Mỗi
chúng ta, ai chẳng đã từng có một thời rộn rã cùng tiếng trống khai trường? Ai
chẳng đã từng có một thời ngẩn ngơ cùng cánh phượng hồng đầu hè tháng Sáu? Để
rồi ở cái tuổi sắp về hưu, nghe tiếng trống khai trường tháng Chín, lòng lại
rưng rưng khi kỷ niệm về một thời áo trắng lại ùa đến ào ạt cháy lòng …
Mỗi người còn luôn nôn nao nhớ về một thời cắp
sách, thì những người thầy suốt đời gắn bó với bảng đen phấn trắng còn trĩu
nặng trong tâm đến đâu khi sắp phải xa rời mái trường yêu mến của đời mình?
Tôi biết một thầy giáo đáng kính: Thầy Lê Xuân
Hương. Thầy nguyên là một giáo viên dạy Toán giỏi trước khi làm Hiệu trưởng của
một ngôi trường có tiếng ở quê tôi. Thầy là một trong số rất ít những thầy cô
giáo quê tôi được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Và điều đáng
nói nhất trên blog E về thầy, là thầy đã có tới 4 tập thơ được xuất bản.
Trước thềm năm học mới, xin được giới thiệu một
bài thơ trong tập thơ đầu tay của thầy – Tập MÁI ẤM TÌNH THƯƠNG, NXB Hội Nhà
văn. Bài thơ là tâm sự, nỗi lòng của người thầy trước khi về hưu. (Hải Yến)
VỀ HƯU
Bạn hỏi tôi: - Anh sắp về hưu trí?
- Về hay chưa, tôi biết nói sao đây?
Khi lòng tôi còn tha thiết làm thầy
Nghề dạy học tôi xa rời sao đặng!
Vẫn say sưa tiếng giảng bài sang sảng
Vẫn mặn nồng tình cảm anh em
Bình minh năm tháng vẫn bừng lên.
Bạn hỏi tôi: - Bác sắp về hưu trí?
- Về hay chưa, tôi biết nói sao đây?
Khi lòng tôi còn trẻ mãi với đời
Nghề dạy học tôi xa rời sao được!
Vẫn tha thiết với tuổi thơ mơ ước
Vẫn dắt dìu nhịp nhịp bước đi lên
Tiếng trống trường vang vọng mãi trong tim.
Bạn hỏi tôi: - Cụ đã về hưu trí?
- Vâng! Hưu rồi nhưng trí vẫn chưa ngơi.
Khi lòng tôi còn duyên nợ với đời
Bao con cháu đang cần lời dạy dỗ
Vẫn lập phương trình, vẫn tìm đáp số
Cho những bài toán khó của hôm nay
Và bao điều trăn trở của tương lai.
“Hãy ước muốn cho thời gian trở lại”
Để cùng trường sống mãi trong vòng tay
Được ấp ủ trong tình thương mái ấm
Cho con người luôn hướng tới ngày mai.
Ôi, suy tư của Thầy Hương chắc cũng giống thầy Đặng Đình Toán của chúng mình.
Trả lờiXóaBBT và độc giả Blog 8e thân mến! Đọc bài thơ VỀ HƯU của thầy Lê Xuân Hương do bạn HY giới thiệu, tôi có liên tưởng tới chỉ mấy năm nữa thôi, tôi và các bạn 8e cũng sẽ trải qua tâm trạng như thầy Hương, gác lại những tháng ngày nơi cơ quan, cầm sổ hưu về sống giữa đời thường. Nhưng có lẽ cảm xúc của người Thầy khi về hưu sẽ có phần nào hơi khác với những người công tác ở những môi trường khác. Hình ảnh mái trường, người thày và học trò sẽ còn lưu luyến mãi. Nhất là vào dịp khai giảng năm học mới như thế này.Nhân đây tôi xin gửi hai bài thơ tôi viết cách đây ít lâu khi dự gặp mặt hội Cựu giáo chức của trường và chia tay một cô giáo về nghỉ chế độ hưu.Nhờ NCT và BBT chỉnh sửa giúp.
XóaNHỚ BẠN THƠ: Ba mươi năm lẻ với nghề
Xa rồi viên phấn, chị về nghỉ ngơi;
Bao mùa khai giảng qua rồi
Dấu bao kỷ niệm chị tôi với trường.
Trò nghèo, cô giáo càng thương
Đưa em tới mọi nẻo đường tương lai.
Con đò trí thức vẫn trôi
Dòng sông còn đó, chị thôi nghề Thầy...
Chia tay chị buổi hôm nay
Nhớ hoài kỷ niệm tháng ngày cơ quan. 11/2011 - VKH
CHUYỆN XƯA:
Ngày nào tóc vẫn còn xanh
Hết giờ đứng lớp , ngồi quanh ấm trà;
Điếu cày đỏ lửa đêm khuya'
Gió lùa phên vách mà thơ vẫn tình.
Gặp nhau mảnh đất Yên Bình*
Yêu nghề dạy học chúng mình thương nhau
Thời gian có đợi mình đâu
Phấn vôi thuở ấy kết mầu tóc sương.
Bao năm gắn bó với trường
Về hưu sống giữa đời thường vẫn vui.
Gặp nhau lấy rượu ra mời
Ôn nghèo kể khổ một thời có nhau.
Lớp Anh trước, lớp em sau,
Tre già, măng mọc nhớ câu nhân tình
Công đã toại , danh chưa thành
Nghiệp này là vậy cũng đành thế thôi.
Chuyện xưa giữa Anh và tôi
Gặp nhau kể lại cho vui tuổi già. 11/2000- VKH
Đọc bài Về hưu của thầy LXH 3 lần nhắc tới chữ “về”, tôi chợt nhớ tới bài Quy gia của Đỗ Mục nhà thơ thời Đường
Trả lờiXóaQuy gia
Trĩ tử khiên y vấn
Quy lai hà thái trì
Cộng thùy tranh tuế nguyệt
Doanh đắc mấn biên ti.
Đỗ Mục
Về nhà
Bé con níu ống tay
Ông ơi về muộn thế
Cùng ai tranh năm tháng
Được gì? Trắng bên mai.
Đỗ Mục – TĐP dịch
Lời tâm sự của Thầy Hương cũng là nỗi lòng chung của những người về hưu. Nhưng có lẽ cảm xúc của thầy chưa chín nên bài thơ không truyền được tâm tư của thầy đến người đọc.Có lẽ Hải Yến chưa chọn được bài thơ điển hình của Thầy để giới thiệu với bạn đọc. Tôi đượcbiết Nhà thơ Vương Trọng cũng đã từng là giáo viên toán với 7 năm kinh nghiệm, nay thấy có thầy giáo toán - NGƯT đã xuất bản 4 tập thơ thì thật ngưỡng mộ thầy. (NCT)
Trả lờiXóaThưa anh NCT, thơ của thầy LXH nhiều lắm. Có thể về phương diện khác thì tôi sẽ chọn bài khác của thầy để giới thiệu. Nhưng trước thềm năm học mới, bài về tâm tư những người thầy giáo chúng tôi, tôi cho rằng đây là bài tiêu biểu nhất đấy ạ.
XóaSinh thời, thầy tôi vẫn hay đọc bài này!
(HY)
Mấy ông BBT thâm ý thế! Dán ảnh minh họa thầy giáo đang suy tư lại chọn bức tượng không có bụng. Phải chăng các anh muốn bày tỏ ý kiến: Thầy giáo chỉ có tâm mà không có thực thì không thể vực được đạo có phải không ạ?
Trả lờiXóa