Theo truyền thuyết, vua đầu tiên của nước ta là Kinh Dương Vương (Lộc
Tục), lên ngôi năm Nhâm Tuất (2879 TCN). Các sử sách đều lấy đây là dấu
mốc khởi đầu của triều đại các vua Hùng và tính đến năm Quý Mão (258
TCN) thì kết thúc với 18 đời vua Hùng nối nhau trị vì trong 2.622 năm. Những tư liệu dã sử dường như phi lý, vì chỉ có 18 đời vua làm sao có thể trị vì đất nước tới 2622 năm? Nhiều người đã nghi ngờ bề dày lịch sử gần 5000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nhân dịp giỗ tổ Hùng Vương năm nay, Blog E xin đưa ra những thông tin thu thập được từ các công trình nghiên cứu đã công bố rộng rãi trên Internet, nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề còn nghi vấn về thời đại Hùng Vương. (NCT).
Những nghi vấn, băn khoăn
Nếu xét theo thời gian trị vì kéo dài hơn 2000 năm mà chỉ có 18 đời
vua thì đây là những con số rất khó thuyết phục; mặc dù ghi chép như vậy
để “nêu rõ quốc thống” nhưng các sử gia đều tỏ ý nghi ngờ điều này.
Nhà sử học Ngô Thì Sĩ viết: “Người ta không phải là vàng đá, sao lại
sống lâu được như thế ? Điều ấy càng không thể hiểu được” (Việt sử tiêu
án).
Còn trong cuốn Việt Nam sử lược, nhà sử học Trần Trọng Kim cũng viết:
“…Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vì được non 150 năm. Dẫu là người
đời thượng cổ nữa thì cũng khó lòng mà có nhiều người sống lâu được như
vậy”.
Khác với ghi chép của sử sách và truyền thuyết dã sử, các nhà nghiên
cứu cho rằng nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại trong khoảng 300
– 400 năm và niên đại kết thúc là khoảng năm 208 TCN chứ không phải là
năm 258 TCN.
Cuốn Đại Việt sử lược, bộ sử xưa nhất của nước ta còn giữ được đến
nay chép rằng: “Đến đời Trang Vương nhà Chu (696 – 681 TCN) ở bộ Gia
Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng
Vương, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền
được 18 đời đều gọi là Hùng Vương”.
Không rõ tác giả Đại Việt sử lược căn cứ vào đâu để viết lên như vậy,
nhưng đưa ra thời điểm mà nhà nước Văn Lang hình thành vào khoảng thế
kỷ VII TCN, tương ứng với giai đoạn Đông Sơn là phù hợp với những kết
quả nghiên cứu hiện nay, và con số 18 vua Hùng cai trị trong khoảng 300 –
400 năm được nhiều người chấp nhận hơn, cho dù không thể khẳng định
được rằng nước Văn Lang thực sự có đúng 18 đời vua Hùng.
Có 18 đời vua hay 18 ngành vua?
Về con số 18 đời vua, cũng chính Đại Việt sử lược là tác phẩm đầu
tiên đề cập tới và dường như dữ kiện đó được nhiều tác phẩm sử học, khảo
cứu sau này ghi chép theo, thậm chí các tác phẩm ở dạng diễn ca cũng
viết:
Xưng Hùng Vương, cha truyền con nối,
Mười tám đời một mối xa thư,
Cành vàng lá ngọc sởn sơ,
Nước xưng một hiệu, năm dư hai nghìn.
(Thiên Nam minh giá)
Mười tám đời một mối xa thư,
Cành vàng lá ngọc sởn sơ,
Nước xưng một hiệu, năm dư hai nghìn.
(Thiên Nam minh giá)
Hoặc như một số câu đối ca ngợi về thời đại Hùng Vương cũng đề cập đến có số 18. Thí dụ:
Thập bát truyền vi quân vi vương, trùng xuất tiên nga duy mạt tạo
Ngũ thập tử quy sơn quy hải, biệt trung thần nữ thiệu anh phong.
Ngũ thập tử quy sơn quy hải, biệt trung thần nữ thiệu anh phong.
Nghĩa là:
Mười tám đời truyền làm quân làm vương, hai vị tiên nga cuối dòng họ
Năm mươi con lên núi, xuống biển, một nàng thần nữ nối ngôi cha.
Năm mươi con lên núi, xuống biển, một nàng thần nữ nối ngôi cha.
Hay như câu đối:
Nam thiên thập bát thế xa thư, sơ đầu đệ nhất thánh.
Tây nhạc ức vạn niên hương hỏa, thượng đẳng tối linh thần.
Tây nhạc ức vạn niên hương hỏa, thượng đẳng tối linh thần.
Nghĩa là:
Trời Nam 18 đời truyền kiếp, buổi đầu đệ nhất thánh.
Tây nhạc ức vạn năm hương hỏa, thượng đẳng tối linh thần.
Tây nhạc ức vạn năm hương hỏa, thượng đẳng tối linh thần.
Chỉ có 18 đời vua mà cai trị 2.622 năm đã gây ra không ít hoài nghi,
tuy nhiên trong các bản Ngọc phả, thần tích như bản Ngọc phả Hùng Vương
được soạn năm Thiên Phúc nguyên niên (980) đời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn)
nhà Tiền Lê thì không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 nhành/ngành với
tổng cộng 180 đời vua:
“Dĩ thượng Hùng đồ thập bát diệp, tỷ phú truyền cơ thái bảo, nhất bách thập bát đại đế vương tốn vị nhất thống sơn hà”
Nghĩa là:
“Mười tám nhành nhà Hùng, ngọc tỷ và ấn tín truyền quyền
đại bảo trong khoảng 180 đời nhường ngôi đế vương, một mối non sông xa
thư trị nước”.
Nhiều tác phẩm khác như Tân đính Lĩnh Nam chích quái của nhà sử học thời Hậu Lê là Vũ Quỳnh cũng viết là 18 ngành vua Hùng.
Trong Ngọc phả Hùng Vương thì chữ “đời” phải hiểu là chữ “thế” trong
Hán tự có nghĩa là không phải một đời người mà là “một dòng gồm nhiều
đời”. Hiện ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội, còn bài vị “Tam Vị Quốc
Chúa” thờ 3 vị vua cuối cùng thuộc thế/chi/nhành Hùng Vương thứ 18.
Xung quanh vấn đề này, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến
cho rằng với người Việt số 9 là con số thiêng nên các bội số của nó như
số 18 cũng thiêng tương tự như vậy, do đó con số 18 đời Hùng Vương chỉ
là con số biểu trưng, ước lệ mà thôi…
Như vậy con số 18 không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 ngành, mỗi ngành gồm nhiều đời vua mang chung vương hiệu, khi hết một nhành mới đặt vương hiệu mới. Bên cạnh đó thời gian trị vì cũng như tuổi thọ của một vị vua có thể hiểu là tuổi của nhiều đời vua và số năm trị vì của nhiều đời vua thuộc một ngành cộng lại vì thế thời gian trị vì hơn 2.622 năm của các vua Hùng không có gì là hoang đường cả. Vì vậy mới có câu rằng:
Như vậy con số 18 không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 ngành, mỗi ngành gồm nhiều đời vua mang chung vương hiệu, khi hết một nhành mới đặt vương hiệu mới. Bên cạnh đó thời gian trị vì cũng như tuổi thọ của một vị vua có thể hiểu là tuổi của nhiều đời vua và số năm trị vì của nhiều đời vua thuộc một ngành cộng lại vì thế thời gian trị vì hơn 2.622 năm của các vua Hùng không có gì là hoang đường cả. Vì vậy mới có câu rằng:
Sơ khai Nam Việt hữu Kinh Dương,
Nhất thống sơn hà thập bát vương.
Dư bách hệ truyền thiên cổ tại,
Ức niên hương hoả ức niên phương.
Nhất thống sơn hà thập bát vương.
Dư bách hệ truyền thiên cổ tại,
Ức niên hương hoả ức niên phương.
Nghĩa là:
Mở đầu Nam Việt có Kinh Dương
Mười tám ngành vua, mười tám chương.
Bách Việt sơn hà muôn thuở đó,
Đời đời đèn nến nức thơm hương.
Mười tám ngành vua, mười tám chương.
Bách Việt sơn hà muôn thuở đó,
Đời đời đèn nến nức thơm hương.
Bản Thần tích xã Vi Cương (Phú Thọ) ghi chép khá rõ về các đời vua
với những thông tin liên quan, theo đó 18 ngành vua Hùng có tất cả 180
đời vua nối nhau trị vì: “Tính trong 18 chi đời vua Hùng truyền ngôi đại
bảo cho 180 đời đế vương, sơn hà quy về một mối, kiến lập được 122
thành điện. Tổng cộng các năm của 18 đời Thánh vương di truyền ngôi cho
các triều thánh tử thần tôn là 2.622 năm, thọ 8.678 tuổi, sinh được 986
chi, các hoàng tử công chúa sinh được 14.378 cháu chắt miêu duệ, cai trị
khắp đầu non góc biển trong nước, vạn cổ trường tồn, mãi mãi không bao
giờ dứt”.
(sưu tầm qua Internet)
Bài viết có nhiều thông tin rất hay. Cảm ơn tác giả đã giúp độc giả hiểu hơn về thời đại các vua Hùng đúng vào dịp giỗ tổ Hùng Vương.
Trả lờiXóaĐời đời nhớ ơn các vua Hùng đã có công dựng nước. Cảm ơn bác NCT đã cung cấp thêm nhiều thông tin về các vị vua Hùng. Và thật tự hào khi tục lễ thờ cúng giỗ tổ Hùng vương đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Trả lờiXóaCháu: Thủy Bùi
180 vua tổng tuổi thọ là 8678 tuổi. Vậy tuổi thọ bình quân mỗi vị vua Hùng là 48,2. Thời gian trị vì bình quân của mỗi vị vua là gần 14,6 năm. Nghe có vẻ hợp lý đấy nhỉ! Như vậy lịch sử nước Việt ta từ khi Kinh Dương Vương lên ngôi đến năm 2013 là 4892 năm. Nhiều người bây giờ vẫn quen nói lịch sử 4000 năm, đã vô tình cắt bớt đi gần 1000 năm bề dày lịch sử đất nước tương đương với 50 thế hệ cha truyền con nối). Cần phải tuyên truyền rộng rãi hơn để mọi người dân và các nhà nghiên cứu khẳng định: "lịch sử gần 5000 năm dân tộc Việt", để các cháu học sinh không xé sách sử vứt đi. (LPT)
Trả lờiXóaViệc này có nhiều lý luận giải thích rồi. Thời các vua Hùng gọi chung là Thời đại Hồng Bàng. Theo sử thành văn, thì thời các vua Hùng chỉ có truyền thuyết, có một vài dòng ghi chép về thời này là ở sử liệu chữ Hán của Trung Hoa. Số 18 chỉ là số ước lệ, 1+8=9, cái gì nhiều lắm thì coi như 18 hoặc 36. 36 chước chược chuồn là hơn. Tức là trong số MỌI chước, thì chọn chước chuồn. 18 cũng vậy. Rất nhiều đời vua, thì gọi luôn là 18. Ví dụ ca dao nói: "Lỗ mũi em 18 gánh lông, chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho". Cho nên cũng không nhất thiết có 18 hay 180 đời vua Hùng. Sau này, thần phả đền Hùng còn liệt kê đủ 18 vương hiệu, nhưng thực ra đó cũng là người đời sau thêu dệt nên. Lý giải thích này, phù hợp với cái lý cho rằng, vua Hùng thực chất chỉ là tộc trưởng, gọi chung là Khun, hoặc vua Hùng thực chất là vua Lạc, Lạc vương. Đó là một thời kỳ tiếp giáp thời hồng hoang, bắt đầu manh nha có tổ chức Nhà nước của dân tộc Lạc Việt. Cứ tạm công nhận như vậy. Nhưng chú ý rằng, khi An Dương vương lập nước Âu Lạc, thì vua Hùng cuối cùng chính xác là tồn tại. Ngay trước năm 1975, hai miền đều có phong trào thảo luận xem có thời đại các vua Hùng thật không? Theo Tạ Chí Đại Trường, nhà sử học danh tiếng vẫn còn sống, thì đền vua Hùng được coi là quốc giỗ, chỉ có từ thời Nguyễn mà thôi. (NXH)
Trả lờiXóa