Đã hơn 6 giờ chiều quay
về văn phòng sau cuộc họp dài, lướt qua các trang web thấy dòng người bất tận vẫn
đang xếp hàng trên đường Hoàng Diệu. Ngày mai lễ nghi cấp cao nhất sẽ được cử
hành trọng thể để tiễn đưa. Trong đầu chợt nhớ đến câu thơ Đường:
“Bi quân lão biệt
lệ triêm cân” (1)
Trong hàng chục bản dịch tôi đặc biệt thích lời dịch:
“Lệ đẫm ướt …tiễn
già về xa thẳm” (2)
Hơn chục năm nay, ngày
hai lần đều đi qua đường Hoàng Diệu. Buổi sáng từ đường Điện Biên Phủ rẽ phải
vào đường Hoàng Diệu. Chiều về qua đường Hoàng Diệu lại rẽ trái vào đường Điện
Biên Phủ.
Thời sinh viên Bách khoa
Hà Nội, các trận đấu bóng đá giữa khoa Điện với Khoa Toán –Lý luôn rất sôi nổi,
cuốn hút. Tôi chơi trong đội Khoa Điện, anh Hồng Nam chơi trong đội Khoa Toán-Lý.
Thoắt đấy đã ba mấy năm.
Đầu những năm 90 làm đầu
tư nước ngoài với chị Hòa Bình, qua lại họp cũng mấy lần.
Năm 2006 trong đoàn tìm
địa điểm cho trung tâm nhiệt điện, tôi đã đến khu vực Hòn La xem địa hình. Đứng
trên đỉnh Đào Ngang ngắm cảnh:
“Dừng chân ngoảnh lại trời, non, nước” (3)
Thấy cảnh núi, biển, đảo
như là:
“Khước tương hổ huyệt xấn
giao cung” (4)
“Thế như hang hổ tiếp rồng
chầu” (5)
Khiến người ta cảm thấy:
“Nhất nhật đăng lâm vạn
cổ tình” (6)
“Một ngày lên ngắm, ngỡ
tình ngàn xưa” (7)
Thay
cho lời kết là câu kết của một bài thơ:
“Chén
rượu anh hùng khó nỗi khuây” (8)
(Hà Nội,10-10-2013)
Chú thích:
1: “Lâm giang tống Hạ Triêm” (Bạch Cư Dị)
2: Song Nguyễn Hàn Tú dịch “Lâm giang tống Hạ Triêm” (Bạch Cư Dị).
Chú thích:
1: “Lâm giang tống Hạ Triêm” (Bạch Cư Dị)
2: Song Nguyễn Hàn Tú dịch “Lâm giang tống Hạ Triêm” (Bạch Cư Dị).
3: “Qua Đèo Ngang” (Bà huyện Thanh Quan).
4: “Đăng Hoành Sơn vọng hải” (Ngô Thì Nhậm).
5: TĐP dịch “Đăng Hoành Sơn vọng hải” (Ngô Thì Nhậm).
6: “Quá Hoành Sơn” (Vũ Phạm Khải).
7: TĐP dịch “Quá Hoành Sơn” (Vũ Phạm Khải).
8: (Qua sông Nhật Lệ cảm hoài” (Nguyễn Văn Luận).
4: “Đăng Hoành Sơn vọng hải” (Ngô Thì Nhậm).
5: TĐP dịch “Đăng Hoành Sơn vọng hải” (Ngô Thì Nhậm).
6: “Quá Hoành Sơn” (Vũ Phạm Khải).
7: TĐP dịch “Quá Hoành Sơn” (Vũ Phạm Khải).
8: (Qua sông Nhật Lệ cảm hoài” (Nguyễn Văn Luận).
Chị Hòa Bình và anh Hông Nam là con của Bác Giáp
Trả lờiXóaCám ơn NCT đã đăng kịp thời
Trả lờiXóaHoành Sơn là tên chữ của Đèo Ngang. Các bài thơ trích dẫn ở đây đều tả cảnh Đèo Ngang, Quảng Bình.
Trả lờiXóaTrừ bài của Bạch Cư Dị, còn lại đều của tác giả Việt Nam tả cảnh Đèo Ngang, Quảng Binh
XóaTập Đường là cách chơi chữ ngày xưa. Dùng một câu thơ Đường ngày trước lấy ý cho hoàn cảnh hiện tại, không cần gắn với nghĩa của bài gốc.
Trả lờiXóaBài này nhẹ nhàng mà tình cảm sâu xa man mác.
Trả lờiXóaẢnh rất thời sự
Trả lờiXóaTrong một bài ngắn mà trích dẫn tới 5 bài thơ cổ liên quan, kinh thật.
Trả lờiXóaÔI, bác Trần Đông Phong gắn bó với gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp mấy chục năm rồi. Thể nào bài bác viết tình cảm sâu sắc quá (cháu Bùi Thủy)
Trả lờiXóaĐại tướng mất đi, đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho dân tộc Việt Nam và bạn bè quốc tế. Đồng bào, các dân tộc và núi rừng Việt Bắc vẫn nhớ anh Văn giỏi Võ ngày nào, cây đa Tân Trào đã nẩy thêm mầm mới (cây đa Tân Trào trước đây rất đẹp nhưng theo quy luật tự nhiên nên cây cũng đã dần ra đi). Cầu nguyện cho Đại tướng yên giấc nghìn thu …nơi quê nhà./.
Trả lờiXóa(Hoa Quỳnh)
Bài hát Quảng Bình quê ta ơi
Trả lờiXóahttp://giaitri.vnexpress.net/nghe-nhac/#id=1261043_1&ac=play
‘Quảng Bình quê ta ơi’, bài hát yêu thích nhất của Đại tướng
Trả lờiXóahttp://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/nhac/goc-nhin-am-nhac/quang-binh-que-ta-oi-bai-hat-yeu-thich-nhat-cua-dai-tuong-2894038.html
Một bài thơ về Quảng Bình
Trả lờiXóaHôm nay cả nước tiến đưa Đại tướng trở về với quê hương Quảng Bình.
Năm 1935 một nhà hoạt động cách mạng đi qua sông Nhật Lệ, Quảng Bình, tức cảnh làm bài thơ. Lúc đó đất nước còn trong vòng nô lệ, cách mạng còn rất gian truân. Tháng 9/1945 họ đã gặp nhau ở Hà Nội và cùng đi qua các mốc lịch sử của đất nước như 1954 chiến Thắng Điện Biên, tiếp quản Hà Nội, 1975 thống nhất đất nước.
Bài thơ này về sau được khắc trên quả chuông treo trong Tháp chuông chùa quê ông, nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh của ông 1911.
Qua sông Nhật Lệ cảm hoài
Hỏi núi Mâu kia, cửa Lệ này
Ai đào, ai đắp, lại ai xây
Cây Đa bao chuyến con đò Trạm
Cửa Cổng đòi phen lính Lũy Thầy
Nước dẫu trôi theo luồng gió ấy
Đá còn lưu lại với lòng đây
Dõi trông thế nước, cơn chìm nổi
Chém rượu anh hùng khó nỗi khuây.
Nguyễn Văn Luận, 1935
--
- Sông Nhật Lệ: Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy qua Quảng Bình đổ ra biển Đông ở cửa Nhật Lệ.
- Núi Mâu: Núi Đâu Mâu cao 763 mét thuộc huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
-Lũy Thầy: Do Đào Duy Từ xây thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Lũy dài 18 km từ núi Đâu Mâu đến sông Nhật Lệ.
- Cây Đa: Tên bến đò trên sông Nhật Lệ
- Đò Trạm: Tên trạm nghỉ trước khi qua sông Nhật Lệ
- Cửa Cổng: Tên cổng gác ở Lũy Thầy
Quảng Bình: Ngư dân khốn đốn khi qua cửa sông Nhật Lệ
Xóacửa sông Nhật Lệ bị bồi lấp
http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Quang-Binh-Ngu-dan-khon-don-khi-qua-cua-song-Nhat-Le/147654.bld
Tác giả bài thơ trên - Nguyễn Văn Luận, tôi được biết, một chiến sĩ cách mạng từng là Bí thư thành ủy Hà Nội (1945, 1955-1961), UVTW Đảng, Phó Ban Đối ngoại Trung ương, Đại biểu quốc hội từ khóa I đến khóa VI (kém Võ Đại tướng 1 khóa). Ông mất năm 1997. Tôi và Trần Hồng Kỳ có tham gia viếng và tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng ở nghĩa trang Mai Dịch. Ông chính là Trần Danh Tuyên, bố đẻ Dịch giả - nhà thơ Trần Đông Phong mà đọc giả blogE đã biết. Trần Đông Phong yêu thơ Đường có lẽ cũng do từ bố truyền lại (NCT)
Trả lờiXóaNghe nói về quả chuông này lâu rồi, lúc nào TĐP cho anh em về thỉnh chuông .
Trả lờiXóaChạm trần nợ công, Tổng thống Obama đành đi làm bánh
Trả lờiXóahttp://baodatviet.vn/hinh-anh/cham-tran-no-cong-tong-thong-obama-danh-di-lam-banh-2357484/?p=4
Nhớ thơ của Nguễn Lộc:
Trả lờiXóa"Hôm qua còn theo Anh
Đi trên đường quốc lộ
Hôm nay đã nhặt cành
Đắp cho người dưới mộ
Khóc Anh không nước mắt
Mà lòng đau như cắt
Gọi Anh chửa thành lời
Mà hàm răng mím chặt
Vùi Anh trong tấm chăn
của đồng bào Cửa Ngăn
Tặn tôi ngày phân tán"
Thơ Hoàng Lộc
XóaBài thơ này vẫn còn những khổ thơ khác nữa đúng không ạ? Nếu đúng thì các anh anh đăng lên nhé.
XóaĐây là trích. Đính chính: Nguễn = Hoàng, Tặn = Tặng
Xóa"Người đi Châu Mộc chiều xuân ấy
Trả lờiXóaCó nhớ hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"
Tây tiến, Quang Dũng
Du kích sông Thao
Trả lờiXóaNhạc và lời Đỗ NHuện
Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê
Cuối sông nhiều bến ai về có thấy
Làn gió xanh rì bát ngát đồng lúa ..ven bờ đê
Hồng Hà trôi xuôi đưa nước trên ngàn về khơi
Sông Thao ngoài bến Việt Trì
Có những chàng áo nâu về say mê giòng nước
…vui tràn trề.
BÈ 2:
Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê
Cuối sông nhiều bến ai về có thấy
làn gió xanh rì bát ngát đồng lúa … ven bờ đê
Hồng Hà trôi xuôi đưa nước trên ngàn về khơi
Sông Thao ngoài bến Việt Trì
Có những chàng áo nâu về say mê giòng nước
….vui tràn trề.
Ven sông người đông đến họp chợ chiều
Vui bên giòng sông lúa ngập đầy đồng
Sông Hồng Hà reo…. u u u ù
Khi đi lập công cuối trời màu hồng
Vui bên giòng sông lúa ngập đầy đồng
Sông Hồng Hà reo …Sông Hồng Hà reo
BÈ 2:
Ven sông người đông đến họp chợ chiều
Vui bên giòng sông lúa ngập đầy đồng
Sông Hồng Hà reo…. u u u ù
Khi đi lập công cuối trời màu hồng
Vui bên giòng sông lúa ngập đầy đồng
Sông Hồng Hà reo …Sông Hồng Hà reo
ÐK:
Hồng Hà ơi !
Ta nhớ mùa thu xưa nước về
Như bóng cờ lên khi quân về thủ đô (Hồng Hà ơi ! )
Nay cũng mùa thu thấy mơ màng
Ngao ngán nhìn sông bên Việt Trì còn đó (Hồng Hà reo !)
Ai đó cùng ta đang phơi bày
Với nước phù sa đang pha hòa giòng Lô (Hồng Hà ơi !)
Ðây những người bao năm lạc loài
Mơ ước được mong sao quay về quê nhà
Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê
Cuối sông nhiều bến ai về có thấy
Làn gió xanh rì bát ngát đồng lúa … ven bờ đê
Hồng Hà trôi xuôi đưa nước trên ngàn về khơi
Sông Thao ngoài bến Việt Trì
Có những chàng áo nâu về say mê giòng nước
….vui tràn trề ….
Đăng Dương, Trần thị Hồng Nhung: http://www.youtube.com/watch?v=Z6nTRifqvdY
Đính chisnhL NHuện = Nhuận
Trả lờiXóahttp://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Sach-giao-khoa-bo-quen-Dai-tuong/321802.gd
Trả lờiXóaSách giáo khoa ‘bỏ quên’ Đại tướng!
Triệu con tim ư, bao nhiêu nước mắt cũng là ráo hoảnh
Khóc gì đâu, rắn ráo mượn danh rồng để làm giá
Trả lờiXóaKhông mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là điều đáng tiếc
Trả lờiXóahttp://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/khong-mac-niem-dai-tuong-vo-nguyen-giap-la-dieu-dang-tiec-20131021041822657.htm
Mỗi ngày cả nghìn người đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Trả lờiXóahttp://www.tienphong.vn/xa-hoi/652369/Moi-ngay-ca-nghin-nguoi-den-vieng-mo-Dai-tuong-Vo-Nguyen-Giap-tpp.html
Ông Văn với ông Văn
Trả lờiXóahttp://laodong.com.vn/Xa-hoi/Ong-Van-voi-ong-Van/144227.bld
Trong bài này có ảnh chụp 2 ông Văn rất đẹp và ý nghĩa. Ở ngoài không post ảnh được, BBT làm giúp nhé.
4-10-2015
Trả lờiXóa