Em đọc comment của anh NXH ở bài thơ ANH CÓ VÀO NGHĨA LỘ VỚI
EM KHÔNG, nghe anh NXH nhắc chuyện biểu dương ở trại viết Yên Bái tác giả Hoàng
Thế Sinh, em nhớ đến những bài thơ của Hoàng Thế Sinh ghi trong sổ tay của em.
Cách đây lâu rồi,
hồi em chỉ bằng tuổi con gái em bây giờ, em tình cờ quen Hoàng Thế Sinh sau một
đêm thơ, và trở thành "Bạn văn" như Thế Sinh đã ghi trong những dòng
lưu bút. Thực ra, chỉ có anh Thế Sinh nhiệt tình hay đến chơi với chúng em, đọc
và nói chuyện thơ văn, còn em, cứ ngài ngại làm sao đó. Lúc ấy, anh Thế Sinh đã
lớn tuổi hơn chúng em nhiều (Em không rõ anh ấy có lớn tuổi bằng các anh E
không), hình như lại có vợ rồi nữa. Anh Sinh xuống Hà Nội học Cao học. Anh ấy
ghi cho em địa chỉ ở Hội VHNT Hoàng Liên Sơn. Khi sắp chia tay, anh ấy có chép
cho em 3 bài thơ của anh ấy và viết một trang lưu bút.
Mấy chục năm qua rồi,
nét chữ khá đẹp của anh ấy vẫn đẹp nguyên trong sổ của em. Từ sau ngày chia
tay, em cũng chẳng liên lạc gì và cũng chưa hề đọc thêm một tác phẩm nào của
anh Thế Sinh. Em vẫn nhớ mái tóc dài gần ngang vai rất thi sĩ của anh ấy. Chiều
nay, đọc comment của anh XH, em vào google, nhìn Thế Sinh mái tóc vẫn bồng bềnh
như xưa, có bạc đi, nhưng trông phong độ hơn nhiều.
Em thấy các anh E mê
mẩn sơn nữ HTH qua thơ và hình như đang rất muốn lên miền sơn cước. Em giới
thiệu thêm với các anh và độc giả blog E thơ Hoàng Thế Sinh viết ở Sa Pa để các
anh "mê" luôn thể. Có gửi cả bút tích của Thế sinh. Chắc Thế Sinh có
đọc được thì cũng rất ngạc nhiên và chưa chắc đã nhớ ra em. (Hải Yến)
KÝ HỌA MÙA ĐÔNG
Núi như chạy đâu hết cả
Mênh mông trắng xóa biển mây
Trời rơi xuống từng kẽ lá
Tan thành muôn hạt sương bay.
Con gấu cuộn tròn hang núi
Tiếng chim giấu bặt gốc cây
Mặt trời không sao xuống được
Để đêm trộn lẫn với ngày.
Cây đào dầm trong rét buốt
Vẫn dâng nhựa ấm vỏ dày
Gió bấc rung cành choáng váng
Khèn ai chuếnh choáng men say.
Bất ngờ như không có thật
Hoa đào bừng đỏ cành cây
Anh vội đưa tay vành mũ
Ngỡ là ở đấy - sao bay!
Núi như chạy đâu hết cả
Mênh mông trắng xóa biển mây
Đội trời anh lên điểm tựa
Rung rinh hoa núi nở đầy.
Sa Pa - Mùa đông 1984
Hoàng Thế Sinh là tác giả văn xuôi. Anh NXH nói về Hoàng Thế Sinh, chắc là anh Sinh này, sinh năm 1952, Nguyên Phó Tổng biên tập Báo Yên Bái. Còn Thế Sinh có phải là Hoàng Thế Sinh không thì phải hỏi cho kỹ?
Trả lờiXóaSao không đăng nguyên bản bút tích và ảnh HTS?
Trả lờiXóaMail của Hải Yến gửi vào địa chỉ 8e9e10e@gmail.com có kèm ảnh bút tích của Thế Sinh. Do ảnh chụp bằng máy ảnh nên dung lượng lớn (hơn 2,8MB). Tôi dã dùng chương trình RIOT để giảm dung lượng bức ảnh xuống dưới 100kB nhưng không hiểu sao vẫn không post ảnh lên blog được.Tôi thấy nhiều nhà văn cũng làm thơ, như nxh chẳng hạn, nên có thể chính Thế Sinh lúc hàn vi cũng chép thơ tặng các cô gái mơ mộng. NXH có thể hỏi Thế Sinh xem anh ấy có phải là tác giả bài thơ này mấy chục năm trước không (thời còn tỉnh Hoàng Liên Sơn ấy) (NCT)
XóaTrong 3 bài thơ chép trong sổ tay của em, có bài đầu tiên Thế Sinh ghi lời đề tặng em. Nhưng thực ra không phải đó là bài thơ viết để tặng em, chỉ là bài thơ anh Sinh đọc trong đêm thơ mà em thích nhất. Còn địa chỉ của anh Thế Sinh ghi cho em, nguyên văn là:
XóaHoàng Thế Sinh
* Bích Thắng - Tiền Phong - Kim Thi - Hải Hưng
* Hội Văn học Nghệ thuật Hoàng Liên Sơn.
Lúc đó em chỉ đoán rằng anh ấy đã rất lớn tuổi rồi, nhưng không đoán được là lớn bằng nào. Giờ đọc thông tin của ND 01:29 mới biết Hoàng Thế Sinh lớn hơn em tới ... gần 20 tuổi.
(Hải Yến)
Tôi sưu tầm bài thơ vui của Trần Nhương viết về HTS -tháng 6/2009
XóaHọ Hoàng tên gọi Thế Sinh
Thúc Sinh là chỗ thân tình anh em
Khi chén rượu lúc tòm tem
BỤI HỒ đã trải Than uyên đã từng,
THỜI HOA ĐỎ, LUẬT CỦA RỪNG
XỨ MƯA, HOANG THỦY rưng rưng nỗi niềm
Rượu vào trời đất miên miên
Véo von một khúc xinh tiền cùng ai
Bây giờ Yên Bái , Lao Cai
Hưng Yên oai oái gọi hoài xin tương!
Những chứ in là tác phẩm của HTS, Quê HTS ở HY thuộc vùng có Phủ Khoái oai oái xin tương. ( VKH sưu tầm)
Tôi đã điện thoại cho Hoàng Thế Sinh, anh ấy xác nhận đúng là anh ấy. Hồi xưa, Hoàng Thế Sinh có thời làm Chủ nhiệm CLB Thơ sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chắc em Hải Yến nằm trong số các em đó. Tôi đã có loạt bài chân dung các nhà văn, những người bạn yêu quý của tôi, riêng bài về Hoàng Thế Sinh, nhân chuyện này, tôi sẽ chỉnh sửa một chút (NXH)
Trả lờiXóaThế hóa ra em Hải Yến là cô giáo dạy văn à? Em có người Hưng Yên không nhỉ? Có khi cũng Hưng Yên mới nhận đồng hương với HTS, mới được anh ấy chép thơ tặng chứ. Tôi biết NCT ngày xưa cũng yêu một cô sinh viên sư phạm văn. Không biết Hải Yến có quen NCT? có được NCT tặng thơ không thì gửi tiếp bút tích ngày xưa đi. Tôi thấy hồi hộp quá! (LPT)
XóaAnh NXH ơi,anh có những chuyện hay tương tự như HTS không? Chép thơ, tặng văn cho những cô em "mơ mộng", mấy chục năm rồi vẫn để nhớ để thương?
XóaTôi không phải nhà thơ, xuất thân không định làm thơ làm văn. Đến khi già rồi, do cuộc sống xô đẩy mà viết văn, thì còn tặng văn chương cho em nào được nữa. Khi ông NCT làm thơ ào ào, thì mình chả nghĩ bao giờ mình lại vướng vào cái thứ văn thơ ấy...
XóaEm được nhiều người tặng thơ, phần lớn là thơ chép tặng. Chỉ có một số ít là thơ sáng tác. Nhưng đúng là anh NCT chưa bao giờ tặng thơ cho Hải Yến cả, anh LPT ạ. Nếu anh rất muốn xem bút tích của anh NCT từ người yêu cũ của anh ấy, anh hãy hỏi anh NCT xem còn địa chỉ của cô ấy không và liên lạc với cô ấy, anh ạ.
Xóa(Hải Yến)
Em vào đọc blog E mới gần đây, nên còn rất nhiều bài chưa được đọc. Nghe giới thiệu, em mới đọc NHÀ VĂN CỦA NHÂN DÂN của anh NCT viết về anh NXH. Cứ như lời anh NCT, thì anh NXH khi viết văn đâu phải là lúc đã "già rồi" như anh nói ạ? Và lại còn "hình như cũng có mấy nàng văn đi theo" nữa chứ? Sao lại không "tặng văn chương cho em nào"?
Xóa(Hoài Thu)
Ngay cả bây giờ cũng không thể nói nhà văn NXH đã "già rồi". Sao lại "tặng văn chương cho em nào được nữa"? Có bao em "mơ mộng" vẫn luôn thích được tặng văn chương mà! Anh tặng văn chứ có tặng ... gì đâu mà sợ chị Thủy cơ chứ!(ND 14:41)
Trả lờiXóaTừ khi Hải Yến xuất hiện thì N22 "lặn" luôn. Hai người này có liên quan gì không nhỉ?
Trả lờiXóaN22 vẫn có mặt đấy thôi. Các bác cứ đa nghi Tào Tháo. Chắc vừa rồi em ấy đi du lịch cùng thichdoctho.
Trả lờiXóaTôi cũng đồng ý với 22:06, các bác nghi ngờ N22 nhiều quá. Lâu lâu rồi, có người bảo: "từ khi LPT hỏi N22 có phải là NC thì không thấy N22 đâu", thế mà vẫn thấy N22. Giờ bác E 18:51 lại bảo "từ khi Hải Yến xuất hiện thì N22 lặn luôn", cũng lại vẫn thấy N22. Các bác đừng suy đoán vô căn cứ nữa có được không?
Trả lờiXóaHải Yến cám ơn các anh BBT đã tìm cách đưa được bút tích của HTS lên blog. Cám ơn anh NXH đã liên lạc với anh Thế Sinh. Thật tình cờ để có thể nhắc về một kỷ niệm đẹp của một thời tuổi trẻ say thơ. Em rất muốn qua blog này, anh TS có thể thấy lại bút tích của mình, dù có thể anh không nhớ nổi em là ai trong số những người anh đã chép tặng thơ. Sổ thơ của em phần lớn là mọi người chép thơ hay của các nhà thơ, rất ít thơ tự sáng tác. Nên mấy chục năm rồi, em vẫn nhớ thơ của TS, bài Ký họa mùa đông thì em thuộc cả bài.
Trả lờiXóaCám ơn blog E. Đúng là "Blog E kết nối bạn bè"!
(Hải Yến)
Em Hải Yến vẫn chưa trả lời câu hỏi của Anh LPT ?
Xóa(Lời bình của N22)
Trả lờiXóaBài thơ đúng là một bức KÝ HỌA MÙA ĐÔNG. Rất nhiều nét phác thảo. Và phác rất nhanh. Nhưng, cũng giống như những bức kí họa của họa sĩ, dưới ngòi bút tinh nhạy của thi sĩ, cái "thần" nhất của mùa đông Sa Pa vẫn hiển hiện rõ nét qua từng hình ảnh, từng ngôn từ.
Đọc hai khổ thơ đầu, ta nhận ra ngay một nét rất riêng của Sa Pa mùa đông, nếu như ta đã từng đến nơi đây. Dù là đến trong cuộc sống thực, hay đến qua văn chương, giai điệu, ảnh hình.
Một Sa Pa - "Thành phố trong sương". Một Sa Pa có "mây ... cuộn tròn lại từng cục, lăn trên những vòm lá ướt sương". Một Sa Pa "lặng lẽ". Trong thơ Thế Sinh, ta gặp lại nét riêng ấy, nhưng thật cụ thể. Mây mù làm ta không nhìn thấy núi rừng trùng điệp xanh. Tất cả chỉ còn một màu trắng bạc mơ màng. Làm ta có cảm giác lúc nào cũng như lúc trời vừa sáng, hoặc lúc trời gần tối: "Mặt trời không sao xuống được/ Để đêm trộn lẫn với ngày". Gấu lười nhác ngủ vùi trong hang ấm. Chim cũng không cất tiếng líu lo ...
Nhưng chỉ ngay sau đó thôi, ta đã thấy như mùa đông đang lui dần, dù vẫn còn "rét buốt" để "gió bấc rung cành choáng váng" trên những cây đào thắm, đào phai. Chính cái dòng "nhựa ấm" dâng đầy trong lớp vỏ kia đã làm ta cảm nhận được cái ấm áp đang về. Đặc biệt là tiếng khèn "chuếnh choáng men say", thì đúng là giai điệu của mùa xuân thật rồi. Tiếng khèn gọi bạn say sưa. Say vì men rượu hay men tình?
Đến hai khổ thơ cuối thì mùa xuân bừng đến, thật rõ, không còn nghi ngờ gì nữa:
"Bất ngờ như không có thật
Hoa đào bừng đỏ cành cây
Anh vội đưa tay vành mũ
Ngỡ là ở đấy - sao bay!
Núi như chạy đâu hết cả
Mênh mông trắng xóa biển mây
Đội trời anh lên điểm tựa
Rung rinh hoa núi nở đầy"
Hoa đào nở bừng thật "bất ngờ" giữa "mênh mông trắng xóa biển mây". Cái nền mây "trắng xóa" kia như làm nổi bật hơn sắc thắm của hoa đào, làm chúng thêm huyền ảo lung linh mỗi khi gió về "rung rinh" bên sườn núi. Một thế giới như cõi THIÊN THAI vậy! Và "anh", nhìn thấy hoa rồi, sao vẫn ngỡ "sao bay"? Tôi không thấy đây là bóng dáng một người lính lên "điểm tựa". Tôi thấy "anh" giống như Lưu Thần, Nguyễn Triệu ngày xưa đang lạc lối đào nguyên ...
Thế Sinh KÝ HỌA MÙA ĐÔNG như thế về Sa Pa, có phải là rất "không thực" không? Vừa "rét buốt" đấy, mà sao đã nở đầy hoa núi? Tôi chưa một lần đặt chân đến Sa Pa. Nhưng cứ như những gì tôi đã đọc, đã xem được về Sa Pa, thì tôi rất tin và rất thích những gì anh Thế Sinh đã viết trong KÝ HỌA MÙA ĐÔNG. Hình như một ngày ở Sa Pa có tới bốn mùa. Tôi nhớ đã có dịp đọc ở đâu đó rằng: Ở Sa Pa "Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn trên nhưng bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quí ...".
Và mặc dù, đã ba lần bỏ lỡ dịp tốt để đến với Sa Pa, tôi cũng sẽ nhất định tìm kiếm một cơ hội thứ tư. Đến đó, và rất có thể vào mùa đông, để chứng kiến cái "Lặng lẽ Sa Pa". Và để thấy cảnh "Núi như chạy đâu hết cả/ Mênh mông trắng xóa biển mây" trong thơ của Thế Sinh.
(N22)
Cảm ơn bạn N22 đã có lời bình rất tâm đắc cho một bài thơ hay của một nhà thơ mà tôi yêu mến. Chúc bạn sức khỏe và thành công.
Xóa(Hải Yến)
Mình vừa gặp HTS ở Yên Bái, bắt hắn gọi điện cho Hải Yến ngay, không biết em có nhận được ra bạn cũ không. Đây là HTS của năm 2013, một tay bợm rượu cao thủ đấy nhé. (NCT)
XóaMjnhf dán thêm bức ảnh làm chứng kẻo mọi người lại bảo mình chém gió. (NCT)
XóaCảm ơn anh NCT, em đã thấy hình ảnh anh HTS năm 2013, nhưng em vẫn chưa nhận được điện thoại của anh ấy. Chắc anh ấy đã gọi vào máy của ai đó rồi!
XóaAnh NCT là thi sĩ của blog E. Anh chưa từng tặng thơ cho Hải Yến. Hải Yến rất mong nhận được thơ tặng của anh, như anh đã từng tặng cho rất nhiều người. Đề nghị như thế có quá không ạ? Và anh không bị chị nhà "lườm" chứ ạ?
(Hải Yến)
Các anh lớp E lãng mạn quá đi thôi! Chỉ vì một lời hỏi "Anh có vào Nghĩa Lộ với em không" của một người không quen (À, anh XH có mê mẩn một chút ngày xưa) ở nơi xa lắc, vậy mà các anh quyết định dời bỏ thủ đô hoa lệ, xa nửa kia của đời mình tới những ... 3 ngày, để lên miền sơn cước ấy ư? Mà anh NCT lại mới đi Yên Bái (gặp HTS) về, lại đi nữa sao? Chắc anh NCT và anh NXH đi tìm "nàng thơ" mới. Còn anh TQH cũng đi tìm cảm hứng để thành một "tân thi sĩ" của blog E phải không ạ?
Xóa