nay vẫn còn được tranh luận. Điều đó cũng cho thấy BlogE có chất lượng và ngày càng phát triển.

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh10:57 7/9/13

    Đính chính: Rimbeau = Rimbaud

    Trả lờiXóa

Bạn có thể nhận xét không cần là thành viên, và nên góp ý lành mạnh, trung thực. Chọn nhập vai trong danh sách phía dưới khung nhận xét.