31 tháng 12, 2013

TẢN MẠN ĐÊM CUỐI NĂM

Ngô Công Thành

Khi tuổi càng cao, dường như thời gian trôi càng nhanh thì phải, ngoảnh đi ngoành lại đã hết một năm, còn bao nhiêu việc chưa kịp làm. Năm 2014 đã đến rồi, mình sắp bước sang tuổi 56, đã nhìn thấy phía trước biển báo về hưu. Cái trẻ  trung đã rời xa, chỉ thấy già nua đang ào ạt tới. Giờ mới thấy nuối tiếc những năm tháng cuộc đời đã bị phung phí vào những chuyện đâu đâu. Buồn!

30 tháng 12, 2013

Hai bài thơ xướng họa của hai nhà ngoại giao Việt, Mỹ trên đất Nhật Bản

Trần Đông Phong

Bùi Viện (1839-1878) người gốc Thái Bình dưới thời vua Tự Đức (1829-1883) thuộc nhóm chủ trương canh tân nửa sau thế kỷ 19 mong muốn làm cho đất nước cường thịnh, được coi là nhà ngoại giao đầu tiên của Việt Nam đến Mỹ và Nhật Bản.

29 tháng 12, 2013

Sự thật những tấm huy chương vàng Olympic Toán quốc tế

Sự thật những tấm HCV Olympic Toán quốc tế của Việt Nam qua lời kể nguyên Phó Chủ tịch FPT (1)Lê Quang Tiến
Lê Quang Tiến, nguyên Phó Chủ tịch Tập đoàn FPT, cùng lứa với các cựu học sinh lớp E chuyên toán, từng tham gia đội tuyển Việt Nam thi toán quốc tế năm 1975. Bách, Tú, Quang Hưng, Xuân Hưng đã phải chọi nhau với Tiến và hàng trăm bạn khác để cố tìm một chỗ trong đội tuyển chỉ có 8 người. Hãy nghe Tiến kể lại sự thật đằng sau những tấm huy chương mà chúng ta vẫn tự hào khi mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoan hỉ về  việc PISA đánh giá trình độ học sinh Việt Nam vượt cả Mĩ và Anh quốc. (BBT) 

Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy... Nhưng với các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể ngang ngửa như cờ, toán...

28 tháng 12, 2013

Đẻ hai con là tốt nhất, đẻ 3 con là tốt vừa

Quan chức Tổng cục Dân số vừa khuyên phụ nữ Việt Nam nên sinh “hai con là tốt nhất” và cho rằng sinh một con sẽ không đủ để ngăn dân số già nhanh.
 Lời khuyến nghị trên được ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số đưa ra trong ngày Dân số Việt Nam 26/12 vừa qua. (BBT)

27 tháng 12, 2013

Bài thơ lạ


Hoàng Bình Trọng 
  
Có tám vị hầu hết đều thuộc loại "tai mắt" trong giới bút nghiên đi vãn cảnh hồ Tây, không hẹn mà gặp nhau ở chỗ có mấy chiếc ghế đá trên đường Cổ Ngư (sau này là đường Thanh Niên). Không bỏ lỡ dịp may, họ kéo nhau vào cái quán cóc bên cạnh, gọi chai rượu, đĩa mực khô ngồi bù khú. Sau vài chén thù tạc, ai nấy nóng bừng mặt, và chuyện trò giữa họ bỗng trở nên rôm rả xoay quanh chủ đề về tha hóa đạo đức, về tác oai tác quái của đồng tiền, về số phận hẩm hiu của người cầm bút.

26 tháng 12, 2013

chuyện vui 2: Chú thích ảnh

Những bức ảnh này tự bạn chú thích. Hi, tìm kiếm với Google, tôi chỉ gắn vào cái kính lúp (dùng con trỏ chuột)

25 tháng 12, 2013

Bài viết kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (Phần 2)

Trần Đông Phong

Đầu năm nay tôi có dịp may tham gia một đoàn đi Nhật, cũng là lấp chỗ trống cho một thành viên vắng đột xuất. Lần đi này  ghi lại trong tôi một sự kiện ấn tượng, mà qua đó tôi đã làm một bài thơ. Chuyến này chúng tôi bay thẳng Hà Nội – Nagoya. Ngày nay sướng thật, chỉ tính riêng đi Nhật đã có 3 tuyến bay thẳng non-stop từ Việt Nam đến 3 thành phố lớn là Tokyo, Nagoya và Fuluoka. Chả bù cho hơn hai chục năm trước tất cả đi Bangkok bằng máy bay Thái, rồi muốn đi đâu thì đi. Xuống máy bay lấy hành lý, làm thủ tục nhập cảnh, mới qua kiểm tra hành lý đã thấy tấm biển tên đoàn thấp thoáng ngoài cửa. Ngay cửa ra mấy người của đối tác đứng nghiêm chỉnh cúi chào theo kiểu Nhật rất trịnh trọng, bắt tay từng người vui vẻ. Bắt tay hết lượt tôi chợt cảm thấy người đầu tiên rất quen, quay lại nhìn kỹ hóa ra là người quen đã gặp trong lần đi Nhật trước. Đó là Nakanishi Hirota, phiên âm Hán Việt là Trung Tây Hoành Thái. Thế đấy người Nhật đến nay vẫn dùng mấy nghìn chữ Hán trong văn tự viết hàng ngày.

Chuyện vui 1: Chỉ tại váy ngắn




Ở hội chợ xuân, cậu bé 4 tuổi đang ngồi khóc vì bị lạc.
Bác bảo vệ tiến tới an ủi cậu bé rồi nói:
- Nếu cháu không muốn bị đi lạc thì phải nắm chặt váy mẹ chứ.
Cậu bé sụt sịt nói:
- Nhưng mà váy mẹ cháu ngắn quá, cháu không nắm được ạ.

(chỉ con trỏ vào, ảnh sẽ... to ra)

24 tháng 12, 2013

Chúc Giáng sinh an lành

Nhắc đến Giáng sinh, ai cũng sẽ nghĩ ngay đến "tiếng chuông ngân" và bài hát sôi động cùng tên. Jingle Bells lần đầu phát hành dưới cái tên One Horse Open Sleigh vào năm 1857. Sau hơn một thế kỷ ra đời, ca khúc này đã trở thành một trong những nhạc phẩm Giáng sinh nổi tiếng nhất.

Mỗi tuần một tin lạ: Kokoro Dance

Kokoro Dance là một nhóm biểu diễn nghệ thuật hình thể hàng đầu của Canada, đóng ở thành phố biển Vancover. Nhóm này được thành lập năm 1986 bởi các đạo diễn nghệ thuật nổi tiếng là  Barbara Bourget và Jay Hirabayashi (người Canada gốc Nhật). Họ đã biểu diễn ở Canada, Mỹ và nhiều nước khác. Đặc điểm của nhóm này là thường biểu diễn khoả thân vào mùa hè. Nơi họ thường xuyên biểu diễn là bãi biển Wreck một bãi biển khoả thân lớn nhất Canada và nổi tiếng thế giới.

23 tháng 12, 2013

Sách mới thơ Pháp do Trần Đông Phong dịch

Nhân dịp kỉ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (1973-2013), xin trân trọng giới thiệu với Bạn đọc BlogE Tuyển tập thơ dịch song ngữ của tôi đã được Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành ra mắt bạn đọc với đầu đề “Nhớ chuyện nay”.  Một số bài thơ dịch trong tập thơ này đã được đăng trên BlogE. Rất cám ơn Bạn đọc đã quan tâm, bình luận. Qua BBT tôi muốn gửi tặng sách tới Bạn đọc. Dưới đây là trích Lời nói đầu của Tập sách:

21 tháng 12, 2013

Vài hình ảnh về tiệc mừng lễ thành hôn con gái mình

Ngày mai (22/12) con gái mình sẽ về nhà chồng. Nhà trai thông báo sẽ đón dâu vào buổi trưa. Hôm qua (20/12) gia đình mình đã tổ chức tiệc mừng lễ thành hôn của hai con rồi. Nói tiệc mừng lễ thành hôn để phân biệt với tiệc cưới sẽ được nhà trai tổ chức tại quê vào ngày đón dâu cùng với lễ cưới. Tiệc mừng lễ thành hôn của hai con do nhà gái tổ chức không bắt buộc phải tuân thủ các quy tắc ngặt nghèo của lễ cưới và mọi người có thể vui vẻ thoải mái mà không ngại phạm những điều kiêng kị. Xin giới thiệu mấy bức ảnh để các bạn chúc phúc cho các con mình nhé. (NCT)

19 tháng 12, 2013

40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2013)

Trần Đông Phong

          Sáng nay đang ngồi với em gái phòng bên uống trà đầu giờ sáng, thì anh Ngô Công Thành sang phòng đưa thiếp mời cưới con gái đầu, sinh năm 1986 cùng tuổi với con gái đầu của tôi Trần Lê Hoa. Tuy vẫn nghĩ con gái tuổi Dần lập gia đình muộn một chút, nay thấy con người ta đám cưới cũng thấy hơi sốt ruột. Cháu vừa tốt nghiệp MBA ở Mỹ, nhân có công ty Deloite mời một chỗ làm phù hợp với chuyên ngành học tập, nên ở lại một thời gian làm việc lấy kinh nghiệm, nên chưa thể nói chuyện gia đình lúc này. Chưa hết chén trà anh Thành nhắc tôi mấy tuần nay không thấy gửi bài cho BlogE, rồi đi tiếp gửi thiếp mời. Đúng là cuối năm cũng hơi bận, nhưng tôi hứa là sẽ có bài. Bài này tôi viết một mạch từ 5 rưỡi chiều đến 7 giờ thì xong, nhưng hơi dài nên chia làm hai phần, dưới đây là Phần 1.

17 tháng 12, 2013

Tôi muốn có con sau này đi chăn bò

chan boMấy tháng trước mình viết bài thơ "Bố đừng mong mẹ về" kể về chuyện thằng con trai Ngưu Lang khuyên nhủ bố nó, trong đó có câu  kết: "Con sẽ cố học thật chăm thật giỏi/Để sau này nối nghiệp bố chăn trâu"(xem TẠI ĐÂY ). Hôm qua thấy trên TTO đăng bài có chung quan điểm nên mình đăng lại để bạn đọc bolgE cùng suy ngẫm. Bài viết này của tác giả Phan Nguyễn Như Ý (BBT)

Tôi nhớ cách đây gần mười năm, trong một bữa tiệc họp mặt đầu xuân, khi mọi người ai cũng bày tỏ nguyện vọng con mình sau này sẽ trở thành kỹ sư, bác sĩ hay ông này ông kia thì ông bác ruột tôi lại phán một câu xanh rờn làm mọi người chưng hửng:
- Tôi chỉ muốn con tôi sau này sẽ đi chăn bò!

16 tháng 12, 2013

Thơ tình tháng 12 (bài 2)

Ngày xưa các nhà thám hiểm đã mất bao công sức đi vòng quanh trái đất để chứng minh trái đất hình cầu, rồi nhà bác học Anbe Anhxtanh phát hiện ánh sáng đi theo đường cong. Ở tuổi U60 mình chợt nhận ra thời gian cũng trôi đi theo đường tròn. Chúng ta có thể phải chia tay, phải xa nhau khi tuổi còn trẻ, cuộc đời  mỗi người theo một ngả  nhưng nhất định trong đời chúng ta sẽ gặp lại nhau, cho dù mái đầu đã bạc. Đó chính là lý do mình viết bài thơ dưới đây để các bạn đọc tạm trong những ngày giá rét này (NCT)

HAI NGẢ ĐƯỜNG THỜI GIAN

Người đẹp

Nhà thơ Lò Ngân Sủn, dân tộc Giáy, nguyên Ủy viên BCH Hội Nhà văn,  hôm nay đã có tin từ trần, 16/12/2013. Với các bạn website này, các bạn không biết đến Lò Ngân Sủn, nhưng có lẽ có bạn biết tác phẩm của ông. Xin giới thiệu một bài thơ làm nên tượng đài của ông trong lòng đồng nghiệp và bạn đọc. Bài thơ: Người đẹp.
*
Người đẹp trông như tuyết
Chạm vào lại thấy nóng
Người đẹp trông như lửa
Sờ vào lại thấy mát
Người không khát-Nhìn thấy người đẹp cũng khát
Người không đói-Nhìn thấy người đẹp cũng đói
Người muốn chết-Gặp người đẹp
                                   lại không muốn chết nữa
    *                            
  Ơ!
Người đẹp là ước mơ
Treo trước mắt mọi người.

15 tháng 12, 2013

Ngày 15/12, kỷ niệm nhập ngủ

Ngày 15/12/1980, những bạn lớp E tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã trở thành quân nhân: Phúc Thắng, Xuân Hưng, Công Thành, Hồng Kỳ, Lương Bách. Những trường đại học khác không biết đi bộ đội ngày nào? Tại Trường Xây dựng, là Lê Văn Phụng, tại Thủy lợi là Đào Minh Hoàng, Mạnh Tĩnh và Kiêm Dũng, tại Bách khoa Hà Nội là: . Và còn một số bạn nữa... Các bạn Diện và Đình Tiến không  biết có đi dịp này không?
Không biết Minh Tiến có đi bộ đội không?
Hì... Một thời đã xa. Nếu bây giờ, mà Quốc hội thông qua cái luật dùng tiền thay nghĩa vụ thì không biết thế nào. Hồi đó, chúng tôi đi bộ đội mặc dù đã tốt nghiệp đại học, vẫn là tổng động viên. Cuộc chiến đấu ở biên giới Bắc và Tây Nam vẫn đang nóng bỏng...
nếu không có những ngày quân ngũ, có thể số phận của những người nhập ngũ đã khác rồi

9 tháng 12, 2013

Sao lại sợ về hưu?

Thanh Như
Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu với lao động nữ đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Ai cũng có lý. Có nhiều người hưởng ứng vì việc về hưu sớm có thể lãng phí sự cống hiến. Nhưng ý kiến không đồng tình cũng không ít, vì cần có chỗ cho giới trẻ cống hiến khi cử nhân kỹ sư thất nghiệp đang đông. Chưa kể việc quy định một số người lao động "đặc biệt” được làm việc thêm 5 năm có thể nảy sinh tiêu cực "chạy nghỉ hưu muộn” đối với những vị trí lãnh đạo…

Ghi chép trên những vỉa hè (1)

Hải Yến có một chùm bài kí ghi chép  tản mạn khi lang thang trên các vỉa hè phố nhỏ, phố to. Chép lại trên blog E, có thể những dòng viết của Hải Yến sẽ làm ngắn đi những khoảng thời gian đợi cơm trưa, đợi giờ nghỉ chiều, hay cả lúc … chờ người yêu của bạn đọc nào đó chăng?

TAM NAM CHÁO PHỞ QUÁN

  Cái tên mĩ miều này là do tôi đặt cho cái quán đó. Còn thực tế, nếu đến đây, sẽ chỉ thấy một tấm biển đơn sơ bằng vải chăng phía trên lối vào gửi xe: PHỞ CHÁO. Tôi gọi là “Tam nam cháo phở quán”, vì chủ quán này là … ba người đàn ông.

8 tháng 12, 2013

Chuẩn bị thành bố vợ

Đã làm bố làm mẹ, có con lớn ngoài 25 tuổi, chắc ai cũng mong ngóng ngày con mình thành "người lớn". Nhất là những gia đình có con gái đã 27 -28 tuổi. Vợ chồng mình cũng vậy. Con gái mình tuổi Hổ (sinh năm 1986) theo tuổi ta đã tròn 28 tuổi rồi, chuẩn bị bước sang tuổi 29 lại cao kều (cháu cao trên 170cm). Nóng ruột, mong có con rể qua đi mất, giục giã mãi nhưng nó cứ bình chân như vại. Đùng một cái nó dẫn người yêu về giới thiệu cách đây 3 tháng. Hôm nay Lễ ăn hỏi con gái mình đã được tổ chức tại gia đình. Đồng thời gia đình nhà trai cũng đã đề nghị tổ chức lễ thành hôn cho hai cháu vào ngày 22/12/2013  vì cả hai ông bố đều đã tham gia phục vụ quân đội nhiều năm. Vợ chồng mình cũng có kế hoạch tổ chức tiệc mừng lễ thành hôn của hai cháu vào hồi 17:00 ngày 20/12/2013 tại Salon2 Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Xin thông báo với bạn đọc BlogE và giới thiệu mấy bức ảnh chụp vội để các bạn cùng chia vui với vợ chồng mình nhé (NCT)

6 tháng 12, 2013

PISA 2012: Học sinh Việt Nam top 20

Hiệu Minh

Mầu xanh là VN. mầu đỏ là USA. Ảnh: từ màn hình của OECD.
Kết quả chung. Mầu xanh là VN. mầu đỏ là USA. Ảnh: OECD.

Các báo trong nước đồng loạt đưa tin, PISA 2012 vừa công bố kết quả khảo sát, theo đó, học sinh Việt Nam xếp thứ 17 về Toán trên tổng số 65 nước tham gia. Vị trí này cao hơn nước Mỹ và Vương quốc Anh. Chỉ thấy nói về Toán nên tôi hơi nghi ngờ.

ĐÀN ÔNG VIỆT

Trần Tuấn

Đàn ông Việt hay bị phụ nữ phương Tây chê, còn phụ nữ Việt lại được đàn ông phương Tây khen ngợi, mơ ước. Để giúp các bạn rõ thêm về điều này chúng tôi xin đăng tải bài viết của tác giả Trần Tuấn  phổ biến trên mạng cách đây gần 3 năm. Hy vọng bài viết  sẽ  lý giải được phần nào  nguyên ngân gây ra nỗi đau của cánh đàn ông Việt chúng ta. (BBT).
      Trong chuyến công tác Thụy Điển cách đây 10 năm, tôi có dịp trao đổi thân tình với các bạn quốc tế, những người rất yêu mến Việt Nam, một số đã từng công tác tại Việt Nam những năm 80 thế kỷ trước! Vì thế, tôi được lắng nghe nhiều tâm sự của họ về con người Việt Nam, đất nước Việt Nam (không về chính trị đâu nhé! nhân văn thôi!).

5 tháng 12, 2013

Thơ tình tháng 12

Lâu quá chẳng có hợp đồng nhờ làm thơ nào cả, thành thử không tìm được tứ và hình tượng thơ. Nhức đầu vì công việc, nhìn ra cửa sổ văn phòng thấy trời đất, cây lá ngập tràn nắng hanh vàng, đành thư giãn với bài thơ tình mới này vậy.(NCT)


TỰ NHIÊN

Trái đất quay quanh mặt trời
Làm nên bao điều kỳ lạ
Đông lạnh lẽo
Hè oi ả
Thu rực rỡ vàng
Xuân tươi xanh.

4 tháng 12, 2013

Mỗi tuần một tin lạ: Choáng ngợp trước lễ hội Bodypainting


Lễ hội bodypainting lớn nhất thế giới được tổ chức tại Áo đầu tháng bảy vừa qua đã thu hút nhiều họa sĩ và người mẫu từ khắp nơi đổ về. Tất cả cống hiến cho người xem những tác phẩm đẹp mắt.

Theo Huffingtonpost, từ 1998, trường phái vẽ nghệ thuật trên cơ thể được phổ biến tại thành phố Poertschach của Áo. Từ đó, nơi đây là nơi diễn ra các buổi trình diễn và thi đấu về nghệ thuật bodypainting lớn nhất thế giới.

3 tháng 12, 2013

PHẠM TIẾN DUẬT VÀ CHUYỆN “VÒNG ĐEN – VÒNG TRẮNG”

Nhân ngày giỗ cố nhà thơ Phạm Tiến Duật (4/12), chúng tôi xin đăng lại câu chuyện của hoạ sỹ Ba Tỉnh kể một giai thoại về ông, một chuyện cười ra nước mắt… (BBT)

Hồi mới nhập ngũ, Phạm Tiến Duật được giao nhiệm vụ làm giáo viên văn hóa ở trung đoàn 225. Ngày ấy, theo “quân lệnh”, cứ khoảng 9 giờ tối khi có tiếng kẻng là lính trong đơn vị phải nhắm mắt ngủ, trừ trực ban. Tối nọ, chính trị viên đại đội đi tuần tra bắt “quả tang” Phạm Tiến Duật đang che ánh sáng đèn để đọc vụng cuốn Kinh Thánh dày cộp. Sự việc tưởng chừng đơn giản nhưng Duật bị “đánh” lên bờ xuống ruộng, nghĩ lại mà rùng mình.

1 tháng 12, 2013

Có nên tìm mộ bằng ngoại cảm? Câu trả lời từ nước Mỹ

Phương Anh
Việc sử dụng ngoại cảm để tìm mộ ở VN hiện nay rất lộn xộn, thậm chí có cả lừa đảo, nhưng dường như nhà nước VN không đủ sức để kiểm soát. Gần đây VTV có một phóng sự gây xôn xao dư luận nhằm vạch mặt sự lừa đảo ấy, qua đó chỉ rõ được một "nhà ngoại cảm" lừa đảo là cậu Thủy, giờ đã bị tạm giữ để điều tra. Không ít người ủng hộ điều này, mạnh mẽ lên án sự lường gạt của những kẻ mạo danh để kiếm ăn, và đòi hỏi phải thắt chặt lại sự kiểm soát đối với hoạt động ngoại cảm để tránh cho người dân khỏi bị lừa.

30 tháng 11, 2013

Về sự kiện Bác Hồ về nước ngày 6/2/1941

Suy ngẫm về một sự kiện lịch sử, nhưng 2 người trong cuộc thì kể khác nhau. Chuyến về nước ngày 6/2/1941, Hồ Chí Minh đi cùng nhóm có Lê Quảng Ba, Đặng Văn Cáp, Phùng Chí Kiên, Hoàng Lộc và Thế An. Trong số này, Hoàng Lộc và Thế An chỉ là những người phục vụ, Phùng Chí Kiên hy sinh cuối năm đó. Sau này, ông Đặng Văn Cáp kể rằng, đoàn về nước này không đi qua cột mốc biên giới 108, mà được ông Vũ Anh và Hoàng Sâm (đã về từ trước đó để làm "tiền trạm") đón thẳng xuống gần hang Cốc Bó, sau đó Lê Quảng Ba và Hoàng Sâm mới đi tìm cơ sở.
Còn Lê Quảng Ba thì kể rằng, đoàn đi qua mốc biên giới 108, và Hồ Chí Minh còn cúi xuống đọc chữ ở cột mốc. Ông Lê Quảng Ba nói rõ, hai mặt cột mốc đều có chữ Tàu và chữ Pháp. Theo Lê Quảng Ba, đoàn đi đến nhà cơ sở (ông Máy Lỳ) rồi khi thấy nhà nghèo quá, Hồ chí Minh mới bảo đi ra rừng ở, ông Máy Lỳ chỉ cho đoàn cái hang Cốc Bó...
Điều lạ là 2 câu chuyện hồi tưởng này, của Lê Quảng ba và Đặng Văn Cáp, đều in trong sách "Bác Hồ với Việt Bắc", NXB Chính trị quốc gia, 2011.
Lê Quảng Ba sinh năm 1914, sau là Trung tướng; Đặng Văn Cáp sinh năm 1896, sau chỉ làm Chủ tịch Hội đông y VN... Hồi ký Lê Quảng Ba kể chi tiết hơn, nhưng không đưa ra nhân chứng nào, cứ như chỉ có ông biết mọi chuyện; còn ông Đặng Văn Cáp thì kể sơ sài thôi, nhưng lại có thêm nhân chứng là Hoàng Sâm và Vũ Anh. Tiếc thay đến nay tất cả các ông đều từ trần cả rồi...
Tôi đang đọc về thời kỳ Việt Minh, một thời kỳ có một đội quân trẻ trung thực sự vì lý tưởng cao đẹp là giải phóng dân tộc, gắn bó với nhân dân... Nhưng có đọc kỹ thì mới phát hiện ra nhiều điều băn khoăn, trên đây chỉ là một trong nhiều sự kiện...
Ghi chú thêm: Vũ Anh vào năm 1941 là Ủy viên Trung ương hoạt động ở Côn Minh, cùng với Phùng Chí Kiên. Hoàng Sâm sau là Thiếu tướng, hy sinh năm 1968.

Từ Washington DC nhỏ nghĩ về Hà Nội "to"

Khi tìm tư liệu để soạn bài nói chuyện với sinh viên về chủ đề quản lý quy hoạch thấy bài của tác giả Hiệu Minh đăng trên blog cá nhân ngày 14/05/2010. Chợt thấy áy náy quá. Mình đúng là điếc không sợ súng. Chuyên ngành đào tạo chính quy nhất là Kĩ sư nhiệt luyện mà được thử thách qua bao nhiêu nghề, từ sĩ quan vũ khí - đạn, đến nhà báo rồi chuyên viên quản lý dự án đầu tư nước ngoài và bây giờ là nhà quản lý quy hoạch, mà vị trí nào cũng được cấp trên khen là làm được việc. Mình thấy cần phải post lại bài viết của Hiệu Minh để các bạn thông cảm cho mình, mỗi khi thấy bức xúc về chuyện quy hoạch ở nước ta (NCT).

TỪ WASHINGTON DC NHỎ NGHĨ VỀ HÀ NỘI TO
  
Hà Nội chúng ta từng có hình vuông, thủ đô nước Mỹ có hình vuông. Hai thành phố cách nhau nửa vòng trái đất. Hà Nội đang mở rộng nên cần tìm hiểu đôi chút xem nước người làm gì để tránh những bài học đắt giá.

29 tháng 11, 2013

Định mệnh “Lá diêu bông”

Xin giới thiệu với bạn đọc câu chuyện rất thực do chính Cố Thi sĩ Hoàng Cầm kể lại khi còn sống, đã đăng trên trang Blog: Lethieunhon.com. Câu chuyện sẽ giúp đọc giả hiểu biết thêm về sự lãng mạn và tính dị thường của những người trời phú cho năng khiếu văn chương. (BBT)

Tôi thực sự cũng không hiểu vì sao mà tôi sớm bước vào cửa của tình yêu. Sớm quá! Có lẻ chỉ thua Môza một tí thôi! Từ 8 tuổi đầu, tôi đã say mê như người mười tám, đôi mươi say mê nhau. Lúc đó, tôi vẫn đi trọ học ở tỉnh. Vì nhớ mẹ cho nên cứ chiều thứ 4, thứ 7 hoặc những ngày lễ, tôi nghỉ học, đáp tàu từ ga Phủ Lạng Thương để 15 phút sau đã có mặt ở nhà, thường là buổi chiều, đã nắng xiên khoai rồi.

28 tháng 11, 2013

MAI HƯƠNG CŨNG CÓ MỘT CÕI THIÊN THAI

Mấy tháng của năm học mới thật bận rộn. Mai Hương ít có điều kiện đọc và viết ở blog E của các anh Chuyên Toán. Hôm nay vào đọc, thấy bài MƠ ĐẾN THIÊN THAI của anh NCT và comments của mọi người về một Cõi Thiên Thai, MH nhớ đến bài văn mình viết đã lâu, cũng có một Cõi Thiên Thai của riêng mình. Ai cũng có quyền MƠ về một Cõi Tiên như thế. Xin được trải lòng cùng các anh chị và độc giả.

AO LÀNG

Làng tôi không có nhiều ao tù con con đầy bèo tấm rải rác khắp nơi như mấy làng lân cận. Có bốn năm cái ao lớn gần như bao quanh làng. Bờ phía trong ao là nhà. Bờ phía ngoài ao là luỹ tre. Bởi vậy, làng tôi xưa không khác một hòn đảo là mấy. Nhưng người đi ngoài đường lớn nhìn vào thì không có cảm giác đó. Chỉ thấy xanh om tre trúc và đường ngõ quanh co dẫn vào làng.

26 tháng 11, 2013

Mỗi tuần một tin lạ: Cưới khoả thân - Tại sao không?

Mùa cưới đang rộ. Mỗi tuần được mời dự mấy đám cưới. Phong tục mỗi nơi một khác. Con gái mình cũng sắp cưới, thuê một bộ váy cưới mất 4 triệu trong một ngày. Chợt nhớ đến cảnh một số nơi người ta tổ chức cưới khoả thân chẳng cần phải quần áo. (Chắc ở những nơi đó không có cửa hàng cho thuê áo cưới). Xin giới thiệu với các bạn vài hình ảnh về những đám cưới khoả thân đó. Bạn nào muốn xem video quay trực tiếp thì VÀO ĐÂY (BBT)

Đám cưới nude tập thể
Vào ngày lễ Valentine năm 2012, 9 cặp đôi người Mỹ đã quyết định cùng nhau khỏa thân kết duyên chồng vợ. Họ quyết định cùng đeo nhẫn và trao cho nhau những nụ hôn ngọt ngào tại một đám cưới tập thể ngay cạnh bãi biển du lịch thơ mộng Negril, đảo Jamaica trong tình trạng "không quần áo".

Thơ tình tháng 11 (bài 3)

Có một bạn nữ không xưng tên, cũng không cho địa chỉ, đọc bài thơ HOA TÍM BẰNG LĂNG của tôi viết tặng Hải Yến, bỗng thấy tâm hồn rung động, rồi nhắn tin vào máy của tôi. Bạn ấy biết số điện thoại của tôi khi đọc HOA TÍM BẰNG LĂNG đăng trên tập san Sáng tác mới do Câu lạc bộ Thơ Công nhân thuộc Chi hội nhà văn công nhân xuất bản tháng 8/2013. Bạn nữ ấy khẳng định rằng, mình giống như “Những cánh hoa rụng tím mặt đường” trong bài thơ tôi viết. Chẳng lẽ bây giờ thơ vẫn còn lay động lòng người đến thế và cảm xúc chợt ùa về, tôi ngồi vào bàn viết ngay bài thơ này trong vài chục phút. Chẳng có địa chỉ để gửi tặng nữ độc giả yêu thích thơ tôi, đành đăng bài thơ lên blogE để các bạn cùng thưởng thức. Biết đâu, ở nơi nào đó, nữ đọc giả dấu tên sẽ đọc được bài thơ tôi viết tặng em (NCT).

25 tháng 11, 2013

TRƯNG CẦU Ý KIẾN BẠN ĐỌC BLOGE

Thân gửi độc giả blog E,
NXB vừa gửi cho tôi 3 phương án trình bày Bìa 1 cuốn thơ tiếng Pháp sắp in. Bìa lấy bối cảnh ảnh hoa Iris đã đăng trên BlogE bài Ao thu như đang ngủ. Tôi thấy 3 kiểu trình bày đều ổn cả, nên rất phân vân không biết quyết định chọn kiểu nào. Chợt nảy ra ý định trưng cầu ý kiến bạn đọc trên BlogE. Quy ước PA1, PA2, PA3 từ ngoài nhìn vào, từ trái sang phải. Phương án nào được nhiều like nhất sẽ được chọn.

24 tháng 11, 2013

Thơ Đường trong quan hệ Mỹ-Trung

Trần Đông Phong

Trong quan hệ Mỹ-Trung các cuộc viếng thăm cấp cao diễn ra khá thường xuyên kể từ khi tổng thống Mỹ lần đầu tiên thăm Trung Quốc năm 1972 tiếp theo sự kiện ngoại giao bóng bàn khi đội tuyển bóng bàn Mỹ đã có trận thi đấu giao hữu lịch sử với đội tuyển bóng bàn Trung Quốc tại Bắc Kinh năm 1971.

21 tháng 11, 2013

Nhân sự kiện tài liệu "Ban thẩm tra vụ việc của Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế cộng sản"

Tuần qua, Tạp chí Xưa và Nay của Hội Sử học Việt Nam có đăng một tài liệu đặc biệt, về việc Quốc tế cộng sản có lập một ban để xem xét các khuyết điểm của ông Nguyễn Ái Quốc thời kỳ hoạt động ở Trung Quốc, xem xét xem thực hư ông Nguyễn Ái Quốc đến Nga sau năm 1932 là như thế nào...
Tôi đã tham gia làm phim "Vượt qua bến Thượng Hải" kể về vụ Nguyễn Ái Quốc đi từ Hồng Công lên Thượng Hải năm 1932, rồi trốn ra phao số 0 lên tàu Nga để đi Vladivostoc, nên tôi rất quan tâm đến câu chuyện này. Bây giờ thì báo chí chính thống chính thức công bố tài liệu này...
Xin xem tài liệu đăng lại tại link TẠI ĐÂY
Nhân có sự kiện này, tôi có mấy chuyện về phim ảnh, liên quan đến tài liệu này muốn chia sẻ. Xin nói rõ thêm:

Bài thơ Đường trên bàn thờ nhà cô giáo tôi

Trần Đông Phong
            Từ bốn mươi năm nay vào dịp 20 tháng 11 hàng năm lớp chúng tôi vẫn thường đến thăm chúc mừng cô giáo chủ nhiệm 3 năm cấp II của chúng tôi. Cô tên là Tạ Thị Tuyết dạy văn chúng tôi các lớp 5i, 6g, 7g trường cấp II Trưng Vương, Hà Nội thời gian 1971-1974. Nhà cô trước ở đầu phố Nam Bộ, nay là đường Lê Duẩn, rồi chuyển đến khu Giảng Võ, sau lại chuyển đến khu Nam Đồng cho đến nay.

20 tháng 11, 2013

Điều thày Toán đã dạy

Hồi tôi học đại học, vào một cái lớp khoa Hóa mà 3 năm bị "giềng" học toán rất nặng, lại học một thày giáo dạy Toán rất nghiêm khắc, đó là thày Đinh Xuân Bá. Thày Bá sau này là Tổng giám đốc Tổng công ty Secoin, tay trắng lập nên một doanh nghiệp tư nhân gia đình có đóng góp rất lớn. Tôi đã viết một bài báo về thày Bá, đăng báo Diễn đàn doanh nghiệp. Thày Bá nói: Hàng chục bài báo viết về tôi, nhưng bài của cậu thì mọi người thích nhất, đúng là tôi nhất, tôi bảo mọi người rằng, đó là vì cậu là học trò của tôi...
Trong đời đi học, trước khi gặp thày Bá, dĩ nhiên thày Toán là người đã ảnh hưởng lớn đến cách nghĩ của không chỉ riêng tôi, mà đối với hầu hết lớp E cấp 3 hồi xưa. Tuy nhiên, trong đời làm văn làm báo, tôi chưa viết một chữ nào về thày Đặng Đình Toán.

19 tháng 11, 2013

LỜI CẢM ƠN CỦA MỘT CÔ GIÁO

Trong những ngày của tháng 11, nhất là những ngày cận kề ngày Nhà giáo Việt Nam như thế này, đó đây, ta thường nghe nhiều những lời chúc, những lời cám ơn thầy cô.
  Những lời tri ân hướng tới cô thầy, có khi là rất chân thành và sâu sắc của những người học trò 40 năm có lẻ, như những lời của các anh lớp E tới thầy Toán, cô Tâm. Cũng có khi đó mới là những lời “nói theo” người lớn của mấy trò Tiểu học.
  Nhưng có lẽ rất ít người được nghe những lời cám ơn của một thầy cô giáo nào đó tới những người không phải là học trò, cũng chưa phải đã thật thân thuộc, hơn nữa, lại chưa gặp mặt bao giờ.

Nghe Bộ trưởng Việt nói chuyện ở Ngân hàng Thế giới

Sáng nay vào trang Blog Hieuminh.org thấy có bài viết về Bộ trưởng  Bộ Kế hoạch và Đầu tư khá hay. Tác giả có một cách nhìn thật khách quan, không thiên vị, bởi Hiệu Minh không phải là một nhà báo Việt, ông đã sinh sống ở Mỹ nhiều năm nay. Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết này (BBT)

Mới đây, ở Mỹ, tại đại bản doanh trên tầng 13 sang trọng của Ngân hàng Thế giới (World Bank), có một vị khách là quan chức cao cấp của Việt Nam- ông Bùi Quang Vinh- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, đến thăm và trao đổi một chủ đề thú vị: “25 năm phát triển của Việt Nam, từ 1986 đến nay”.Thính giả tới nghe đông nghẹt cả hội trường.

18 tháng 11, 2013

Tạ ơn Thầy, nhớ ơn Cô

Sáng nay ngồi Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ ở Trường Đại học Kinh tế quốc dân, được mấy em học viên cao học tặng hoa lại nhớ đến các thầy cô ngày xưa đã dạy dỗ mình. Dịp 20 tháng 11 năm ngoái mình đã viết bài đăng BlogE, bày tỏ niềm cảm ơn sâu sắc của các cựu học sinh lớp E chuyên toán HH 72-75 đối với các thầy cô, đặc biệt là Thầy chủ nhiệm và Cô giáo dạy văn 40 năm trước. Giờ đây, muốn viết một bài khác mà không thể viết khác được, giống như bài thơ TÌNH BẠN mình viết cách đây đã 30 năm (mời xem TẠI ĐÂY), muốn viết thêm cũng không thể viết thêm được. Thế là đành lấy bài cũ ra đăng lại vậy. Giống như ôn bài ngày xưa thôi. Các bạn cùng đọc và tri ân các thầy cô giáo cũ của mình nhé (NCT)

17 tháng 11, 2013

CHỮ NGHĨA MÙA CƯỚI

Trần Thanh Tuấn
 
1. "Hôn nhân" cũng lắm rắc rối
Trong giao tiếp, từ Hán Việt "Hôn nhân" không phải là một từ lạ. Nó xuất hiện nhiều trong quá trình ngôn hành đặc biệt là trong mùa cưới. Tuy nhiên, xoay quanh một từ cứ ngỡ là quen thuộc này lại có nhiều vấn đề vẫn chưa được sự thống nhất cao trong cách hiểu, cách lí giải. Trong Từ điển Hán Việt (NXB Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tôn Nhan đã chú: Hôn 婚 (1) Lễ con gái lấy chồng, con trai lấy vợ, vợ chồng hòa hợp gọi là hôn nhân (2) Cha mẹ vợ cha mẹ chồng cũng gọi nhau là hôn nhân (thông gia) Nhân 姻 (1) Gọi chung họ hàng bên nhà trai (2) Hôn nhân. Thế nhưng tác giả Bửu Kế trong Từ điển Hán Việt từ nguyên do NXB Thuận Hóa ấn hành năm 2009 (tái bản) thì lại chú: - Hôn: cha vợ - Nhân: cha chồng Về sau trai gái kết duyên gọi là hôn nhân. (tr 828).

Những câu Kiều của Nguyễn Du dịch thơ Đường

Trần Đông Phong
Truyện Kiều của Nguyễn Du gồm 3254 câu được viết theo thể lục bát kể về cuộc đời chìm nổi của nàng Kiều xinh đẹp, tài hoa. Theo bản gốc chữ nôm Truyện Kiều được viết một mạch không chia đoạn. Việc đánh số câu và chia đoạn chỉ xuất hiện ở các bản phiên âm chữ quốc ngữ đời nay cho độc giả dễ theo dõi. Truyện viết liền một mạch, tuy nhiên khi nghiên cứu kỹ từng câu ta lại thấy có những câu có ý rất sát với những câu thơ cổ, thời Đường, Hán và có thể coi là các bản dịch các câu thơ cổ đó. Trong các bản Truyện Kiều đều có giải thích, trích dẫn và có những chỗ còn có ý kiến nhác nhau. Nhưng đến nay chưa có nghiên cứu nào tổng hợp riêng về đề tài này. Trước đây tôi đã lưu ý vấn đề này nhưng không viết ra. Gần đây có một số bạn nói nếu viết ra thì sẽ rất có ích. Nay tôi viết ra, trình bày dưới dạng bảng để tiện theo dõi. Mặc dù đã tra cứu kỹ, nhưng vẫn có một số câu chưa xác định được tác giả.  Có một số câu không phải là thơ Đường, tôi đã ghi rõ là cổ thi, Hán thi trong phần tên bài. Còn lại đều là thơ Đường.

14 tháng 11, 2013

Chứng chỉ tiếng Anh của anh đâu?

Sau mấy bài hơi có nhiều cái khó đọc, tôi đưa lên đây câu chuyện nhẹ nhàng của một bạn E kể. Tôi chỉ viết lại. Không nói ra, các bạn E biết ngay đây là ai... Bài đã viết trên FB, tôi đã xin phép NLB. 

Tôi có bạn là Giáo sư Tiến sĩ (N.L.B ) của một trường Đại học thuộc Vương quốc Thái Lan (Đại học mang tên Hoàng hậu Thái Lan tỉnh Chiềng Rai) về nước, sau 30 năm giảng dạy ở nước ngoài, anh quyết định về cống hiến sức lực cho đất nước. Anh chọn ngay một trường đại học dân lập ở tỉnh nhà, gần với thủ đô Hà Nội, để đến đặt vấn đề giảng dạy. Anh đã giới thiệu, mình bao nhiêu năm giảng dạy đại học ở Thái Lan, biết bao nhiêu thứ tiếng, có học vị gì, hướng dẫn luận án tiến sĩ cho bao nhiêu người rồi, công trình gì đăng ở tạp chí nước ngoài... giờ còn vài năm đến tuổi hưu, tính về nước, giảng dạy ở tỉnh nhà (gần Hà Nội, qua lại cũng dễ, về quê cũng dễ), công việc là chính, thu nhập thứ yếu, bao nhiêu cũng được. Và, điều quan trọng là, nếu có lớp giảng dạy bằng tiếng Anh, thì anh sẵn sàng. Hoặc tư vấn các vấn đề về một bộ môn liên ngành mới là kinh tế môi trường, quản trị doanh nghiệp... Vân vân...
Sau khi lắng nghe anh, vị đại diện phòng tổ chức nhà trường hỏi: Anh cho xem chứng chỉ tiếng Anh của anh?
Anh bạn buồn cười: Sao anh không xem cái gì khác.
Thì người này lại hỏi: Anh có chứng chỉ sư phạm không?
Anh bạn tôi bèn từ giã tỉnh nhà, cười chua chát.
(NXH)

13 tháng 11, 2013

Mạng xã hội đang “nói” với xã hội điều gì?

 Từ ngày có mạng xã hội, người ta có một công cụ giao tiếp tuyệt vời. Giờ đây, ai cũng có thể xuất bản một tờ báo, (từ xuất bản không hề có ngoặc kép, đó là xuất bản thực sự). Và như vậy, ai cũng có thể là nhà báo, cũng có thể trình bày ý kiến, lôi kéo người cùng tư tưởng, lập nhóm, lập hội thực sự trên mạng ảo.
Hãy lấy các blog và mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam là Facebook (FB) làm ví dụ. Người ta có thể viết, sáng tác, đưa ra bình luận, quảng cáo, thậm chí chửi bới nhau trên đó. Kết cấu lan truyền của mạng xã hội kiểu FB chỉ có thể liên tưởng với phản ứng hạt nhân. Có rất nhiều đánh giá khác nhau về mạng xã hội. Có cái nhìn tiêu cực (cấm đoán, cái chợ rác rưởi), có cái nhìn tích cực (công cụ vận động, quảng bá, xuất bản…).

Rượu bồ đào trong bài Lương Châu từ của Vương Hàn trên cái nhìn về sự giao thoa văn hóa của hai nền văn minh Lưỡng Hà và Hoàng Hà

Trần Đông Phong

          Tôi định dùng một cái tên ngắn hơn cho bài viết này, tuy nhiên một bài bài nghiên cứu cần có một cái tên như vậy, thay vì một cái tên ngắn gọn kiểu bài báo.

          Những người yêu thơ Việt nam từ lâu đều thuộc lòng bài thơ Lương Châu từ của Vương Hàn thời Đường:

          Lương Châu từ

       Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
       Tỳ bà dục ẩm thượng mã thôi
       Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
       Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

12 tháng 11, 2013

Đời sống vật chất và tinh thần của người Malagasy giống kỳ lạ với người Việt (Bài 4 của loạt bài Châu Phi da vàng)

nhà và ruộng của người Malagasy
Cộng đồng người Malagasy sinh sống trên đất nước Madagascar được cho là di cư từ khu vực Nam Đảo châu Á, gồm các dân tộc miền đảo như Indonexia, Malaysia, Australia… Hiện nay, do dòng nhập cư lâu đời và lai đa hệ, có 16 nhóm cư dân chính sinh sống…
Ngoài người da đen chủ yếu ở thành phố, còn lại đa số da vàng ở nông thôn, mật độ dân cư không dày (dân số 22 triệu người, diện tích đất nước gần gấp 2 Việt Nam). Điều đáng suy ngẫm và rất bất ngờ, khiến cho tôi có cảm tưởng đặc biệt, đó là đời sống người dân Malagasy giống kỳ lạ với người Việt. Đời sống biểu hiện ở tập quán làm lúa nước, làm nhà ở, tín ngưỡng thờ cúng, cách cải táng...

Giấc mơ của tôi và ông Quang Hưng

Hồi tôi (NXH) mới lên Hà Nội, con gái tôi vào lớp 2 trường Ba Đình, cùng học với con gái ông Quang Hưng. Hai con bé này học cùng nhau 1 năm, một đứa hay nói, năng nổ, một đứa hiền, chỉ cười và nghe. Hồi đó có câu chuyện bầu lớp trưởng lớp 2. Thày giáo thì có ý muốn cho một bạn làm lớp trưởng rồi, cả lớp bảo nhau bầu cho bạn mà thày bảo, con ông Quang Hưng vận động một nhóm bạn muốn bầu cho bạn khác. Thế là hình thành một sự "nổi loạn" nhỏ. Thày giáo có ý nói chuyện gì đó với ông Quang Hưng là phụ huynh. Giờ tôi cũng không nhớ rõ lắm nội dung câu chuyện. Không rõ có trách móc hay uốn nắn học sinh gì không?

11 tháng 11, 2013

Nước Nga của Lật đật, Matryoska và Putinka

Nhân dịp anh Pu Tin sang thăm nước Việt ta, BlogE xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của bác Hiệu Minh đã đăng trên mạng hồi tháng 3 năm ngoái khi Anh Tin nhà ta nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 3 (BBT)

Thời xưa mỗi lần đi qua Moscow, mình thường mua vài món quà lưu niệm.
Quà cho chị em ưa thích là búp bê lật đật, làm bằng nhựa, đẩy đi đẩy lại, sau một hồi lại đứng nguyên, không thể vật nằm xuống được. Người ta bảo nước Nga giống con lật đật, say rượu ngả nghiêng, nhưng dù gì thì vẫn đứng vững.

Chiếc lá cây trong gió bão


Trong sự quan tâm lo lắng chung tới tình hình ảnh hưởng của bão Hải Yến (Haiyan), đầu giờ sáng mở BlogE thấy bài thơ của anh Ngô Công Thành về Thơ tình trong ...bão, tôi lại nhớ đến một bài thơ tiếng Pháp mà tôi đã dịch trước đây về chủ đề lá cây trong gió bão. Trong nguyên tác đầu đề của bài thơ là “Chiếc lá cây” (La feuill). Bài thơ do Antoine Vincent ARNAULT (1766-1834) - Nhà viết kịch, nhà thơ người Pháp sáng tác. Thông điệp ở đây là Chiếc Lá dù bị gió bão dứt ra khỏi nơi ở trú ngụ của mình, bị bị cuốn đi khắp nơi, vẫn dũng cảm chịu đựng và cuối cùng vẫn có tìm ra con đường của mình.
(Trần Đông Phong)

Thơ tình trong ...bão



Những chiếc lá trên cành
Mang màu xanh sự sống
Ấp ủ niềm hy vọng
Toả bóng mát cho đời...

Bỗng sầm sịt đất trời
Lá níu cành quằn quại
Gió quật đi quật lại
Mưa xối xả phũ phàng.

10 tháng 11, 2013

Bài 3: Chúng ta đang mở cửa hay đóng cửa? (Có một châu Phi da vàng)

xe tay trên thành phố Andasibe cách thủ đô
khoảng 100 km
Tôi có mấy chuyến bay đến các nước rất đặc biệt, đó là những nước mà trong suy nghĩ của người Việt, là những nước nghèo, không ai cần phải đến đó. Người ta đi Thái, đi Mỹ, đi Châu Âu… sao mình lại đi đến những nước nghèo mà ở Việt Nam cũng mù tịt thông tin? Nói thế, thì hóa ra các nước giàu như Mỹ, Bắc Âu, Nhật… họ chả cần phải đi đâu? Có bạn còn thắc mắc, tôi bảo Madagascar nhiều điểm giống Việt Nam, vậy thì đi đến đó làm gì?
Có ra ngoài một ngày đàng, mới thấy mình còn hàng sàng ngu. Nói thật với các đồng bào yêu mến, rằng các bạn cũng như tôi thôi, đang sống trong những ngày ngu.
Chúng ta hàng ngày nói băm bổ, nói thuộc lòng về cái gọi là “mở cửa”, về “thế giới phẳng”, nhưng thật sự chúng ta không biết hành động trong cái thế giới ấy như thế nào cả. Nói “chúng ta”, tức là các bạn và tôi, thì cũng hơi oan, đúng hơn là những người có chức vụ cao hơn, có thể nói một lời có gang có thép. “Chúng ta” là những công dân không biết mình đang tối tăm.

Tin lạ: 5000 phụ nữ tự nguyện khỏa thân

Tuần này mưa bão, xem một video clip mát vậy.
Lạm bàn: Khối ông/bà trên mạng ra giọng cao đạo, bảo là khi có bão vào, không nên nói chuyện khác ngoài chuyện thương xót vùng bị bão. Vậy khi bão tan rồi, còn vô vàn cảnh đời đau khổ, sao không nói đi. Cứ lập luận như vậy thì rồi cuối cùng cái gì cũng thống nhất cao cả.
Tôi hiến các bạn video clip này, tại trang Tin lạ của Blog E
Hãy xem, phụ nữ Tây trút bỏ xiêm y trước mặt bọn đàn ông, biểu dương lực lượng. Chắc hẳn họ phải có triết lý nào vững chắc mới thuyết phục được họ như vậy?

9 tháng 11, 2013

Một châu Phi da vàng- 2. Đường phố bẩn hơn Hà Nội

Những bức ảnh giới thiệu Antananarivo, thủ đô Madagascar, trông rất nhiều màu sắc, đẹp rực rỡ với màu tím cây zakazanza, nhưng đó chỉ là bề ngoài, là sóng nổi trên bề mặt biển. Nhìn gần vào đường phố thủ đô, thấy ngay sự buông lỏng về vệ sinh môi trường và yếu kém về cơ sở hạ tầng. Hồ Anusy ở trung tâm thủ đô rất đẹp, nhưng đó là một cái hồ hầu như bỏ hoang. Mặt hồ có nước, nhưng các góc hồ thì tha hồ bèo rác. Nếu đi qua hồ phía Tây, ngọn gió mang theo mùi thối không thể chịu được. Tình hình này giống như các hồ Hà Nội những năm bảy mươi. Bức ảnh tôi chụp hồ Anusy đưa lên ở bài 1 là đã cắt cúp, nay post lại để bạn hình dung cảnh bờ hồ, cây cỏ, rác rưởi tự do mọc. Quanh hồ, ở một phía có cây và trồng hoa, nhưng hầu như không ghế đá, người da đen vô gia cư nằm ngả ngốn, ngồi vạ vật, xả rác và ăn uống, sinh hoạt tự do phóng túng.

7 tháng 11, 2013

Một châu Phi da vàng - 1.Thủ đô Hoa phượng tím

1. Thành phố Hoa phượng tím
đường phố với nhũng hàng
phượng tím
Nhiều bạn có thể đã đến Mỹ, hoặc dễ dàng đến châu Âu, nhưng chúng ta người châu Á thì chắc ít người đến châu Phi, nếu có đến, cũng chỉ có ở một vài nước và có khái niệm là châu Phi da đen. Khi xưa có một số đi Angola làm chuyên gia, sau này, hình thành cộng đồng lao động chui ở Angola. Đó là một nước Phi da đen nói tiếng Bồ ở Tây Phi. Cũng có một số đi lao động ở Lybi, một nước Bắc Phi...
Nhưng châu Phi có một nước duy nhất mà dân da đen là thiểu số, tất nhiên da trắng cũng rất ít, mà đại đa số là dân da vàng có gốc gác tổ tiên di cư đến đây từ chính Đông Nam Á. Ngày nay, do lai đa hệ, nhiều sắc da khác nhau, nhưng số da vàng vẫn là đa số.

Thơ của Nhà kế hoạch Lê Duy Phương

Lê Duy Phương (sinh năm 1939) đã có thơ đăng từ những ngày đầu miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ Nguyễn Công Trứ của ngành Kế hoạch và Đầu tư. Tuy anh đã từng là Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh, chuyên viên cao cấp nhưng tâm hồn lại rất thi sĩ. Khai bút 2004 anh đã viết:
Sáu mươi năm tuổi có gì đâu
Hình như tất cả mới bắt đầu
Kế hoạch làm thơ và viết báo
Ba nghề ba nghiệp mấy nông sâu.

6 tháng 11, 2013

Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo và mối tình"sét đánh"

Phan Duy Kha
Lịch sử khoa cử Nho học nước ta đã có 46 vị Trạng nguyên, trong đó, có 3 vị được phong là "Lưỡng quốc Trạng nguyên". Thứ nhất là Mạc Đĩnh Chi, thứ hai là Nguyễn Trực, thứ ba là Nguyễn Đăng Đạo.

Trạng nguyênNguyễn Đăng Đạo (1651 - 1719) quê ở làng Hoài Bão, tổng Nội Duệ, huyện Tiên Du (nay là xã Liên Bão, Tiên Sơn, Bắc Ninh) là một người tư chất thông minh, sáng láng. Năm 16 tuổi, ông thi đỗ Tam trường rồi được gia đình cho lên kinh đô Thăng Long học tập.
Trong thời gian học ở kinh đô, nhân ngày rằm tháng Giêng, tục gọi là Tết Nguyên tiêu, Đăng Đạo cùng vài đứa tiểu đồng đến chùa Báo Thiên vãn cảnh. Đến trước cổng chùa, ông thấy một cỗ xe hoa, xung quanh là đầy tớ theo hầu xúm xít. Từ trên xe bước xuống là một tiểu thư đài các. Chàng trai Đăng Đạo sững sờ trước vẻ đẹp của tiểu thư, chỉ biết theo gót chân nàng bước vào chùa.

5 tháng 11, 2013

Núi Đôi núi - Núi Đôi thơ

Ngô Văn Bình - Phạm Huy Tưởng
    Ai đã từng yêu thơ, đã từng cắp sách đến trường mấy mươi năm lại đây không thể không biết tới bài thơ Núi Đôi. Bài thơ đã được in đi in lại trong các tuyển tập thơ, được đưa vào sách giáo khoa và được ngâm, diễn trên sóng phát thanh, sóng truyền hình cả ngàn lần. Đó là một bài thơ hay, bài thơ mà nói đến thơ ca kháng chiến, thơ ca thời 9 năm không thể không nhắc tới... Bài thơ là câu chuyện tình trong chiến tranh giữa một anh bộ đội và một cô thôn nữ. Câu chuyện tình thật đẹp, thật thơ nhưng cũng thật xa xót, buồn thương, bi tráng. Câu chuyện tình thời chinh chiến của anh chiến sĩ tuổi đôi mươi và người con gái mới mười bảy "trẻ nhất làng" ấy đã và sẽ được người đời sau nhớ, thuộc dài dài.

Mỗi tuần một tin lạ: Kiểu tắm tập thể chỉ có ở Nga

Cuối năm 1990 đầu năm 1991 tôi được cử đi thực tập tại Nhà máy dụng cụ cắt Maxcova. Lúc đó Liên xô đã bước vào giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng. Chính trị bung bét, kinh tế suy thoái, đạo đức suy đồi. Dân Nga lúc đó đa phần rất căm ghét người Việt Nam. Họ nghĩ rằng chúng ta sang khuân hết hàng hóa của họ mang về nước. Thời đó tôi đã rất lấy làm lạ vì cách nghĩ, cách làm của những người đã xây dựng nên "thành trì" của Chủ nghĩa xã hội. Có thể đó là tính cách Nga chăng?

4 tháng 11, 2013

Trung Đông và văn minh Lưỡng Hà

Trần Đông Phong
          Hôm nay tôi vừa dự Hội thảo hợp tác Việt Nam với các đối tác Trung Đông và Bắc Phi. Bên lề Hội thảo tôi có gặp một số đại biểu đến từ khu vực này như là Iran, UAE, Irac, Arap Xê út, Cô Oét…. Các hoạt động của Hội thảo này có đưa tin trên TV và báo chí. Trong một phút cao hứng tôi đã giới thiệu bài thơ tôi làm về vùng đất Trung Đông này và tặng họ tập thơ đã phát hành có in bài đó. May mà mình có làm tiếng Anh nên việc trao đổi rất thuận lợi. Nói chung các bạn tỏ ra rất thích thú, có mấy bạn còn xin thêm vài quyển về để tặng lãnh đạo ở nhà và đề nghị mình ghi tên tặng cho một số chức danh cụ thể.

Thơ tình tháng 11 (bài 1)

Bạn Hiền Mai khi nhận xét bài Thơ tình tháng Mười (bài 3) đăng trên blogE tuần trước đã viết rằng, tôi có nhiều thơ tình mà bài nào cũng thật tâm trạng, không buồn nhớ thì "chơi vơi". Tôi thấy cần giải thích vì sao tôi làm nhiều thơ tình và vì sao thơ tình lại chứa nhiều tâm trạng đến vậy? Thực tế làm thơ tình khó hơn làm thơ thế sự, vì bên cạnh cảm hứng nó đòi hỏi phải có sự rung động thực sự của con tim thi sĩ. Vất vả lắm nhưng đời mình đã vướng nghiệp văn chương thì gỡ ra làm sao? Xin giới thiệu với bạn đọc bài thơ tôi vừa viết xong. (NCT)

3 tháng 11, 2013

Новость на Newsland: Историю лишат "великой социалистической" революции

Nhân kỉ niệm lần thứ 96 Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, chúng tôi xin giới thiệu bài viết đăng trên tạp chí Thời mới của Nga được dịch và đăng tải tiếng Việt trên Kichbu.blogspot.com để bạn đọc có thêm thông tin về sự kiện trọng đại này (BBT)

KHÁI NIỆM "CÁCH MẠNG XHCN THÁNG MƯỜI VĨ ĐẠI" SẼ KHÔNG CÓ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ NGA

 Trong sách giáo khoa lịch sử mới của Nga sẽ không có  khái niệm Cách mạng Tháng Mười riêng biệt với từ “vĩ đại” và "xã hội chủ nghĩa"  nó sẽ biến thành sự tiếp nối của "Cách mạng Nga vĩ đại" bắt đầu  vào tháng Hai năm 1917.

1 tháng 11, 2013

Từ Lý thuyết đến Thực hành

Tối qua tình cờ đọc được một truyện ngắn do Vũ Trọng Phụng viết cách đây hơn 75 năm (1937) đăng trên tờ Tao Đàn số 7 ngày 1/6/1939, mới thấy nhà văn thời xưa tài quá, tài đến thế là cùng. Đọc truyện của ông mà trong lòng dâng đầy khoan khoái, thấy như cái nước mình vẫn đứng nguyên tại chỗ trong vòng 75 năm qua thì phải. Vậy là không thể kìm nén cái sự "sung sướng" lại được mà phải post lên đây  ngay để bạn nào chưa đọc thì  hãy đọc, bạn nào đã đọc rồi thì đọc lại để cùng nhau suy ngẫm. (BBT)

TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC HÀNH

Vũ Trọng Phụng
 Anh ta là một người Âu hoá. Thiên hạ kêu: chưa đủ. Riêng anh, anh tự cho đã Âu hóa hoàn toàn.
Ở Pháp về, anh chỉ giao thiệp với người Tây, chỉ yêu quý có người Tây, nhất là ông Chánh văn phòng của anh. Anh lại chỉ có nói tiếng Tây thôi, cho dẫu là những khi anh nói với những đồng bào mũi tẹt. Những việc ấy dễ, bởi không tốn tiền.

31 tháng 10, 2013

Tìm mộ qua nhà ngoại cảm - Tin hay không tin?

Khi đã có hàng chục ngàn liệt sĩ được đưa về quê hương qua phương pháp tìm mộ bằng ngoại cảm, VTV và các phương tiện thông tin đại chúng mới lên tiếng về sự thiếu tin cậy của phương pháp này. Người ta đổ lỗi cho các nhà ngoại cảm thiếu cơ sở khoa học, cho niềm tin mù quáng của thân nhân những người đã hy sinh. Bao nhiêu năm qua những nhà quản lý đã làm hết trách nhiệm chưa? thông tin và truyền thông ở đâu? Sao không có một biện pháp nào quyết liệt ngăn chặn việc tìm mộ bằng phương pháp không có gì đảm bảo chắc chắn này để đỡ mất tiền của và công sức của nhân dân? Trong khi những bài báo ca ngợi khả năng kì diệu của con người về những điều tâm linh mà khoa học chưa thế giải thích đăng tràn lan trên các mặt báo?

Hiệp sỹ De Villegaignon và chiến dịch giải cứu nữ ấu chúa An-ba

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về Nữ hoàng Anba cũng như những bài thơ liên quan đến bà, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của dịch giả Trần Đông Phong về chiến dịch giải cứu nữ ấu chúa Anba (Maria Stuart) vào năm 1548 (BBT)

Nicolas Durand De Villegaignon (1510-1571) được phong tước Hiệp sỹ từ năm 10 tuổi. 60 năm tuổi đời, 50 năm binh nghiệp phục vụ trong hải quân Pháp hoàng chưa hề nếm mùi thất bại trên chiến trường dù là hoạt động trên Địa Trung Hải lặng gió như tiễu trừ cướp biển, can thiệp vào Bắc phi (Algieri, Tripoli), đụng độ với Otoman ở Malta, trên đất liền ở Hungary hay là vượt trùng dương xa xôi Đại Tây Dương tới Brasil trong kế hoạch Nam cực của Pháp hoàng.

Thơ của Nữ hoàng An ba (Maria Stuart)

Marie Stuart (1542-1587): Nữ hoàng Scotland, Hoàng hậu nước Pháp, sinh ra tại Linlithgow, Scotland, chưa đầy 6 tuổi được đưa sang Pháp sống từ 1548-1561, mất tại Fotheringhay, England. Mary để lại vài bài thơ bằng tiếng Pháp. Những bài thơ này  được đánh giá cao như là tác phẩm kinh điển lớn và liệt vào kho tàng văn học Pháp. Dưới đây là một bài trong số đó. (TĐP)

30 tháng 10, 2013

Người anh của cô gái “Màu tím hoa sim” kể chuyện

Thiên Minh

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng, có em chưa biết nói
Tôi người Vệ quốc quân
yêu nàng như tình yêu người em gái...
Một chiều cuối đông, tôi tìm đến khu tập thể “nhà binh” trên phố Liễu Giai (quận Ba Đình, TP.Hà Nội) thăm Trung tướng Phạm Hồng Cư, anh trai thứ hai của nhân vật “nàng” trong “Màu tím hoa sim” của nhà thơ Hữu Loan, tìm hiểu thêm câu chuyện cảm động về người con gái trong tác phẩm thơ đạt kỷ lục của Việt Nam với bản quyền trị giá 100 triệu đồng.

29 tháng 10, 2013

Kể chuyện người già

Dạo này hay mộng mị, hay mơ bay... Hôm nọ đi khám bệnh, bác sĩ là một anh bạn cũ. Hôm nay post lên Facebook, kể chuyện đó bằng... văn vần, có bạn trên FB phán luôn: Bệnh già. Ngẫm thấy đúng, đúng là bệnh già. Bài này bắt chước tiền nhân làm theo thể "điệp từ" đọc cho vui thôi. Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại vua Trần Nhân tông có bài thơ điệp từ rất hay, nhưng nhà vua đi chơi ngắm cảnh, còn mình thì đi khám bệnh, hi hi... Nội dung trên FB như sau:

Mỗi tuần một tin lạ: Trần như nhộng để được mua hàng miễn phí tại siêu thị

Hăng trăm người trần như nhộng tụ tập nhau đến một siêu thị mới mở ở Đức để mua sắm, do siêu thị này có chương trình mua sắm miễn phí cho khách hàng khỏa thân.

Rất nhiều người đã cắm trại trước siêu thị Priss ở Süderlügum, North Frisia từ ngày hôm trước với hy vọng mình sẽ là một trong số 100 người may mắn được mua hàng miễn phí với hóa đơn trị giá đến 270 Euro.