Tuần trước, tôi và một số anh chị em đang công tác ở Bộ
KH&ĐT có chuyến về thăm quê hương Hưng Yên. Các em ở Sở KH&ĐT tỉnh dẫn
chúng tôi đi trẩy nhãn ở vườn quê (mời các bạn xem ảnh TẠI ĐÂY). Mọi người yêu cầu tôi
sau chuyến đi này phải có một bài thơ với chủ đề VỀ QUÊ TRẨY NHÃN. Tôi vốn dĩ
đã quen làm thơ theo đơn đặt hàng, vì đó chính là gợi ý tứ thơ mới cho mình nên
đã gom góp cảm xúc viết bài thơ VỀ QUÊ. Hôm nay nhân ngày đại lễ của cả dân
tộc, xin được trân trọng giới thiệu với các bạn bài thơ mới này, với mong muốn giúp các bạn
thư giãn trong ngày nghỉ, đồng thời đáp lễ bài thơ NỖI NIỀM XA QUÊ của thầy giáo Song vừa đăng trên BlogE (NCT).
VỀ QUÊ
Về quê mùa nhãn gặp em
Triền đê xanh mướt cỏ mềm tóc ai.
Nhãn lồng trái mọng nắng mai
Yêu thương bao bọc trong ngoài trước sau.
Tình quê dịu ngọt em trao
Mát lành thơm thảo thấm vào lòng anh
Vườn quê trải tít tắp xanh
Bâng khuâng em dắt tay anh dẫn vào.
Cây nâng chùm quả mời chào
Ngất ngây vị nhãn ngọt ngào ngàn năm
Hương vườn ý nhị xa xăm
Nhắc người đi nhớ về thăm quê nhà.
Long lanh mắt lá lệ sa
Tóc thơm hương sả lướt qua môi mình
Bỗng dưng dào dạt sóng tình
Cây nghiêng ngả bóng
Nắng rung rinh chiều…
(NCT – 9/2013)
Ca khúc về quê, sáng tác Phó Đức Phương, ca sĩ Anh Thơ trình bày, mời các bạn cùng nghe
Ca khúc về quê, sáng tác Phó Đức Phương, ca sĩ Anh Thơ trình bày, mời các bạn cùng nghe
Thăm vườn nhãn này mới phải, em thấy các bác ở Bộ KH&ĐT hôm trước thăm vườn nhãn ít quả quá;
Trả lờiXóaDù ai đi ngược về xuôi
Trả lờiXóaNhớ mùa nhãn chín thì lôi nhau về
Đọc bài thơ này muốn về Hưng Yên trẩy nhãn quá. Có bạn nào ở Hưng Yên cho mình biết mùa nhãn đã hết chưa. Bây giờ về còn trẩy nhãn được không?
Trả lờiXóaKhông nhớ từ tháng 6 đến giờ ông NCT đã xuất bản bao nhiêu bài thơ tình rồi nhỉ. Tháng 8 có hai bài thơ tình liên quan đến Ngưu Lang - Chức Nữ tôi rất thích. Bài thơ tình tháng 9 này tôi thấy không hay bằng mấy bài thơ tình tháng trước.
Trả lờiXóaYêu quê diễn đạt khó hơn yêu Em, vì thế bác E 21:53 thấy bài này không hay bằng mấy bài trước.
XóaĐúng là tình quê dù rất sâu nặng cũng ít khi thể hiện dào dạt như tình yêu đôi lứa, nên thường là khó cảm nhận hơn thơ tình nam nữ. Dù đã rất cố gắng, thay đổi nhiều hình thức thể hiện tôi vẫn chưa ưng lắm về bài thơ, mặc dù một số bạn đánh giá bài thơ này có tình cảm và giàu hình ảnh. Mời các bạn nghe thêm nhạc phẩm về quê của Nhạc sĩ Phó Đức Phương để có cảm xúc thêm về quê hương nhé. (NCT)
XóaQuá nửa đời phải xa quê
Trả lờiXóaNhớ đến da diết muốn về nhiều khi
Đường xa chân ngại bước đi
Đành lòng thầm gọi, mơ về quê thôi
Ngọt ngào vị nhãn: Anh ơi…
Với mình thế cũng đủ rồi… quê hương!
(LPT)
Quê hương là chùm nhãn ngọt
Trả lờiXóaCho ta trèo hái mỗi ngày!
Đọc bài thơ của Anh NCT, Em muốn về quê quá; Dẫu có khó viết thì Anh cũng nên dành nhiều tình cảm hơn nữa cho quê hương mình Anh NCT nhé.
Trả lờiXóa(Em gái đồng hương)
VỀ QUÊ – MỘT BÀI THƠ ẤN TƯỢNG VỀ HƯNG YÊN.
Trả lờiXóaSao các bạn lại bảo bài VỀ QUÊ chưa hay nhỉ. Tôi lại cảm nhận đây là một thơ hay về làng quê vùng đồng bằng Sông Hồng trù phú. Chủ đề về quê hương đã có nhiều bài thơ hay, nhưng chỉ hay khi tác giả xa cách, nhớ nhung với “nỗi niềm xa quê” như thi sĩ Nguyễn Văn Song đã viết. Còn khi về quê thì tâm trạng rất khác. Tôi đã đọc một số bài thơ cùng chủ đề thì thấy làng quê trong thơ NCT đẹp thật, trù phú thật và tình quê cũng thật đằm thắm, đúng là một nơi đáng để sống, để về.
Hãy xem Nguyễn Duy, một nhà thơ nổi tiếng mà ai cũng phải kính nể đã cảm nhận thế nào khi về quê, trong bài thơ VỀ LÀNG cũng khá nổi tiếng của ông:
“Làng ta ở tận làng ta
Mấy năm một bận con xa về làng
Gốc cây, hòn đá cũ càng,
Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay
Cha ta cầm cuốc trên tay,
Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa
Lưng trần bạc nắng thâm mưa
Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì...”
Còn đây là tâm trạng của một người phụ nữ khi về quê chồng ở Nghệ Tĩnh qua thơ Nguyễn Đình Xuân:
“Em về quê chồng
Mùa gặt đã qua ruộng xác xơ gốc rạ
Cau gầy guộc đẩy lên trời tán lá
Mà mong mỗi độ xuân về…”
Trở lại bài thơ của NCT. Đây thực chất là câu chuyện tác giả kể về một chuyến về quê trẩy nhãn, gói gọn trong ngày từ sáng tới chiều. Chẳng thấy “vin cành, bẻ quả chỗ nào” nhưng đọc bài thơ người đọc cảm thấy tác giả có vào vườn trẩy nhãn, có ăn nhãn và có cả một chút ... tình em nữa.
NCT đi với đoàn cán bộ của Bộ, ô tô sang trọng nên được đón tiếp chu đáo. Có lẽ các cô gái Sở KH&ĐT đón anh từ đoạn đê gần vào thành phố. Con đường về Hưng Yên có nhiều đoạn đường và đê đi song song với nhau, thậm chí có đoạn đường cũng là mặt đê. Cuối hạ đầu thu, lại có “em” nữa nên đê cũng mịn màng hơn, duyên dáng hơn “Triền đê xanh mướt cỏ mềm tóc ai”. Ngoài đê là sông Hồng mùa nước. Trong đê là những vườn nhãn nối nhau dài tít tắp (nghe đâu Hưng Yên có những vườn nhãn rộng tới hàng chục, hàng trăm ha).
Tác giả trông thấy vườn nhãn quê hương “trái mọng nắng mai”. Thật tinh tế đấy chứ! Nhãn khi có nắng buổi sớm chiếu vào dường như mọng hơn, to hơn thì phải. Cái ngon ngọt của nhãn được NCT ví như “sự yêu thương” của đất quê nhãn, không lộ liễu như nhiều loại quả khác mà được “bao bọc trong ngoài trước sau” bởi lớp vỏ thật khiêm nhường, giản dị. Không biết có phải NCT ý muốn nói rằng, người Hưng yên có tính bao bọc cho nhau hay không? Tôi bỗng liên tưởng tới hai vụ tranh chấp đất đai nổi tiếng gần đây. Một Vụ ở Hải Phòng thì hàng loạt cán bộ bị tai tiếng, còn vụ ở Văn Giang Hưng Yên thì chẳng có cán bộ nào bị chỉ trích nặng nề cả. Cũng có thể người Hưng Yên rất khéo trong chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm nên có thói quen “yêu thương bao bọc trong ngoài trước sau”. Tôi cảm nhận rằng, nếu NCT có ý đó thì anh đã cho rằng, truyền thống quý báu này là do người Hưng Yên trồng nhiều và ăn nhiều nhãn!!!
(tieptheo)
Trả lờiXóaĐã là cán bộ cấp trên về thì không thể đi ra vườn nhãn ngay được, phải vào phòng khánh tiết để thưởng thức các lễ nghi đón tiếp. Chắc là mọi người được mời ăn nhãn Hưng Yên. Thế mới có câu:
"Tình quê dịu ngọt em trao
Mát lành thơm thảo thấm vào lòng anh".
Chẳng có từ nào liên quan đến ăn mà vẫn thấy rõ ràng là ăn. Quả nhãn biến thành “tình quê dịu ngọt” em bóc rồi đưa anh, anh chỉ việc cho vào miệng nên anh chỉ cảm thấy được cái vị mát lành (chắc nhãn đã để trong tủ lạnh) và cái tình thơm thảo của em thấm vào trong lòng thôi. Cảm nhận của thi sĩ nó hơn người ở chỗ ấy.
Ăn uống xong rồi “em” mới dẫn “anh” ra thăm vườn để bẻ nhãn mang về Hà Nội. Lúc ấy “anh” mới để ý kĩ đến vườn quê, thấy vườn rộng quá. “Anh” bâng khuâng đứng ngắm đến nỗi “em phải dắt tay anh dẫn vào”. Do được bố trí trước nên mọi thứ đã sẵn sàng “cây nâng chùm quả mời chào” và anh một lần nữa “ngất ngây” thưởng thức “vị nhãn ngọt ngào ngàn năm”. Tất nhiên, để lấy lòng các cán bộ cấp trên người ta cũng ý nhị nhắc các “anh” nhớ về thăm quê thường xuyên. Nhà thơ nói chệch đi rằng, “ hương vườn ý nhị xa xăm/ nhắc người đi nhớ về thăm quê nhà” để thi vị hoá cái việc vào vườn bẻ nhãn mà thôi.
Bài thơ được tình bày theo lỗi diễn dịch, từ rộng đến hẹp từ xa đến gần và cuối cùng đi đến đỉnh của nó khi tác giả nhìn thấy những hạt mưa đọng lại trên lá nhãn: “Long lanh mắt lá lệ sa”; rồi cô em xinh đẹp chẳng ngại ngần đứng sát anh để cho tóc vương vào mắt vào môi anh, để cho hương sả bay vào mũi anh. Nhưng thi sĩ thì chỉ nói “ tóc thơm hương sả lướt qua môi mình” có phải anh đã hôn lên tóc em không? theo thuyết tương đối thì đúng là như vậy. Trong cái sung sướng, ngọt ngào đó, làm sao sóng tình không trào dâng lên được cơ chứ! Thế là vườn nhãn đã được chứng kiến cảnh:
“Bỗng đâu dào dạt sóng tình
Cây nghiêng ngả bóng
Nắng rung rinh chiều”
“Cây nghiêng ngả bóng” đã có người nói rồi. Đó cũng là hiện tượng bình thường, khi ánh mặt trời chiếu vào mọi vật trong buổi chiều thì thường tạo ra bóng ngả. Nhưng “nắng rung rinh chiều” thì quả là một sáng tạo của NCT. Ánh nắng chiếu qua vòm là rung rinh làm cho những tia nắng cũng rung rinh theo trong buổi chiều đẫm tình như thế tạo ra cảm giác chiều rung rinh theo nắng. Qua đó, thi sĩ muốn nói đến cuộc đời đã xế chiều của “anh” đang rung rinh bởi những tia nắng chiếu đến từ “em”.
Chuyến về quê của NCT thi vị thế, sao lại bảo là bài thơ không hay? Có phải các bạn muốn NCT về quê theo cách của Nguyễn Duy? Không đi xe con mà đi bằng xe khách. Không cần kẻ đón người đưa mà cứ đi tắt đồng về nhà để thấy “cha ta cầm cuốc trên tay”, “bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì”, các bạn mới thấy hài lòng với THƠ? (thichdoctho)
Cảm ơn Bác Thich, đọc lời bình của Bác em càng thấy được giá trị của bài thơ VỀ QUÊ của thi sĩ NCT, cái tình quê, hương quê nó đẹp đẽ biết bao!
XóaCó thể ngài hoà thượng họ Thich này đã có lúc bình thơ đúng là "người đệm đàn cho thơ". Nhưng lời bình này thì ... nghe như giọng của mấy ông Kinh tế!
XóaTiếc thật, mình không biết bình thơ để bình cho ra nhẽ. Và càng tiếc hơn nữa, là N22 lại "dỗi" chẳng thèm bình bài này. Không có N22 bình, bài thơ này cũng ... chỉ thế thôi!
(Hoài Thu)
Có vẻ Hoài Thu là đồng minh của N22 thì phải. Mỗi người có một cách cảm nhận riêng của mình thơ. Một bài thơ ra đời có phải ai cũng thấy hay đâu. Có người khen hay, có người chê dở là chuyện bình thường. ý kiến của Hoài Thu mang tính "chủ quan duy ý chí" quá.
XóaXin lỗi bạn Hoài thu nhé, bạn nhận mình không biết bình thơ là đúng vì Hoài Thu nhận xét Bác Thích bình "nghe như giọng của mấy ông kinh tế", đọc lại lời bình của Bác Thichdoctho đi HT nhé.
XóaTôi cũng cho rằng nếu không yêu quê hương tha thiết thì không thể thể hiện được hình ảnh quê hương đẹp thế, giàu có thế và tình người đến thế. Ngày xưa thứ nhất Kinh kỳ thứ nhì Phố Hiến. Bây giờ Hưng Yên cũng có nhiều con người tài ba, mà điển hình là các anh lớp E. Tôi tâm đắc nhất với hình ảnh tình quê tạo sóng tình tình tới mức làm cho "cây nghiêng ngả bóng/ nắng rung rinh chiều", có khác gì "sóng đã làm anh nghiêng ngả vì em" đâu.
XóaKính thưa "đồng chí" ND 15:03 (Cùng yêu thơ thì có là "đồng chí" được không nhể?), }có vẻ" đồng chí là "đồng minh" của hoà thượng họ Thích?
XóaKính thưa chị ND 15:42 (Tôi đoán bạn là phụ nữ nên gọi là chị, vì tôi thấy bạn "mê" ông hoà thượng họ Thich quá!)
Hai người cùng mắc "bệnh" mà "đồng chí" 15:03 gán cho Hoài Thu rồi: Bệnh chủ quan duy ý chí.
Nếu mỗi người cảm nhận thơ khác nhau là "chuyện bình thường", thì chuyện tôi cảm nhận lời bình này hay, lời bình kia không hay cũng là chuyện bình thường, sao lại bắt tôi phải theo ý kiến hai người? Sao phải đỏ mặt lên khi bị chê?
Tôi không biết bình thơ, nhưng tôi biết Tiếng Việt chị ạ, tôi cảm được, hiểu được. Tôi thấy bài thơ của NCT hay, mà N22 bình thơ thì thường chị ấy chỉ được cái hay của bài thơ, tôi thích cách bình thơ của chị ấy, thì tôi "tiếc" thôi! Nếu có N22 bình, bài thơ hay của NCT khác nào cánh diều gặp gió.
Còn chị yêu ông thích, yêu cách ông ấy bình thơ, chị cứ đọc cả ngàn lần, ai cấm chị? Tôi không thích, tôi đọc một lần đã chán, chị quyền gì mà bắt tôi đọc lại?
Bình thơ phải chỉ ra cái hay của chính bài thơ đang bàn, có so sánh với bài khác cũng được, nhưng phải biết cách so sánh. So sánh sao cho mình cao lên mà không cần "hạ bệ" người khác. Nghề bình thơ kị nhất điều này. Đừng cao giọng theo kiểu: Hay thế sao bảo không hay, thế này mới hay chứ như ông kia thì hay gì ... thì không thuyết phục đâu, người ta thấy khó chấp nhận cái 'hay", cho dù nó "hay".
Xin lỗi, lời nói thật bao giờ cũng khó dịu êm!
(Hoài Thu)
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaTôi không thấy bác Thich so sánh hạ bệ thơ người khác ở chỗ nào trong lời bình của bác ấy. Hoài Thu có thể chỉ giúp được không?
XóaThưa anh E 16:45, Hoài Thu đã chỉ ra trong comment trước rồi ạ!
Xóa(Hoài Thu)
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaLâu quá mới được gặp nhà bình luận Thichdoctho, thấy đã quá, phải nói rằng thơ của NCT rất cần nhà bình luận tâm huyết mà sâu sắc như Anh./.
Trả lờiXóaBài thơ của nct chưa/không hay ở điều này : thay chữ Nhãn bằng chữ khác (ổi, na, hồng, thị...) thì vẫn thấy thế, tôi không thấy cái đặc biệt của quê nhãn đâu cả, mà chỉ vì có chữ Nhãn. Hương thơm của nhãn khác gì không? Tóc cô hái nhãn mềm, ừ mềm, nhưng tóc cô nào cũng mềm thế, có gì khác? Tôi thấy Hoài Thu nhận xét có lý. Nxh
Trả lờiXóaTôi thấy bài thơ của NCT viết về Hưng Yên thật hay. Tháng trước tôi về Hưng Yên đúng mùa nhãn mà không đi trẩy nhãn được, thật tiếc! Chủ đề của bài thơ là về quê nên tập cần trung vào đặc điểm chuyến về quê lần này. Ngô Công Thành đã làm được điều đó. Bản thân nhãn đã là đặc sản riêng của Hưng Yên rồi, chỉ cần một chữ nhãn là đủ,cần gì phải miêu tả thêm về hương, về vị của nhãn nữa, ai mà chả biết. Khổ cuối bài thơ theo tôi là rất hay. Ai cũng có một miền quê như thế, nếu vùng quê ấy có đặc sản ổi, na, hồng... mà thay tên đó vào bài thơ được thì càng tốt chứ sao? Vì ai cũng có thể nhận ra quê mình trong bài thơ VỀ QUÊ. Giống như bài thơ TÌNH BẠN của NCT viết cách đây 30 năm, cứ mỗi lần họp lớp ông ấy đọc thơ lại thay đi số năm thế mà hay!
Trả lờiXóaBình luận của bác Thích đọc thơ đối với bài thơ này tôi đánh giá là rất thâm thúy và tương đối hay. Bác ấy giúp chúng ta hiểu rằng, có nhiều cách cảm nhận về quê hương. Cảm nhận của người đi ô tô máy lạnh về quê khác với cảm nhận của người dân bình thường. Mặc dù ai cũng yêu quê hương cả, nhưng với góc nhìn khác nhau thì thấy quê mình cũng khác. Người đọc thơ thường day dứt với những trăn trở, những đau đớn trong thơ, nên những bài thơ có niềm vui, lạc quan ít khi được khen cũng là bình thường. Ví dụ bài XA CHỒNG nhiều người thích hơn bài VỀ QUÊ, nhưng về độ hay thì theo tôi chưa hẳn bài nào hơn bài nào.
Em Hoài Thu có thái độ ứng xử chưa đẹp khi phản ứng thái quá mà chưa thấy hết cái thâm thúy trong lời bình của bác Thích đọc thơ. Tôi không thấy bác ấy phạm điều kiêng kị gì khi bình thơ cả, bởi bác ấy không hề chê thơ Nguyễn Duy hay thơ ai đó mà chỉ giúp người đọc hiểu được ý tứ tác giả khi viết bài thơ VỀ QUÊ, chỉ cho họ thấy có những cách cảm nhận khác nhau về quê hương thông qua các nhà thơ khác nhau. Chúng ta là những người có văn hóa, cần ứng xử thế nào cho đẹp, nhất là khi nhận xét về THƠ. Chỉ vì N22 dỗi không nhận xét mà đã gây ra sự hiểu lầm đáng tiếc này. Theo tôi, em nên có một vài nhận xét về bài thơ để mọi người có thêm thông tin suy xét, vì em là người rất có uy tín trên blogE trong việc bình thơ và Anh vẫn luôn mong chờ được uống cà phê cùng em (LPT)
Thưa anh LPT, anh đọc thêm lần nữa đoạn cuối cùng trong lời bình của bác Thích ạ!
XóaEm không thấy lời bình ấy "thâm thúy", thì em chê. Em cũng tự nhận thấy mình vẫn nói năng đúng mực, không vô văn hóa chỗ nào. Có điều, lời chê thì không êm tai như lời khen thôi. Nhiều người chỉ thích nghe lời khen, nên không chịu được "nhiệt" khi bị chê.
Còn ai đó kết luận về HT là "chợ búa", là "vài HT thì blog E đóng cửa" đó là quyền tự do ngôn luận. "Chợ búa" không là cuộc sống ư? Phải lắng nghe những thông tin từ "chợ" đấy ạ. Ở quê em, muốn biết thông tin nhanh nhất, cứ ra chợ. Điều cơ bản là người lọc thông tin từ "chợ" có đủ bản lĩnh lắng nghe và chọn lọc không thôi!
Có điều, HT chắc chắn: Có HT, blog E không những không đóng cửa, mà còn nhiều người vào thêm đấy ạ.
(Hoài Thu)
Tôi đã đọc rất kỹ đoạn cuối lời bình của bác Thích đọc thơ và tôi không thấy nó thể hiện điều mà Hoài thu đã hiểu. Có thể cách viết của bác Thích dẫn tới các cách hiểu khác nhau chăng? Có một số người không thích bài thơ. Bác ấy đã giải thích và khẳng định bài thơ là hay qua hình thức một câu hỏi. Bác ấy cũng dùng cách hỏi lại các bạn đọc mong muốn gì ở các bài thơ khi các nhà thơ có cách cảm nhận khác nhau về một vấn đề. Không hề có chuyện chê thơ người này để khen thơ người kia. Hoài Thu là dân tự nhiên, đã có lần tự giới thiệu là nhân viên gì đó, có thể thơ ca không phải sở trường của bạn. Sao hôm nay bạn tranh luận mạnh mẽ và tự tin như một giáo viên dạy văn thế? Chả lẽ tôi đã bị lầm? (LPT)
XóaThưa anh LPT!
XóaÝ kiến này của anh tối qua, HT định trao đổi nhưng có việc nhà cần làm nên phải để đến sáng nay nói nốt.
Hoài Thu không hề nói bài thơ của anh NCT không hay. HT chỉ chê lời bình của ngài Thich, nhất là đoạn cuối. Em không biết có do cách nói mập mờ nhiểu cách hiểu hay không, nhưng em thấy như thế. Còn ngôn ngữ nghệ thuật tài tình thế nào, lẽ ra ngài Thich hoặc những người tri âm với ngài Thich phải cùng luận bàn, thay cho việc vài người đỏ mặt kết tội người đọc như vậy chứ ạ.
Còn HT có “là dân Tự nhiên, là nhân viên gì đó, thơ ca không phải sở trường, hôm nay tranh luận mạnh mẽ và tự tin như một cô giáo dạy văn” thì cũng có gì lạ đâu! Các anh E cũng chẳng là dân Tự nhiên đấy thôi, em không có sở trường viết văn làm thơ, nhưng em tự thấy mình hiểu được, cảm được thơ văn nên mới thường đọc blog rất nhiều văn chương của các anh chứ ạ?
Vả lại, em có là ai thì điều đó có quan trọng gì đâu ạ? Chả lẽ anh muốn HT phải đưa lí lịch có dấu đỏ lên blog này. Mà đã không đáng tin thì dấu má cũng để làm gì? Ngoài đời cũng như ở blog này. em nghĩ còn rất nhiều điều thú vị về con người cần khám phá, hứa hẹn nhiều bất ngờ nữa. Nhưng nó chỉ thực sự thú vị với những ai ham khám phá và biết lắng nghe thôi ạ.
Về đề tài này, em thấy mình đã nói đủ. Em có thể phân tích được đoạn cuối comment của ngài Thich, nhưng em thấy cũng không cần phải nói thêm. Bởi em rất trân trọng sự tự suy ngẫm của mỗi người.
HT dừng luận về điều này ở đây, cho dù ngài Thich hay ai có nói thêm nữa. Bởi hai điều: Thứ nhất, là em đã thấy được những gì em cần thấy, thấy cả những điều em không muốn thấy từ việc em nêu ý luận bàn. Thứ hai, em nhất trí với ý kiến của anh NXH.
Xin cám ơn. Và xin được luận bàn ở những đề tài khác.
(Hoài Thu)
"Có Cô thì chợ cũng đông, không Cô thì chợ cũng đồng mọi khi", LPT cần gì phải kêu gọi; BlogE đang đem lại cho độc giả những nụ cười thân thiện, đâu dành chỗ để cho các cô nói lời ngạo mạn, thái quá đến hỗn xược.
Trả lờiXóaND 22:05 chắc không phải anh E hoặc dâu con gì lớp E nên mới muốn phá blog, muốn đuổi mọi người như thế.
XóaNhưng chị ơi (Tôi đoán đây là một "cơi đựng trầu" nên mới "sâu sắc thế!), chúng tôi vào mạng để đọc và nói, chị không thích thì cứ đóng cửa blog, chứ đuổi sao được chúng tôi, anh LPT cũng không gọi được những ai không muốn nói đâu ạ!
Chị chỉ ra xem mấy người mà chị gọi là "các cô" ấy, nói lời "ngạo mạn, thái quá đến hỗn xược" ở chỗ nào? Trừ việc có lẽ họ không nói cùng ý chị?
Tôi đoán chị là phụ nữ hay quát chồng con lắm? Chị có là lãnh đạo không? Nếu là lãnh đạo thì nhân viên "chắc chết" khi dám đưa ý kiến trái chiều!
Nhắc nhỏ nhé: Phụ nữ đừng nên hay cau có thế, không là chóng có nếp nhăn đấy ạ.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaThưa các bạn, tôi cảm thấy một số bạn bắt đầu vượt qua “giới hạn đỏ”. Chúng ta là các độc giả, thì có khen có chê. Chúng ta có quyền bảo vệ quan điểm, nhưng cũng không nên quá lời khiến người nghe cảm thấy bị xúc phạm. Tôi và các bạn cùng độ tuổi có thiệt thòi là sống (gần) trọn đời trong một chế độ độc quyền lãnh đạo, điều gì cũng cần có “nhất trí” mà chưa được biết đến một cơ chế dân chủ, trong đó có quyền phát biểu ý kiến trái chiều, có quyền giữ ý kiến không nhất trí. Điều này nó “ám” vào quan điểm của cả một thế hệ (hoặc mấy thế hệ). Do đó, cái cách phản ứng của chúng ta đôi khi cũng không được “tề chỉnh” lắm. Ngẫm ra, thế hệ chúng ta đang có thiệt thòi… Tôi nghĩ rằng, làm thơ (hay viết văn) thì cần có độc giả, có người khen và có người chê. Khen thì nghe êm tai và khoái đấy, nhưng chê cũng nên cần nghe và cần biết. Có thể người chê nằm trong số thiểu số, cũng nên tôn trọng ý kiến người chê (Còn nếu chê là đa số thì cũng không việc gì mà sợ, nghệ thuật đôi khi có tính sáng tạo “ma quái”, chắc gì đám đông đã hiểu)
Trả lờiXóaCụ thể vào bài này, là một bài của NCT, thì có người khen như bác thíchdoctho, cũng có thể chê, như tôi chê bài này của NCT. Rồi thì có người chê ý kiến khen, lại có người khen ý kiến chê… vân vân. Đó là một diễn đàn mà. Giống như một trận bóng, không nên bỏ bóng đá người là được. Tôi mừng là các bạn không nhất trí 100% vì một vấn đề, và như vậy thì blog E có lý do tồn tại và phát triển (NXH)
Đúng vậy, tôi cũng mong mọi người hãy thật sự bình tĩnh, tranh luận là tất yếu, nhưng giữ hòa khí - Đó là một trong những mục tiêu của blog này . Xin cảm ơn các bạn !
XóaTôi cho rằng bài thơ của NCT nếu không hay thì cũng rất độc đáo mới làm cho mọi người tranh luận nhiều đến thế. Nhưng tranh luận gì thì tranh luận, các bạn nên tập trung vào vấn đề nghệ thuật, tránh "dây cà ra dây muống". Có gì đáng để chúng ta phải làm mếch lòng nhau đâu nhỉ. Mục tiêu của chúng mình: VUI LÀ CHÍNH cơ mà.
Trả lờiXóaTôi lại cho rằng, bài thơ VỀ QUÊ được mọi người chú ý bắt nguồn từ lời bình của bác Thichdoctho. Lối nhận xét của bác Thich rất thẳng thắn và hiện đại, đi thẳng vào vấn đề, khen chê rõ ràng; không bay bướm vòng vo. Bác ấy thường lý giải thơ từ tâm trạng người viết, nguyên nhân thực tế dẫn đến câu thơ, bài thơ đó. Điều này làm thoả mãn trí tò mò của bạn đọc. Vì thế nhiều người thích lời bình của bác ấy, dù cho lời bình của bác ấy nhiều chỗ có thể chưa chính xác. Dù sao thì cũng không thể phủ nhận rằng, sau khi có lời bình của bác thích, số lượng truy cập blogE nói chung và số lượng truy cập vào bài VỀ QUÊ đã tăng vọt và bài thơ này đã nhanh chòng chiếm vị trí á quân trên bảng xếp hạng rồi. Rất mong được đọc nhiều lời bình thơ của bác Thich trên blogE. Chúc bác dồi dào sức khoẻ và dẻo dai ngọn bút.(Thích mọi thứ)
XóaTôi lại cho rằng VỀ QUÊ thật sự được nhiều người truy cập là sau ý kiến của Hoài Thu.
XóaLời bình của bác Thich cũng chỉ làm vài người ... thinh thích. Còn thật sự tạo sóng tranh luận là HT.
Cám ơn HT. Cũng như hôm trước phải cám ơn N22. Blog E không thể thiếu các bạn.
(Mưa Ngâu)
Hi, vì hôm nay Bắc bộ lại mưa Ngâu!
Không có lời bình của bác Thich thì Hoài Thu có chịu lên tiếng không nhỉ? (Thích mọi thứ)
XóaRõ ràng là có PR vẫn hơn hẳn, Hoài Thu ạ. Bài thơ tình tháng Chín này đã đánh bật bài về Lê Bí thư và Võ đại tướng ngự bao ngày tháng, để chiếm vị trí quán quân rồi!
XóaHoài Thu giỏi quá!
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaThưa các bác các cô, cháu là Bùi Thủy, cử nhân báo chí đang tìm việc. Tình cờ vào blogE thấy có nhiều bài hay nên thỉnh thoảng cháu cũng vào đọc và cũng đã có vài lời nhận xét trước đây. Hôm nay cháu thấy các bác các cô tranh luận nhiều về lời bình của bác Thichdoctho. Cháu thấy bác Thichdoctho không khen bài thơ Về quê của bác NCT đâu ạ. Bác ấy khen bài thơ hay là hay với những người đi ô tô máy lạnh về thăm quê như kiểu thơ của Hội Tao đàn thời vua Lê Thánh Tông, chứ đối với đa số nhân dân, thì nhà thơ phải đi sâu vào cuộc sống thực tế như cách về quê của nhà thơ Nguyễn Du thì mới có thơ hay được. Cháu hiểu như thế không hiểu có đúng ý bác Thichdoctho không ạ? (Bùi Thủy)
Trả lờiXóaCó nhẽ thế... Chả lẽ ông Thích thâm thế nhỉ?
XóaTôi cũng thấy như thế. Cứ đọc lại bài nhận xét của bác Thichdoctho mà xem. Giọng bình thơ gì mà có vẻ trào phúng quá. tại sao bác ấy lại chọn trích hai bài thơ kể nỗi khổ của quê hương khi người đi xa trở lại thăm quê để so sánh với Về quê của NCT? Rồi còn dùng những hình ảnh: đón đưa, chuẩn bị trước, nghi lễ đón tiếp, em bóc nhãn đưa tận miệng anh... để làm gì? Có lẽ cháu Bùi Thuỷ đã suy ngẫm đúng. Thật là "hậu sinh khả uý". Chúc cháu sớm có việc làm nhé, đừng nghe lời bác NCT "con sẽ cố học thật chăm thật giỏi/để sau này nối nghiệp bố ... chăn trâu"
XóaSau khi đọc comment của cháu BÙI THỦY, tôi đã xem lại lời bình của anh Thich. Đúng là anh có khen khả năng THƠ của NCT, nhưng tôi thấy anh chê thì nhiều hơn: anh Thích đã đưa ra nhiều dẫn giải về thơ của các tiền nhân khi về quê để so sánh với VỀ QUÊ của NCT nhà ta. Theo như lời anh đã giới thiệu thì anh đã từng là biên tập. Có lẽ anh chưa làm "Quan" nên tôi thấy anh không thích cái cách VÊ QUÊ của một quan BỘ. Gía như NCT VỀ QUÊ như người dân thường thì có lẽ bài thơ sẽ giá trị hơn rất nhiều .(VĐT)
XóaTheo dõi phóng sự ảnh của anh NCT và đọc bài thơ này thì thấy đúng là một bài thơ làm theo đơn đặt hàng thật. Kiểu làm thơ thế này thông thường rất khó hay bởi nó thiếu cảm xúc. Tuy nhiên, nếu cái đơn đặt hàng kia mà chạm đúng được mạch cảm xúc của người viết thì vẫn có tác phẩm hay thậm chí là để đời. Nhạc sĩ Trần Tiến sáng tác bài hát Lá diêu bông theo đơn đặt hàng của chương trình kế hoạch hóa gia đình mà bài hát ấy vẫn sống mãi với thời gian. Bài thơ này của NCT tuy là làm theo đơn đặt hàng nhưng vẫn hay vì nó gặp được mạch cảm xúc yêu người, yêu quê của tác giả. Thể thơ lục bát được sử dụng khá nhuyễn, âm điệu ngọt ngào, nhiều từ ngữ, hình ảnh giàu chất thơ. Bài thơ như một khúc hát ru về đất và người hưng yên. Đất lành trao cho đời trái ngọt thơm, người ngoan làm đắm lòng bao thi sĩ. Tả cảnh mà vẫn đằm thắm tình người, viết về nhãn mà thực ra là viết về tình người Hưng Yên đó thôi. Tứ thơ không độc đáo nhưng vẫn hấp dẫn ở cái tình của người viết. Tôi thích nhất là những câu thơ cuối. Đoạn thơ này gói trọn những gì nhà thơ muốn bày tỏ sau một chuyến hồi hương.
Trả lờiXóaHương vườn ý nhị xa xăm
Nhắc người đi nhớ về thăm quê nhà.
Long lanh mắt lá lệ sa
Tóc thơm hương sả lướt qua môi mình
Bỗng dưng dào dạt sóng tình
Cây nghiêng ngả bóng
Nắng rung rinh chiều…
Mấy lời vụng dại gọi là múa rìu qua mắt thợ. Có gì sơ xuất mong anh NCT lượng thứ.
Theo em bài "Về quê " của N C T là một bài thơ hay và giàu hình ảnh.
Trả lờiXóaMở đầu bài thơ tác giả viết: Về quê mùa nhãn gặp em. Đọc câu thơ người đọc hiểu ngay rằng "người xa quê" đã về quê vào ''mùa nhãn'' (vào tháng 7 âm lịch) và đã gặp lại em - người con gái đã từng làm cho mình mong nhớ một thời. Để rồi khi vừa gặp em hình ảnh xưa đã trở về ngay trong tâm trí: "Triền đê xanh mướt cỏ mềm tóc ai". Hình ảnh trên là một hình ảnh đẹp,lãng mạn, tình tứ nhưng cũng rất chân thực. Đó là hình ảnh của triền đê xanh mướt, của cỏ mềm và hơn thế nữa đó là hình ảnh người con trai đang vuốt mái tóc mềm của người con gái bên triền đê xanh mướt họ muốn được gắn bó với nhau, gần gũi bên nhau... Lãng mạn lắm và cũng thực tế lắm chứ bởi hình ảnh đó có rất nhiều trong
các vùng quê.
Và khi "gặp em" rồi thì em lại trao "tình que dịu ngọt" cho anh.......
Tôi cũng rất tâm đắc với khổ đầu của bài thơ, rất ngắn gọn mà nói được nhiều điều. Mục tiêu của chuyến về quê là để gặp em, trẩy nhãn chỉ là cái cớ mà thôi. Câu thơ đầu tác giả đã khẳng định dứt khoát: hành động là về quê, thời gian là mùa nhãn (chứng tỏ là quê Hưng Yên rồi), mục tiêu là gặp em. Vì gặp em nên cảnh vật quê hương mới thơ mộng đến thế. "Triền đê xanh mướt cỏ mềm tóc ai". Rõ ràng đôi uyên ương đã đi cùng nhau, tâm sự cùng nhau trên triền đê thân thuộc. Người xưa gặp lại và "anh" đã vuốt mái tóc "em" (hoặc ít ra nhà thơ cũng tưởng tượng như thế). Hình ảnh "nhãn lồng trái mọng nắng mai" thể hiện tình yêu ngọt ngào, tròn căng lên trong buổi bình minh. Một tình yêu tươi mới đang xuất hiện ở những con người không còn trẻ nữa. Giống nhãn cây càng già quả càng mọng, càng ngon nếu được trồng trên đất phù sa màu mỡ Hưng Yên. Cây nhãn tổ gần nghìn năm tuổi là một ví dụ. Câu "yêu thương bao bọc trong ngoài trước sau" tôi cho rằng có rất nhiều ẩn ý sâu xa. Đúng là nhãn ngọt ngào dấu kín trong vỏ bọc khiêm nhường như bác Thichdoctho đã nói. Ở một số làng ven đê vùng Tiên Lữ Hưng Yên quê tôi đê bao kín 4 mặt: đê chính , đê phụ (thường gọi là đê bối) bảo vệ các khu vườn canh tác. Có thể tác giả muốn nói đến hình ảnh những con đê yêu thương bao bọc vườn nhãn cả bốn phía: trong ngoài, trước sau. Tuy nhiên, đã là thơ tình thì không thể chỉ đơn giản thế. Tình yêu ngày trước, giờ vẫn tươi mới, nhưng cũng không thể tự do như khi "em chưa chồng, anh chưa vợ". Gặp em rồi, tình yêu vẫn ngọt ngào căng mọng như nhãn lồng chính vụ, nhưng cũng không dám thể hiện một cách lộ liễu, phải dấu trước, che sau, phải bao trong bọc ngoài, kẻo "em nghe họ nói mong manh/ Hình như họ biết chúng mình với nhau" (thơ Nguyễn Bính) thế nên mới phải "yêu thương bao bọc trong ngoài trước sau". Tôi đọc một số bài thơ của NCT thời gian gần đây thấy ngôn ngữ rất giản dị, nhưng ý tứ rất thâm thuý, sâu sắc, kể cả thơ tình lẫn thơ thế sự. Tôi cho rằng, phải đi theo hướng này mới có thể tìm được ý tưởng tác giả gửi gắm qua bài thơ VỀ QUÊ, mới tìm ra mối liên hệ logic với các khổ thơ tiếp theo.Xin trao đổi cùng các bạn.
Trả lờiXóaỒ, ngươiyeu8e9e10e là người Hưng Yên. Bảo sao mà cảm thơ anh NCT thấm thế!
Trả lờiXóa(Mưa Ngâu)
Hiền Mai viết tiếp.
Trả lờiXóaVà rồi khi gặp em rồi em lại trao "tình quê dịu ngọt" cho anh. "Tình quê" là tình của em dành cho anh, thứ tình cảm ngọt ngào trước sau như một mà em giữ bao lâu nay. Và anh cũng cảm nhận được "tình quê" ấy dịu dàng, ngọt ngào đến nhường nào, anh thật sự xúc động trước tình quê ấy, ghi nhận tình cảm ấy: " Mát lành thơm thảo thấm vào lòng anh". Xúc động trước tình quê ấy, tình cảm ấy mà anh không dám nói ra, chỉ dám để trong lòng. Có thể lúc này anh không thể nói ra vì anh và em đều không còn như hồi trước nữa, không còn trẻ nữa, và cũng không...
Không phải chỉ có người đi xa về gặp lại em xao xuyến bồi hồi, mà người ở nhà - em cũng bồi hồi không kém nên em mới "bâng khuâng" khi "dắt tay anh" chứ. Bâng khuâng là một cảm giác khó tả,thể hiện tâm trạng vừa thế này vừa thế kia không phân biệt rõ ràng được. Chắc chắn em cũng như anh nhưng không thể nói ra chỉ hành động nhẹ nhàng để cho anh có thể cảm nhận được tình em.
Sang khổ thơ thứ 3, câu " Cây nâng chùm quả mời chào
Ngất ngây vị nhãn ngọt ngào ngàn năm" là một câu được tả rất thực. Nhãn lồng Hưng Yên thật ngon, thật nổi tiếng, vị của nó ngọt ngào, hương của nhãn man mát, ai đã từng ăn nhãn lồng HY chắc không thể quên được hương vị ấy cũng chính điều này mà "nhãn lồng" đã trở thành đặc sản của quê hương HY. Cũng chính hương vị ấy đã làm ngất ngây bao thế hệ người. Nhưng đến câu:" Hương vườn ý nhị xa xăm Nhắc người đi nhớ về thăm quê nhà thì không còn tả thực nữa.......... ( còn tiếp ).
Hiền Mai ơi, em đang có baby trong bụng hay sao mà vừa viết vừa nghỉ thế? làm bọn anh đợi sốt cả ruột. Chắc em quen làm biên tập phim truyền hình nhiều tập rồi phải không?
XóaBlogE lại có được một Hiền Mai nhiệt tình, Mình thích bạn !
XóaEm không có baby trong bụng nhưng em có baby 18 tháng tuổi nên em mới nghỉ như vậy.
XóaHương vườn ở đây là hương vị của tình quê, thứ tình cảm làm cho người đi xa xao xuyến bồi hồi, là sự kín đáo tế nhị của người con gái HY. Họ đã khéo léo nhắn nhủ người đi xa nhớ về thăm quê nhà - nơi có em người đã trao anh "tình quê dịu ngọt" cho anh thủa nào, đó chẳng phải là những vần thơ hay, giàu hình ảnh đó sao. Và với tôi những vần thơ hay nhất, tình nhất của bài Về quê lại nằm ở khổ cuối. Các bạn thử xem nhé: Long lanh mắt lá lệ sa
Trả lờiXóaTóc thơm hương sả lướt qua môi mình. Đây có phải hình ảnh một người con gái có đôi mắt đẹp trong sáng đang thổn thức bên bờ vai của người yêu không? Mái tóc của cô ấy thơm mùi hương của cây sả - một loại cây có mùi thơm dịu mát hay được các cô gái thôn quê đem về đun để gội đầu. Mái tóc ấy đã l"ướt qua môi mình" khiến cho mình ngẩn ngơ xao xuyến đến tận bây giờ. Thế rồi mái tóc mềm thơm hương sả ấy cùng với lời nhắn nhủ ý tứ, sự kín đáo tế nhị và hơn thế là tình quê dịu ngọt của cô gái HY đã khiến người đi xa kia không thể kìm chế lòng mình nữa mà phải thừa nhận, phải thốt lên rằng lòng tôi cũng "dạt dào sóng
tình" tôi cũng đang nghiêng ngả, rung rinh vì tình.
Có thể nói bài Về quê của NCT là một bài thơ tình.Ở đó tác giả đã ghi nhận một tình cảm và thừa nhận một tình cảm. Còn chuyện chùm nhãn, quả nhãn hay hương vị của nhãn chỉ là cái cớ để tác giả bày tỏ cái tình mà thôi.
Chính vì điều này mà hôm trước anh NCT đã nói sẽ dành tặng bài
thơ này cho các cô gái HY chứ phải không anh?
Một Hiền Mai dịu hiền, tinh tế đã cho độc giả thưởng thức được hương vị của Tình yêu từ sâu thẳm trái tim chàng thi sỹ !
XóaTôi đoán Hiền Mai chắc là cô giáo dạy văn. Cảm nhận về thi ca của em rất tinh tế. Em đã nghe được tiếng lòng của NCT rồi đấy (LPT)
Trả lờiXóaThật tuyệt vời, bài thơ VỀ QUÊ nhìn nhận theo dòng thơ thế sự thì không phải là thơ hay, nhưng dưới góc độ thơ tình thì nhiều người khen hay. Từ trước tới giờ mọi người đều nói NCT là đệ nhất thơ tình của blogE, thế mà một số người cứ cảm nhận thơ tình của anh ấy như là thơ thế sự. Đã có nhiều lời khuyên NCT chuyên tâm vào thơ tình rồi mà.
Trả lờiXóaEm nghe mãi bài hát VỀ QUÊ mà không muốn thôi, chỉ muốn về quê hái nhãn cuối mùa Anh NCT ạ!
Trả lờiXóaNhãn cuối mùa còn NGON, NGỌT nữa không Anh ?
XóaBây giờ người ta đã áp dụng kĩ thuật mới kéo dài mùa nhãn cho tới trung thu, thậm chí tới hết tháng 8 âm lịch cơ. Nhãn cuối mùa càng đậm đà hương vị. Mọi người muốn thưởng thức, thăm vườn hay trẩy nhãn liên hệ với chủ vườn hôm trước tôi đã vào là ông Thinh ở Hồng Nam điện thoại di động 01682460498 nhé (NCT)
XóaCảm ơn Anh NCT, Trung thu này Em sẽ về Hồng Nam trẩy nhãn để trông trăng !
XóaND22:27
Mình nhớ ngày còn nhỏ, ở quê có cây nhãn đang chín, sau một trận mưa nhãn thi nhau nứt toác trắng cả cây, tiếc quá bọn mình trèo lên hái, nhưng bị bà nội đuổi xuống vì sợ ngã; Không biết, mấy hôm nay mưa nhiều nhãn Phố Hiến có sao không nhỉ? Mưa đã buồn, lại làm khổ nhà nông !
Trả lờiXóaBạn đừng lo. Đây là một trong nhiều ví dụ giúp các bạn yên tâm về trẩy nhãn Hưng Yên:
Xóa"Với 10 năm trong nghề, hiện anh Cảnh có hơn 1 ha nhãn gồm các loại đặc sản như Hương Chi, nhãn Đường phèn, nhãn Tiêu phèn... Trồng nhãn chuyên canh trên diện tích lớn, vài năm trước anh Cảnh đã thấm bi kịch nhãn được mùa thì rớt giá, nhãn được giá thì mất mùa. Vài năm trở lại đây, anh nổi danh là một trong những bậc thầy làm nhãn sớm, nhãn muộn. Năm nay, anh bán 2 tấn nhãn đầu mùa với giá 55.000 đ/kg.
“Chúng tôi thường rải vụ, chia thành các trà nhãn sớm, nhãn chính vụ và nhãn muộn. Trước đây, thường nhãn chín ồ ạt vào khoảng 20.6, kéo dài đến hết tháng 7 âm lịch, thời gian chỉ hơn một tháng. Bây giờ chúng tôi kéo dài vụ nhãn từ tháng 5 âm lịch đến hết tháng 8, tức là khoảng 4 tháng”, anh Cảnh chỉ vào một chùm nhãn quả mới bằng đầu đũa: “Đây là trà nhãn muộn, trà này đến rằm Trung thu mới được hái”.
Bí quyết của anh Cảnh là điều chỉnh thời gian ra lộc thu, thời gian ngủ đông hay ra hoa, kết trái theo ý mình. Nếu muốn nhãn ra sớm thì từ rằm tháng 9 âm lịch phải xử lý chăm cây, kích thích thì đến tháng 5 năm sau sẽ được thu quả. Nếu muốn ăn nhãn muộn, gần tháng 12 mới bắt đầu xử lý". (Theo baomoi.com)
Ôi, sao Quản trị viên lại cắt mất phần bình luận mới không cho đọc giả theo dõi nữa?
Trả lờiXóa